Các cuộc đàm phán Brexit chỉ đóng vai trò đổ thêm dầu vào lửa. Trên thực tế tương lai của đồng Bảng Anh đã vô cùng u ám.
Theo dự báo, Vương quốc Anh sẽ là một trong những nền kinh tế có mức thu hẹp lớn nhất(-9.87%) trên thế giới vào năm 2020, quốc gia này cũng không thể phục hồi hoàn toàn trong 2 năm tới.
Một số dữ liệu kinh tế gần đây đã cung cấp sự lạc quan không đúng chỗ, vì các dữ liệu mạnh mẽ này phản ánh một nền kinh tế vừa mở cửa trở lại và sự hỗ trợ tạm thời của chính phủ (ví dụ: chương trình “Eat Out to Help Out”, khuyến khích người dân ăn tại các nhà hàng) hơn là sự phục hồi bền vững. Dữ liệu sản xuất công nghiệp và chế tạo được công bố vào thứ Sáu tuần này dự kiến sẽ cho thấy sự sụt giảm tháng thứ 16 liên tiếp so với cùng kỳ năm ngoái, chứng tỏ rằng sự suy giảm kinh tế của Vương Quốc Anh đã bắt đầu từ lâu trước khi đại dịch giáng một đòn chí mạng.
Nhiều biện pháp kích thích hơn nữa, từ cả chính sách tiền tệ và tài khóa là điều rất cần thiết, nhưng các nhà hoạch định chính sách đang bị hạn chế bởi thâm hụt cán cân vãng lai và gánh nặng nợ công quá lớn. Khi lợi suất thực âm giảm sâu hơn nữa cộng hưởng với những yếu tố vừa kể trên thì gần như không thể tránh khỏi việc đồng Bảng sẽ trượt dốc thê thảm.
Nhưng mức giá hiện tại dường như không phản ánh đúng tình trạng trầm trọng của GBP. Đồng bạc đang có giá trị ngang bằng với đồng euro và đắt hơn JPY (theo số liệu sức mua tương đượng của IMF).
Cơ hội được phản ánh trong số liệu thống kê vị thế: khối lượng Short đầu cơ GBP khổng lồ của một năm trước đã hoàn toàn biến mất. Ngược lại, chỉ số “GBP Pain” của Citi FX đang cho thấy khối lượng vị thế mua ròng lớn nhất trong hơn hai năm qua.
Và tất cả những điều này xảy ra khi Vương quốc Anh bước vào giai đoạn cuối cùng và quan trọng của các cuộc đàm phán Brexit, với tư thế gồng mình chiến đấu, bất chấp những tiến bộ mờ nhạt đã đạt được cho đến nay. Tôi không có hiểu biết sâu sắc về các cuộc đàm phán, nhưng lịch sử cho thấy bất kỳ thỏa thuận nào cũng đều có khả năng đạt được vào thời điểm cuối cùng. Vẫn còn đó những rủi ro lớn về một trận đại hồng thủy cho đồng GBP (ví dụ như thỏa thuận Brexit cứng) hoặc ít nhất cũng là biến động giá cũng như sự không chắc chắn sẽ xảy ra.
Một trong những yếu tố hỗ trợ lớn nhất cho đồng bảng Anh đến thời điểm hiện tại là truyền thống lâu đời về một xã hội tốt đẹp và nhà nước pháp quyền đáng tin cậy của Vương quốc Anh. Đây là điểm đến tuyệt vời của những người nước ngoài giàu có từ các quốc gia kém ổn định hơn trên thế giới lui tới. Điều này kích hoạt nhu cầu buy the dips nếu đồng bạc giảm sâu, nhưng chiến lược này sẽ khó khả thi và có thể tạm dừng trong một vài tháng cho đến khi kịch bản Brexit rõ ràng hơn.
Kết luận: đồng Bảng Anh đang trong giai đoạn rất tiêu cực do các yếu tố vĩ mô, và thậm chí có thể suy yếu hơn nữa vì Brexit. Và cuối cùng, số ca nhiễm tại Anh đang tăng vọt do nước này mở cửa trở lại các trường học vào mùa hè.
Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Bitcoin vẫn duy trì quanh mốc $90,000 trong tuần qua. Trong khi đó, Bitwise đã nộp đơn xin cấp phép ETF đa tiền điện tử và Chủ tịch SEC Gary Gensler đã ám chỉ về việc từ chức.
Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).