Các dịch bệnh cũng góp một phần lớn thay đổi lịch sử nhân loại.

Các dịch bệnh cũng góp một phần lớn thay đổi lịch sử nhân loại.

00:36 19/05/2020

Lịch sử đã chứng minh, giai đoạn hậu đại dịch có thể xuất hiện nhiều sự thay đổi trên thế giới. Dịch bệnh cũng góp phần lớn thay đổi lịch sử nhân loại.

Tác động dài hạn không phải lúc nào cũng khủng khiếp

Đại dịch là một phần không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển kinh tế của loài người. Mạng lưới thương mại toàn cầu và các siêu đô thị đã làm cho xã hội trở nên giàu có nhưng mặt khác cũng dễ bị tổn thương hơn, điều mà có thể thấy rõ từ các đế chế cổ xưa đến nền kinh tế toàn cầu hội nhập hiện nay. Tác động của covid-19 sẽ rất khác so với các dịch bệnh trong quá khứ, khi mà dân số nghèo hơn nhiều so với xã hội ngày nay và hiểu biết về virus và vi khuẩn còn hạn chế. Cái giá phải trả cũng sẽ khác nhiều với các đại dịch trong quá khứ như đại dịch Cái chết đen hoặc đại dịch cúm Tây Ban Nha. Mặc dù vậy, sự tàn phá trong quá khứ sẽ giúp chúng ta hình dung phần nào về cách mà nền kinh tế toàn cầu có thể thay đổi do hậu quả của coronavirus.

Mặc dù cái giá phải trả cho dịch bệnh là vô cùng đắt đỏ, nhưng tác động lâu dài về kinh tế không phải lúc nào cũng như vậy. Dịch bệnh Cái chết đen đã cướp đi sinh mạng của khoảng một phần ba đến hai phần ba dân số châu Âu, để lại những vết sẹo kéo dài. Dịch bệnh cái chết đen (bệnh dịch hạch) khiến diện tích đất trồng trọt cao hơn nhiều so với số lượng công nhân làm việc trên các đồn điền đó. Sự khan hiếm đột ngột sức lao động giúp tăng quyền lực thương lượng cho công nhân và góp phần vào sự sụp đổ của nền kinh tế phong kiến.

Hình 1: Tỷ lệ tài sản được nắm giữ bởi 10% người giàu nhất giảm trong giai đoạn sau dịch bệnh Cái chết đen minh chứng cho sự suy giảm bất bình đẳng kinh tế (Nguồn: sciencemag)

Ở một khía cạnh khác, dịch bệnh đã góp phần giúp Tây Âu bước vào một thời kì phát triển đầy hứa hẹn. Thu nhập thực tế của công nhân châu Âu tăng mạnh sau đại dịch liên tục từ năm 1347 đến năm 1351. Trong thời kỳ tiền công nghiệp, thu nhập cao hơn thúc đẩy dân số tăng nhanh hơn, khiến thu nhập quay trở lại mức bền vững (theo nghiên cứu của Thomas Malthus). Nhưng ở một số vùng của châu Âu, các nghiên cứu của Malthus lại tỏ ra không phù hợp ngay cả sau khi đại dịch đã qua đi. Nico Voigtländer, thuộc Đại học California, Los Angeles, và Hans-Joachim Voth, hiện thuộc Đại học Zurich, cho rằng thu nhập cao dẫn đến chi tiêu cho hàng hóa được sản xuất tại các thành phố nhiều hơn, và do đó tăng tỷ lệ đô thị hóa. Bệnh dịch đã kéo các khu vực của châu Âu ra khỏi tình trạng cân bằng tiền lương thấp và tỉ lệ đô thị hóa thấp, giúp thúc đẩy sự phát triển của thương mại, và tiếp theo đó là công nghiệp và kinh tế.

Điều tương tự cũng xảy ra sau đại dịch cúm Tây Ban Nha, đã càn quét khắp thế giới và cướp đi sinh mạng của 20 triệu người (năm 1918), và tiếp tục tăng lên 100 triệu người (năm 1920). Các nền kinh tế công nghiệp đầu thế kỷ 20 đã không còn bị ràng buộc bởi học thyết của Malthusian. Mặc dù vậy, theo Elizabeth Brainerd thuộc Đại học Brandeis và Mark Siegler thuộc Đại học bang California, các tiểu bang Hoa Kỳ bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi căn bệnh này đã phát triển nhanh hơn sau đó. Sau khi nghiên cứu một loạt các yếu tố kinh tế và nhân khẩu học, họ thấy rằng cứ thêm một người chết trên tổng số 1000 người khiến thu nhập thực tế bình quân đầu người hàng năm trong thập kỷ tiếp theo tăng ít nhất 0.15 điểm phần trăm. Mặc dù số người chết do Covid-19 có thể là quá thấp để tăng lương thực tế, nhưng nó có thể buộc các công ty phải nắm bắt các công nghệ mới để vận hành trong bối cảnh các nhà kho và văn phòng đều vắng bóng người, ảnh hưởng lâu dài đến tăng trưởng và năng suất.

Mặc dù vậy, xét một cách thấu đáo thì hậu quả kinh tế do các đại dịch gây ra là tiêu cực một cách rõ ràng. Sự liên kết của các thành phần kinh tế đã giúp dịch bệnh lây lan, và phải chịu hậu quả từ đó. Trong thời kỳ Đế chế La Mã, mức độ chuyên môn hóa cao và thương mại đã nâng thu nhập lên mức mà con người đã không thể đạt được trong hơn một thiên niên kỷ, và điều này dường như cũng tạo điều kiện cho sự lây lan của bệnh. Nền kinh tế La Mã đã bị giáng một đòn mạnh vào cuối thế kỷ thứ hai khi bệnh đậu mùa bùng phát và tàn phá đế chế này. Một thế kỷ sau, bệnh dịch hạch Cyprian, thường có triệu chứng như sốt xuất huyết, đã khiến nhiều thành phố La Mã trở nên hoang vắng, và trùng hợp thay, nó cũng gây ra sự suy giảm mạnh và vĩnh viễn trong hoạt động kinh tế, được các nhà khoa học đo lường bằng số lượng tàu đắm (một đại diện cho khối lượng giao dịch) và mức độ ô nhiễm chì (được tạo ra bởi hoạt động khai thác khoáng sản). Thương mại giảm dẫn đến một thời kì thu nhập giảm sút và chấm dứt sự thống trị của các đế chế phương Tây.

Gần đây nhất, hoạt động thương mại đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh do dịch cúm Tây Ban Nha, bắt đầu vào những tháng cuối của Thế chiến I trong kỉ nguyên toàn cầu hóa công nghiệp hóa đầu tiên của loài người. Covid-19 cũng có thể tấn công vào giai đoạn cuối của một thời kỳ dài hội nhập toàn cầu vốn bị đe dọa bởi sự cạnh tranh quyền lực của các siêu cường một cách nhanh chóng như vậy. Bối cảnh là không giống nhau, và thương mại không có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề như trong những năm 1910. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu các nhà sử cho rằng đại dịch là một trong số những hậu quả của toàn cầu hóa mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự kết thúc của kỉ nguyên toàn cầu hóa.

Đại dịch tạo nên dấu mốc phân cách trong lịch sử, chúng cũng có thể xác định chính xác sự dịch chuyển thịnh vượng và may mắn sang một số quốc gia hoặc khu vực. Cái chết đen giúp thu nhập thực tế trên khắp châu Âu được nâng lên. Nhưng sự thịnh vượng của người châu Âu sau đó đã chuyển hướng, và dịch bệnh lại đóng một vai trò trong quá trình đó. Bệnh dịch đã quay trở lại lục địa già vào thế kỷ 17 gây nên những đợt sóng chết người. Ảnh hưởng của những đợt dịch bệnh này rất khác nhau trên khắp châu Âu, theo quan điểm của Guido Alfani, thuộc Đại học Bocconi ở Milan. Ví dụ, mặc dù ít hơn một phần mười dân số Anh và xứ Wales đã bị mất vì bệnh dịch hạch, nhưng hơn 40% người Ý có thể đã chết vì căn bệnh này trong suốt một thế kỷ. Trong khi dân số Ý khi đó đã bị suy giảm nghiêm trọng và tốc độ đô thị hóa sụt giảm, thì phía tây bắc châu Âu vẫn tiếp tục được hưởng lợi từ tăng trưởng dân số và đô thị hóa bất chấp đại dịch. Sức chống chịu của ngân sách tại Ý bị ảnh hưởng nặng nề, cũng như các ngành công nghiệp dệt may ở miền bắc Italy, miền bắc và miền nam châu Âu bắt đầu thay đổi theo những quỹ đạo kinh tế khá khác nhau.

Hình 2: Cái chết đen (1347 – 1351)

Dịch bệnh không phải định mệnh

Trong trận chiến chống lại Covid-19, các quốc gia làm chủ vận mệnh của họ nhiều hơn so với thời kì quá khứ tiền công nghiệp. Chính phủ có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm hơn về cách quản lý dịch bệnh. Những cách ứng phó khác nhau với căn bệnh này là một chỉ báo về năng lực lãnh điều hành của nhà nước, và như là một nguyên nhân tiềm ẩn của sự phân kỳ kinh tế trong tương lai. Lịch sử cho thấy các đại dịch thúc đẩy các xã hội theo hướng này hay hướng khác một cách rõ ràng và có quan hệ nhân quả. Chúng ta không thể biết những hiệu ứng dài hạn có thể có của dịch covid-19, nhưng chúng ta có thể cảm nhận được một điều gì đó chắc chắn sẽ xảy ra.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ