Bitcoin: "Tiền bẩn" theo đúng nghĩa đen?

Bitcoin: "Tiền bẩn" theo đúng nghĩa đen?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:26 21/05/2021

Elon Musk đã nói về ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường của việc đào tiền ảo, và các chính phủ đang bắt đầu để ý

Ngành công nghiệp đào Bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đồng nghĩa với việc thải ra môi trường lượng khí nhà kính rất lớn
Ngành công nghiệp đào Bitcoin tiêu tốn rất nhiều năng lượng, đồng nghĩa với việc thải ra môi trường lượng khí nhà kính rất lớn

Tại bờ hồ Seneca bang New York, một Quỹ đầu tư tư nhân mua lại một nhà máy than ngừng hoạt động và cải tạo nó để đốt khí tự nhiên. Sau đó nhà máy này trở thành một thứ giống như là lai tạp giữa nhà máy điện và mỏ đào bitcoin”

Greenidge Generation Holdings, công ty đứng sau nhà máy này, lên kế hoạch niêm yết trong năm nay, nói rằng nó muốn trở thành “công ty đào Bitcoin đại chúng duy nhất với nguồn năng lượng riêng”.

Trong một bài thuyết trình với nhà đầu tư, công ty nói rằng đường dẫn khí tự nhiên trực tiếp tới hệ thống của Empire Pipeline giúp họ đào coin với chi phí chỉ $3,000/BTC - tỷ suất lợi nhuận rất lớn kể cả sau khi giá Bitcoin rơi tự do xuống còn $40,000 bởi quy định cấm từ phía Trung Quốc.

Công ty nói rằng họ tự hào vì không dùng than. Họ đang tính tới việc mua nhiều nhà máy điện hơn và đẩy mạnh quy mô. Tuy nhiên, các nhà hoạt động môi trường không ủng hộ việc đốt nhiên liệu hóa thạch để đào tiền ảo, và đang thúc đẩy các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ các dự án như vậy để hạn chế khí nhà kính.

Diagram showing how cryptocurrencies are mined and why they need energy to do it

Nhưng không ai lại có tầm ảnh hưởng đến độ độc hại của Bitcoin như Elon Musk, người từng thích Bitcoin đến nỗi đã tích trữ hơn 1.5 tỷ số tiền này trong công ty Tesla của mình.

Musk nói rằng ông đã thay đổi suy nghĩ, và ngưng nhận thanh toán cho xe bằng Bitcoin. Ông cho rằng tiền ảo là một ý hay và có tương lai tươi sáng, nhưng nó không thể đánh đổi bằng môi trường.

Câu nói đã nhận nhiều ý kiến trái chiều từ tín đồ Bitcoin, nhiều người trong số đó đã giàu lên nhờ nó và xem nó là tương lai của tiền tệ. Họ tố Elon Musk thờ ơ với các phương pháp đào tiền, hay muốn bảo vệ lợi ích với các chính phủ lớn. Một đồng tiền ảo mới tên “FuckElon” cũng đã xuất hiện.

Elon Musk, left, signs a cardboard cut-out of himself during a visit to a Tesla factory under construction in Germany

Với các học giả nhiều năm nghiên cứu nhu cầu năng lượng của Bitcoin, Musk lại nói sự thật, bất chấp cách cư xử khá hài hước của ông. Đây là vấn đề đến bây giờ vẫn chưa được để tâm bởi các chính phủ, các tổ chức môi trường lớn, và các ngân hàng đang đứng đầu hoạt động tiền ảo.

“Chỉ riêng đào Bitcoin tốn điện ngang với một quốc gia châu Âu tầm trung”, theo giáo sư Brian Lucey từ Đại học Trinity Dublin (Ireland). “Đây là lượng điện rất lớn. Nó là kinh doanh bẩn. Nó là tiền bẩn.”

Các cơ quan kinh tế đang bắt đầu để ý điều này. ECB cho rằng khí thải carbon của việc đào tiền ảo là một vấn đề đáng quan ngại. Trong một báo cáo đầu tháng, ngân hàng trung ương Ý nói hệ thống thanh toán của Eurozone, Tips, có lượng carbon thấp hơn 40,000 lần Bitcoin trong năm 2019. 

Chính việc muốn biết chính xác được Bitcoin ô nhiễm như nào đã trở thành một ngành công nghiệp. Lần tính toán gần nhất của Đại học Cambridge về chỉ số tiêu thụ điện của Bitcoin cho biết đào Bitcoin ăn 133.68 terawatt điện trong một giờ - và đã tăng liên tục trong 5 năm. Nó xếp trên Thụy Điển (131.6 TWh) trong năm 2020, và dưới Malaysia một chút (147.8 TWh).

A bar chart of annual energy consumption showing Bitcoin is expected to consume half as much energy as the UK.

Số liệu thực tế có thể cao hơn rất nhiều; trường hợp xấu nhất theo Cambridge, khi dân đào Bitcoin dùng máy tính hiệu năng thấp nhất có thể để kiếm lời, là rất xa so với con số trên do giá Bitcoin đã tăng mạnh. Vấn đề ở đây là: giá bitcoin tăng dẫn đến nhiều người đào hơn, và cũng có nghĩa là đào với thiết bị cũ, kém hiệu quả hơn cũng mang lại hiệu quả tài chính (như đồ thị).

Line chart showing electricity consumption has risen as price incentives have increased

Giá cao hơn cũng bắt các thiết bị đào khó tìm chỗ đứng hơn. Giới hạn cho tiêu thụ điện của Bitcoin là 500 TWh/năm. Nước Anh tiêu thụ khoảng 300 TWh. Khoảng 65% mỏ Bitcoin đến từ Trung Quốc, và than chiếm 60% nguồn năng lượng ở đây.

Đương nhiên sẽ có bất đồng ý kiến với số liệu này, và tất cả nghiên cứu đều chấp nhận yếu tố không chắc chắn. Michel Rauchs, một nghiên cứu sinh từ Cambridge, cho rằng một phần hoạt động đào Bitcoin từ Trung Quốc sử dụng thủy điện. Khoảng 75% người đào dùng năng lượng tái tạo, nhưng chỉ chiếm 40% tổng tiêu thụ năng lượng. Một số hoạt động có thể nằm ngoài mạng lưới, dẫn đến khó khăn trong việc quan sát. Tuy nhiên, sự can thiệp toàn cầu để cắt giảm tiêu thụ năng lượng sẽ là vấn đề sống còn.

Donut chart showing that though 76% of surveyed miners say they use renewables as part of their mix, only 39% of total energy consumption comes from renewables

Làm việc quá tải

Tiêu thụ điện là một “điểm nhấn” của Bitcoin, nhưng không phải là lỗi. Việc nó tách biệt với hệ thống tài chính và chính phủ toàn cầu khiến nó phải có cách tạo niềm tin và bảo mật. Tuy nhiên đây vẫn là đặc tính yêu thích của những người muốn ẩn danh hoặc qua mặt các ngân hàng trung ương.

Nó tạo bảo mật bằng cách thưởng cho những người đào Bitcoin qua việc giải các câu đố trên blockchain. Những câu đố này đủ khó để ngăn hacker hay các thành phần bất chính chiếm quyền kiểm soát, và giải càng nhanh thì phần thưởng càng nhiều. Việc này cần máy móc rất mạnh để đạt công suất tối đa.

May cho dân đào Bitcoin là với năng lượng rẻ và thiết bị hiệu năng cao, việc này thường đáng công sức bỏ ra. Giá Bitcoin đã giảm khoảng $30,000 từ đỉnh tháng trước, nhưng đã tăng hơn 200% từ cuối năm 2020 và 1,000% từ năm 2019.

Engineers install mining rigs at a cryptocurrency mining farm in Russia

Bitcoin không phải tiền ảo duy nhất ăn nhiều năng lượng, nhưng vẫn tốn nhiều nhất. Những đồng khác như litecoin, ether, hay ngay cả dogecoin cũng tiêu hao rất nhiều.

Một nghiên cứu từ tháng 3/2020 bởi báo Joule cho rằng Bitcoin chiếm 80% vốn hóa của khoảng 500 đồng tiền ảo, và khoảng 2 phần 3 năng lượng sử dụng. Những đồng tiền ít được để ý khác dù không đóng góp nhiều bằng Bitcoin, cũng đủ tạo ảnh hưởng tới môi trường.

Một số tiền ảo khác đang muốn chuyển sang mô hình tiết kiệm hơn: một hệ thống chuyển tiền tới bên xác minh, và bên đó sẽ dùng tiền làm thế chấp. Trong trường hợp lừa đảo, bên xác minh có khả năng mất phần của mình, tạo lập niềm tin qua hệ thống này thay vì dùng năng lượng. Đồng Ether đang nghiên cứu chuyển sang mô hình này trong 2 năm trở lại đây, nhưng gặp nhiều vấn đề kỹ thuật. Elon Musk cũng đã cảnh báo về khả năng ủng hộ tiền ảo khác tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Một phiên bản xanh hơn của Bitcoin là có khả thi. Các mã nguồn của nó có thể chuyển sang cơ chế tiêu tốn ít năng lượng hơn, và cả phần blockchain của nó cũng phải đi theo quy tắc khác. Tuy nhiên, dân đào sẽ phải chuyển sang cách mới. Người trong ngành cho biết cộng đồng bitcoin đầy rẫy những bất đồng sẽ rất khó đồng tình với cách này.

Các cách khác, như dán nhãn “bẩn” hay “sạch” dựa trên nguồn năng lượng, sẽ khó để kiểm chứng, và tạo ra hệ thống Bitcoin hai cấp độ.

“Bitcoin có thể là công nghệ đột phá đầu tiên mà không tạo hiệu quả”, theo Tiến sĩ Larisa Yarovaya, giảng viên tại Đại học Southampton (Anh). “Nó nên chết đi vì lợi ích toàn cầu và để cái khác thay thế. Nó ăn nhiều điện hơn cả một quốc gia.”

Phân tích của Yarovaya nhận nhiều chỉ trích từ các tín đồ Bitcoin. Tuy nhiên, bà vẫn không nản lòng. “Nó là lẽ đương nhiên. Giá bitcoin cao không thể biện cớ cho tiêu thụ điện. Nó là tài sản đầu cơ. Nó không tạo nên lao động ổn định. Nó không được dùng rộng rãi để thanh toán.”

Những mối lo này vẫn chưa gây chú ý cho các tổ chức môi trường lớn. Tổ chức Friends of the Earth nói rằng vẫn đang cố nắm bắt vấn đề. Điều tương tự cũng được phía Greenpeace phản hồi, trong khi nhánh tại Mỹ của tổ chức này bắt đầu nhận đóng góp Bitcoin từ năm 2014. Sau khi được phía Financial Times hỏi đáp, Greenpeace nói sẽ hủy bỏ việc này.

Vấn đề thẩm định

Các vấn đề môi trường vẫn không ngăn được một bộ phận ngân hàng đầu tư tham gia vào mảng này, dù nhiều bên cam kết phát triển bền vững: Citigroup nói rằng công ty đang nghiên cứu có thể làm gì trong dịch vụ tiền ảo; Goldman Sachs mở lại giao dịch phái sinh bitcoin; và Morgan Stanley tính đến mở dịch vụ quỹ Bitcoin. Không có ngân hàng nào bình luận về tiêu thụ năng lượng.

Yarovaya nói rằng các công ty lái sang mảng tiền ảo đã “thẩm định” cho thứ tài sản này, đẩy giá lên cao và gián tiếp tăng tiêu thụ năng lượng. Bà cũng cho rằng người mua cũng phải chịu trách nhiệm cá nhân cho vấn đề này.

Nigel Topping, một người được bổ nhiệm bởi chính phủ Anh để làm việc với doanh nghiệp về vấn đề môi trường, nói rằng Bitcoin sẽ chưa được nhắc tới tại các buổi tranh luận môi trường, nhưng nó đang trở thành vấn đề thực sự trong chính sách. Theo ông, cái gọi là “chứng thực làm việc - proof of work” là chứng thực cho việc đốt nhiên liệu, và đi ngược lại với những gì ta đang cố gắng thực hiện.

Liên hiệp quốc cũng đang tìm cách ngăn việc tiền ảo cản trở tiến độ giải quyết biến đổi khí hậu và đang ủng hộ cho “Hiệp định Khí hậu Tiền ảo”, khởi xướng bởi Viện Rocky Mountain. Nhóm này muốn các dự án blockchain trong tương lai phải được thiết kế để tiêu thụ ít năng lượng hơn. 

Max Boonen, cựu nhân viên ngân hàng và sáng lập nền tảng giao dịch tiền ảo B2C2, cho rằng có chi phí tới môi trường từ ngành này, nhưng lại được cân bằng lại nhờ tác dụng “kháng kiểm duyệt”.

Những người tham gia vào thị trường tiền ảo có lo về tiêu thụ năng lượng không? “Không hề!”, theo Boonen. “Bất cứ ai trong đây đều thấy thoải mái về tác động tới môi trường. Nếu nghĩ đây là vấn đề thì đừng tham gia.” Tuy vậy Boonen vẫn tự nhận là một nhà môi trường học. Ông bù lại cho khí thải bằng việc từ thiện.

Tín đồ Bitcoin vẫn tin là lợi ích nhiều hơn tác hại, cho rằng tiền ảo tạo nền tảng cho hệ thống tài chính tương lai. Một số còn cho rằng mạng lưới Bitcoin còn có tác dụng phổ biến hóa năng lượng tái tạo.

Các ngân hàng và công ty quản lý tài sản với nhu cầu dịch vụ tiền ảo đang tìm kiếm thứ gì đấy bù lại được cho khí thải. Năng lượng tái tạo là một giải pháp, nhưng vẫn sẽ gặp chỉ trích do lấy đi năng lượng sạch từ các bộ phận khác. Sau nhiều cuộc biểu tình của cư dân và các tổ chức phi chính phủ, dự án Greenidge sẽ mua tín dụng carbon để bù cho lượng khí thải của mình. Công ty cam kết “khám phá và đầu tư vào các sáng kiến năng lượng tái tạo khắp cả nước”.

Mandy DeRoche, một luật sư của Earthjustice, cho rằng mua tín dụng carbon không có ý nghĩa gì khi nhìn vào lượng khí nhà kính thải ra, và có vẻ đây là lúc cần thêm chế tài. Bà không quan tâm Bitcoin có thể làm gì hay giá trị như nào. Thứ duy nhất bà quan tâm ở đây là việc đào Bitcoin cực kỳ không hiệu quả và tốn năng lượng.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ