Các đợt phong tỏa mới gây tác động gì đến nền kinh tế?

Các đợt phong tỏa mới gây tác động gì đến nền kinh tế?

Nam Anh

Nam Anh

Senior Economic Analyst

10:27 16/01/2021

Các quốc gia giàu có đã trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm thiểu chi phí kinh tế của những đợt phong tỏa trên diện rộng.

Những lệnh phong tỏa vào mùa xuân năm ngoái, mà ở đỉnh điểm bao phủ hơn một nửa dân số thế giới, đã gây ra một cuộc suy thoái trên diện rộng. Vào tháng 4, sản lượng kinh tế toàn cầu thấp hơn 20% so với trong điều kiện bình thường. Khi các ca lây nhiễm covid-19 lại tiếp tục gia tăng, các nước giàu đang buộc phải áp dụng một đợt đóng cửa khác. Pháp thực hiện phong tỏa vào tháng 11, Ý đóng cửa nền kinh tế trong Giáng sinh, và Anh rơi vào tình trạng phong tỏa toàn quốc vào ngày 6 tháng 1. Nhiều vùng của Nhật Bản hiện cũng được đặt dưới tình trạng khẩn cấp. Tình hình ở Mỹ, nơi chính quyền tiểu bang và địa phương, không phải chính phủ liên bang, chịu trách nhiệm chính về các lệnh lưu trú tại nhà, phức tạp hơn. Một thước đo về mức độ nghiêm ngặt của các lệnh phong tỏa cho thấy rằng hiện nay chúng có mức độ chặt chẽ tương tự như giai đoạn mùa xuân 2020.

Những đợt phong tỏa mới nhất sẽ lại ảnh hưởng đến nền kinh tế - nhưng, có lẽ, mức độ không quá khủng khiếp. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs, đã lập luận rằng trong trường hợp của Anh, “mức độ nhạy cảm của hoạt động kinh tế đối với các lệnh hạn chế do covid-19 đã giảm đáng kể kể từ lần phong tỏa đầu tiên”. Trong nghiên cứu được công bố vào ngày 8 tháng 1, HSBC lưu ý rằng sản lượng công nghiệp của Đức “đã kéo dài sự phục hồi trong tháng 11, không bị nản lòng bởi đợt đóng cửa mới nhất”. Báo cáo việc làm của Hoa Kỳ cho tháng 12, được công bố cùng ngày, cho thấy số việc làm giảm lần đầu tiên kể từ tháng 4 - một kết quả đáng buồn khi hàng triệu người vẫn chưa có việc làm. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế tần suất cao khác, chẳng hạn như chỉ số chi tiêu của người tiêu dùng, đang ở tình trạng tốt hơn so với hồi mùa xuân.

Sẽ mất một thời gian trước khi các số liệu GDP chính thức xác nhận sự dẻo dai ngày càng tăng của thế giới giàu có đối với việc phong tỏa. Nhưng trong một bài báo gần đây, Nicolas Woloszko của OECD, một tổ chức tư vấn cho các quốc gia giàu có, sử dụng dữ liệu tìm kiếm của Google để xây dựng ước tính hàng tuần về GDP cho các nền kinh tế lớn, đã cho thấy 1 tín hiệu khá tươi sáng. Vào tháng 4, các nền kinh tế này đã hoạt động với khoảng 80% công suất. Bây giờ họ đang chạy ở mức hơn 90% (xem biểu đồ). Ba yếu tố chính giải thích sự cải thiện: sự sợ hãi của cộng động đang giảm dần; chính sách của chính phủ được hiệu chỉnh tốt hơn; và sự thích ứng của các doanh nghiệp.

Hãy phân tích yếu tố đầu tiên trước- sự sợ hãi. Vào tháng 3 và tháng 4, khi số ca nhiễm Covid-19 là không xác định, nhiều người đã phản ứng bằng cách tự cách ly trong nhà của họ. Phân tích cuộc khảo sát của YouGov cho thấy vào tháng 4, hơn 60% số người được hỏi ở các nước giàu lo lắng về việc nhiễm virus. Tuy nhiên, khi hiểu rõ hơn về những gì họ có thể làm để tránh bị nhiễm bệnh, và cũng có lẽ là do sự mệt mỏi sau những đợt phong tỏa, mọi người đã sẵn sàng đi ra ngoài và làm nhiều việc hơn.

Tỷ lệ những người bày tỏ lo lắng về việc nhiễm covid-19 đã giảm xuống còn khoảng 50% trong tháng 11. Dữ liệu từ Google cho thấy ở nhiều quốc gia, mọi người đang di chuyển trong các không gian công cộng nhiều hơn so với khi bắt đầu đại dịch. Điều đó đã khiến một số cơ quan y tế công cộng phải vò đầu bứt tai. “Việc phong tỏa hiện tại gần như không ảnh hưởng nhiều đến khả năng di chuyển (và các sự tiếp xúc) như ... vào tháng 3,” trích từ một bài thuyết trình của các nhà khoa học ở Ontario vào tháng 12. Các tờ báo của Anh và Mỹ đề cập đến từ “tụ tập bất hợp pháp” thường xuyên gấp 5 lần so với thời điểm mùa xuân.

Việc người dân càng sẵn sàng bất chấp các mệnh lệnh của chính phủ có lẽ càng làm trầm trọng thêm sự lây lan của virus, bất kể lợi ích kinh tế của nó (các mệnh lệnh của chính phủ). Nhưng yếu tố thứ hai sẽ giải thích khả năng phục hồi của các nền kinh tế trong thời gian này khi việc điều chỉnh chính sách của chính phủ đang giúp giảm thiểu những sự đánh đổi. Các quan chức đã tìm ra biện pháp phong tỏa nào ít tốn kém nhất về kinh tế - vì vậy hiện nay ít muốn đóng cửa trường học hơn so với hồi mùa xuân, thay vào đó đẩy mạnh các chỉ thị đeo khẩu trang và xét nghiệm lượng khách quốc tế, cả hai đều không gây ra nhiều rắc rối cho bất cứ ai. Nhiều nước đã noi gương Đức, nơi nhiều công trường xây dựng được phép mở cửa trong đợt lây nhiễm đầu tiên. Pháp đã tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, với sản lượng trong lĩnh vực này hầu như không giảm trong tháng 11 và đã tăng vào tháng 12.

Lý do thứ ba cho khả năng phục hồi liên quan đến sự thích ứng của các doanh nghiệp. Việc đột ngột chuyển sang làm việc từ xa là một cú sốc đối với nhiều người thường làm việc trong văn phòng, họ bị mắc kẹt với máy tính cũ và gần như chẳng có gì khác. Kể từ đó, các công ty đã đầu tư nhiều hơn cho việc nâng cao năng suất ngay cả khi đối mặt với những lệnh hạn chế. Từ tháng 3 đến tháng 10, Anh đã nhập khẩu lượng máy tính xách tay trị giá 4.7 tỷ bảng Anh (6 tỷ USD), nhiều hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019. Một bài báo gần đây của Nick Bloom từ Đại học Stanford và các đồng nghiệp phân tích hồ sơ bằng sáng chế của Mỹ phát hiện ra rằng đại dịch đã “Đã chuyển hướng đổi mới sang các công nghệ mới hỗ trợ họp mặt trực tuyến, kết nối từ xa và tương tác từ xa”.

Các doanh nghiệp với đặc thù tiếp xúc nhiều với người tiêu dùng thậm chí còn phải làm nhiều hơn nữa để đối phó. Các câu lạc bộ nhạc jazz hay nhất của New York hiện cung cấp các buổi phát trực tiếp đến tận phòng khách của khách hàng. Khi ở trong một trang trại ở miền đông nước Anh, 1 người được hỏi đã mua một bữa ăn từ Gujarati Rasoi, một cửa hàng bán đồ ăn Ấn Độ cách đó tới 92 km ở London, 1 xu thế chung khi nhiều nhà hàng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ giao hàng trên toàn quốc. Ở Anh, tỷ lệ các công ty mở cửa kinh doanh vào cuối năm ngoái không thấp hơn so với vào mùa hè, thời điểm các lệnh hạn chế được nới lỏng hơn nhiều, theo dữ liệu chính thức. Đó không phải là trường hợp của các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, nhưng một con số doanh nghiệp lớn hơn vẫn tiếp tục mở cửa so với mùa xuân năm ngoái.

Sự bền bỉ của nền kinh tế trước làn sóng phong tỏa mới nhất có một số ý nghĩa. Khi virus bắt đầu lây lan, các chính phủ có ý định đóng băng nền kinh tế. Nhưng theo thời gian, rõ ràng là các hoạt động kinh tế đã thích nghi với cú sốc của đại dịch. Điều này có nghĩa là các chính phủ cần phải làm ít hơn, thay vào đó bằng cách hỗ trợ tài khóa — mà thực tế, chính xác là kế hoạch của họ vào năm 2021.

Hơn nữa, vì 1 lượng nguồn lực ít hơn không được sử dụng trong đợt cách ly mới nhất này, nó sẽ gây ra ít những tác động lâu dài hơn. Điều đó có thể cho phép sản xuất tăng nhanh hơn khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ. Các nhà phân tích tại ngân hàng Morgan Stanley dự đoán GDP của Mỹ sẽ quay trở lại xu hướng trước đại dịch vào cuối năm nay. Dĩ nhiêu còn rất nhiều chướng ngại vật có thể ngăn cản hướng đi đó. Tuy nhiên, dù điều gì xảy ra, nền kinh tế đã trải qua đại dịch sẽ trông rất khác so với nền kinh tế đã bỏ lại nó phía sau.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ