Cách tiền điện tử mất đi giá trị
Nguyễn Hà Trang
Junior Analyst
Sự sụp đổ của FTX đã đặt ra câu hỏi về tương lai của công nghệ này.
Nếu mọi người ngừng sử dụng tiền điện tử, nó sẽ mất hét giá trị. Thế nhưng hành trình này có nhiều điều thú vị hơn đích đến cuối cùng. Sự sụp đổ của FTX sẽ khuyến khích nhiều cá nhân thay đổi hướng đầu tư của mình. Vậy điều gì sẽ xảy ra khiến mọi người từ bỏ crypto?
Để giải đáp câu hỏi trên đòi hỏi chút kiến thức về cơ chế hoạt động của ngành công nghiệp tiền điện tử. Nền tảng của tiền điện tử là blockchain ghi chép các giao dịch, thông qua việc phát hành các token. Hệ thống blockchain Ethereum xác thực các dòng code, qua đó giúp mọi người tự phát hành token hoặc thậm chí xây dựng ứng dụng của chính họ. Một trong số đó là stablecoin như USDT và các token như Uniswap, kiểm soát các giao thức tài chính phi tập trung (DeFi). Các blockchain và token chính được xây dựng dựa trên Ethereum như stablecoin chiếm tới 90% vốn hóa thị trường tiền điện tử. Các doanh nghiệp crypto lớn đã được xây dựng trên nền tảng này, bao gồm các sàn giao dịch, quỹ đầu tư và các nền tảng cho vay.
Để đánh sập cả thế giới crypto cần giết chết các lớp blockchain nền móng, tiêu diệt thị trường từ dưới lên. Chúng sẽ sập đầu tiên, và cả nền công nghiệp sẽ từ đó sụp đổ theo như trò chơi tháp gỗ Jenga. Hoặc thị trường có thể bị bào mòn từng lớp ở trên, cho tới những lớp cuối cùng.
Đánh từ dưới lên là một điều cực kỳ khó, và càng khó hơn khi BTC và ETH đều có giá trị lớn. Để loại bỏ blockchain cần có 51% quyền kiểm soát hệ thống máy tính, hoặc giá trị token đã được stake cho các giao dịch. Các mã token càng có giá trị thì càng cần nhiều năng lượng để tấn công và kiểm soát một blockchain PoW như Bitcoin, và cần càng nhiều tiền để xử lý một blockchain PoS như Ether. Giá trị bảo mật các blockchain, ước tính dựa trên số tiền cần bỏ ra để tấn công, rơi vào khoảng 10-15 tỷ USD. Như vậy, chỉ chính phủ hoặc một cá nhân vô cùng giàu có mới có thể vung tiền cho một cuộc tấn công quy mô như vậy, nhưng những người đủ giàu đâu có đủ rảnh để làm điều này.
Như vậy, có vẻ đánh từ trên xuống, bào mòn từng lớp thị trường là hướng đi đơn gảin hơn. Các sự kiện năm 2022 đã cho thấy thị trường tiền điện tử mong manh thế nào. Sự sụp đổ của Terra, tại thời kỳ đỉnh cao từng đạt giá trị khoảng 40 tỷ USD đã châm ngòi cho những lùm xùm phía sau. Việc Terra-Luna sụp đổ vào tháng 5 đã xóa sạch 200 tỷ USD khỏi vốn hóa thị trường tiền điện tử. Những tuần sau đó, 200 tỷ USD từ các quỹ phòng hộ Three Arrows Capital và các nền tảng cho vay cũng bị đánh bay. Những vụ margin call này đã làm khó Alameda, quỹ tự doanh của Sam xoăn, và buộc phải đưa đến quyết định sử dụng tiền của khách hàng FTX để ứng phó. Khi FTX sụp đổ, thêm 200 tỷ USD nữa lại bốc hơi. Giờ đây, nhiều sàn giao dịch và nền tảng cho vay cũng đang gặp khó.
Những ai rành về công nghệ crypto có thể thấy ngoài Terra, các vụ lùm xùm còn lại đến từ công nghệ không on-chain. Các sàn giao dịch và nền tảng cho vay phi tập trung vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi các doanh nghiệp crypto giống với doanh nghiệp truyền thống lần lượt sụp đổ. Nhưng chính những doanh nghiệp này sẽ gây nguy hiểm cho công nghệ bằng việc lấy đi giá trị, khiến blockchain dễ bị tấn công hơn và buộc thợ đào bỏ nghề. Giá trị của các hoạt động và token on-chain luôn tự củng cố. Càng nhiều người dùng DeFi, ETH càng có giá trị. Giá ETH càng cao, rào cản để tấn công blockchain càng lớn, và niềm tin của thị trường lên blockchain đó cũng tăng lên. Và điều ngược lại cũng đúng.
Tổng vốn hóa thị trường của tiền điện tử hiện ở mức 820 tỷ USD. Mặc dù 820 tỷ USD cao hơn so với phần lớn lịch sử, con số này đã giảm 70% so với mức đỉnh một năm trước. Nhưng so với đầu năm ngoái, và từ trước đó, vốn hóa thị trường đã lớn hơn rất nhiều. Nhiều layer khác, như stablecoin, doanh nghiệp lớn và các giao thức on-chain - sẽ cần sụp đổ để crypto về với giai đoạn 3-4 năm trước. Danh tiếng của crypto cũng từng bị hủy hoại. Thị trường cũng từng sập nhiều lần. Dù sẽ có ít người đả động tới crypto hơn sau vụ FTX, khó mà tính đến được ngày giá trị crypto về 0.
Economist