Các quyết sách của Donald Trump có thể gây nhiều bất ổn?

Các quyết sách của Donald Trump có thể gây nhiều bất ổn?

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:11 07/11/2024

Sự trở lại của Donald Trump với các chính sách gây tranh cãi có thể đẩy cao lạm phát, nợ công và làm trầm trọng thêm vấn đề khủng hoảng nhập cư. Quốc hội phải khéo léo ngăn ông khỏi các kế hoạch thiếu thực tế, thay vào đó hướng đến các giải pháp khả thi hơn. Sự hợp tác giữa hai đảng là yếu tố sống còn để kiểm soát nhiệm kỳ mới của ông và bảo vệ các giá trị dân chủ đang bị đe dọa.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Michael R ở Bloomberg.

Donald Trump không phải lựa chọn của tôi cho vị trí Tổng thống. Thực tế, tôi từng khuyến khích cử tri bỏ phiếu cho Kamala Harris. Nhưng Trump đã chiến thắng một cách minh bạch, và chúng ta cần chấp nhận để tiến lên.

Đảng Cộng hòa vừa trải qua một đêm bầu cử thành công, giành quyền kiểm soát Thượng viện và có khả năng chiếm ưu thế ở Hạ viện. Tuy nhiên, lợi thế nhỏ này không đồng nghĩa với một sự ủy nhiệm rõ ràng đến từ cử tri. Để giải quyết các thách thức lớn của quốc gia, cần có sự hợp tác từ cả hai đảng.

Điều đáng nói là, ở hầu hết các vấn đề mà cử tri coi là ưu tiên, những đề xuất của Trump có thể làm tình hình tệ hơn. Quốc hội cần hướng Trump tránh xa những quyết sách kém hiệu quả và đề xuất những phương án khả thi hơn. Trump cũng cần hiểu rằng, những chiến lược hiệu quả trong chiến dịch tranh cử chưa chắc sẽ phù hợp khi áp dụng vào điều hành đất nước.

Lấy ví dụ về lạm phát, mối lo hàng đầu của cử tri. Các kế hoạch của Trump như tăng thuế quan toàn diện, cắt giảm thuế không công bằng, làm suy yếu đồng USD đều có thể đẩy giá cả tăng cao, trong khi Fed đã nỗ lực kiểm soát lạm phát. Thực hiện bất kỳ yếu tố nào trong chương trình này sẽ là không thận trọng, nhất là khi điều này có thể làm tăng khoản nợ quốc gia lên thêm 15 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới.

Các nhà lập pháp, kể cả các thành viên Đảng Cộng hòa, có thể sẽ phản đối con đường này. Quốc hội có quyền lực từ chối đề xuất thuế quan trên diện rộng của Trump và có thể đề xuất các loại thuế hợp lý hơn, tập trung vào an ninh quốc gia và quyền tiếp cận thị trường. Sửa đổi chính sách cắt giảm thuế năm 2017 sắp hết hạn, chẳng hạn như nâng thuế doanh nghiệp cùng với những quy định khấu trừ cao hơn, có thể là một giải pháp hợp lý. Thành lập một ủy ban tài khóa cũng sẽ giúp tìm ra những giải pháp khó khăn để ngăn chặn khủng hoảng ngân sách sắp tới.

Về vấn đề nhập cư, các kế hoạch của Trump cũng còn nhiều thiếu sót. Dù có thể thừa nhận rằng tình hình tại biên giới hiện đang lộn xộn, nhưng ý tưởng trục xuất hàng loạt của Trump sẽ rất tốn kém và kìm hãm tăng trưởng kinh tế, trong khi không giải quyết được tận gốc vấn đề. Quốc hội nên tái khởi động một nỗ lực cải cách lưỡng đảng, tập trung vào các chính sách thực tế như tạo điều kiện nhập tịch cho sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Mỹ, kết hợp với các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn. Họ cũng nên thúc giục Trump tập trung vào những chính sách đã tỏ ra hiệu quả từ nhiệm kỳ trước, như Chính sách Bảo vệ Người di cư, và tránh những phát ngôn dễ gây căng thẳng không cần thiết.

Ưu tiên cuối cùng là ngăn chặn tình trạng tham nhũng từng xuất hiện trong nhiệm kỳ đầu của Trump. Tổng thống có quyền thực hiện các mục tiêu chính sách, nhưng không thể tự đặt ra quy tắc riêng. (Phán quyết gần đây của Tòa án Tối cao có thể cho phép Trump mở rộng quyền hành, nhưng điều này có thể sẽ bị thách thức tại tòa án.) Công chức nên làm đúng bổn phận của mình và sử dụng quyền tố giác nếu họ bị yêu cầu thực hiện các hành vi sai trái. Báo chí và các tổ chức giám sát cần cảnh giác với các vi phạm tài chính có thể xảy ra, còn Quốc hội cần thông qua những luật hợp lý, vừa đáp ứng mối quan tâm của cử tri Trump, vừa phản đối ông khi cần thiết, như cách Mitch McConnell đã làm trong nhiệm kỳ đầu của Trump. Đảng Cộng hòa không nên để tổng thống phá vỡ các nguyên tắc của nền dân chủ Mỹ.

Về phía Đảng Dân chủ, họ cũng nên tự hỏi vì sao lại để thua trước Trump, một ứng viên 78 tuổi không được lòng phần đông cử tri. Việc cố che giấu sức khỏe suy yếu của Tổng thống Joe Biden cho đến khi điều lộ rõ trên truyền hình trực tiếp, cũng như việc chọn Kamala Harris, người từng thất bại trong cuộc tranh cử trước đó, làm ứng viên, đều không phải quyết định khôn ngoan.

Dù thế nào, hiện tại đất nước cần phải đối diện với thực tế là Trump đã trở lại, và cần có các biện pháp để kiềm chế những hành động vượt giới hạn của ông thêm một lần nữa.

Xử lý một tổng thống có khuynh hướng bất chấp là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng đó là trách nhiệm chung của cả hai đảng.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

"Hoạ sỹ kỳ diệu" Donald Trump đã "vẽ" lại bản đồ chính trị nước Mỹ ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

"Hoạ sỹ kỳ diệu" Donald Trump đã "vẽ" lại bản đồ chính trị nước Mỹ ra sao?

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua đã tạo nên một bức tranh chính trị mới, khi các xu hướng ủng hộ đã dịch chuyển một cách đáng kể trên toàn quốc. Những thay đổi này hứa hẹn sẽ định hình lại cục diện chính trị và tương lai của nước Mỹ trong nhiều năm tới.
USD và Fed: Hai thái cực trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

USD và Fed: Hai thái cực trong nhiệm kỳ thứ hai của Trump

USD đang tăng mạnh trở lại với viễn cảnh nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump, tạo ra những biến động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, sự hồi sinh này cũng đối đầu với những chính sách lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang, khiến giới đầu tư phải dự đoán và điều chỉnh chiến lược của mình trước các tín hiệu kinh tế đầy biến động.
Các quyết sách của Donald Trump có thể gây nhiều bất ổn?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các quyết sách của Donald Trump có thể gây nhiều bất ổn?

Sự trở lại của Donald Trump với các chính sách gây tranh cãi có thể đẩy cao lạm phát, nợ công và làm trầm trọng thêm vấn đề khủng hoảng nhập cư. Quốc hội phải khéo léo ngăn ông khỏi các kế hoạch thiếu thực tế, thay vào đó hướng đến các giải pháp khả thi hơn. Sự hợp tác giữa hai đảng là yếu tố sống còn để kiểm soát nhiệm kỳ mới của ông và bảo vệ các giá trị dân chủ đang bị đe dọa.
Hành trình kỳ diệu của Donald Trump: Từ "kẻ bị kết án" đến "Tổng thống lớn tuổi nhất" của nước Mỹ
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Hành trình kỳ diệu của Donald Trump: Từ "kẻ bị kết án" đến "Tổng thống lớn tuổi nhất" của nước Mỹ

Donald Trump đã trở lại sân khấu chính trị Mỹ, vượt qua hàng loạt bê bối pháp lý để một lần nữa giành chiến thắng trước sự ngỡ ngàng của nhiều người. Hành trình tái xuất của ông là minh chứng cho sự kiên định và khả năng xoay chuyển tình thế trong nền chính trị đầy biến động.
Kế hoạch chính sách đối ngoại của Donald Trump: Sự bất ổn có chủ đích
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Kế hoạch chính sách đối ngoại của Donald Trump: Sự bất ổn có chủ đích

Donald Trump đã luôn nổi bật với một chính sách đối ngoại mang đậm dấu ấn cá nhân và sự khó lường, điều này thể hiện rõ qua những bước đi đầy tranh cãi nhưng không kém phần quyết đoán. Trong kế hoạch của mình, ông không chỉ nhấn mạnh đến việc củng cố sức mạnh của Mỹ mà còn thách thức các chuẩn mực quốc tế, gây dựng mối quan hệ với các đồng minh thông qua các đòn bẩy kinh tế và chính trị. Bất chấp những rủi ro từ các chính sách thiếu sự ổn định lâu dài, Trump vẫn khẳng định rằng đó là cách duy nhất để Mỹ bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì vị thế trên trường quốc tế.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ