Cái giá của chuyển đổi xanh: lãi suất tăng cao hơn, thâm hụt ngân sách và những hệ lụy khác

Cái giá của chuyển đổi xanh: lãi suất tăng cao hơn, thâm hụt ngân sách và những hệ lụy khác

Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

14:12 28/03/2023

Các chính trị gia và nhà hoạt động khí hậu mô tả chính sách khí hậu nhằm giảm lượng khí phát thải ròng về không là một nước đi “đôi bên cùng có lợi”: tốt cho hành tinh và tốt cho nền kinh tế. Một nền kinh tế giảm lượng carbon càng nhanh sẽ càng thịnh vượng, nhưng trên thực tế điều này có thật không?

Ở Anh, điều này được gọi là cakeism, được từ điển Cambridge định nghĩa là “mong muốn làm hoặc đạt được hai thứ có lợi cùng một lúc.” Thông thường, các nhà kinh tế sẽ chế giễu suy nghĩ như vậy. Khái niệm chi phí cơ hội nói rằng chi phí lựa chọn một thứ gì đó sẽ bằng giá trị cao nhất của thứ không được chọn. Nhưng khi nói đến khí hậu, giống như Richard Nixon từng nói “Giờ đây ai cũng là những cakeists” – bao gồm cả các nhà kinh tế học, ít nhất là khi nói đến những tuyên bố công khai của họ.

Điều đó rồi sẽ phải thay đổi. Khi viết trên tờ Financial Times tuần trước, cựu kinh tế trưởng của IMF và giáo sư Harvard Kenneth Rogoff cho rằng một yếu tố đẩy lãi suất thực dài hạn lên cao là “chi phí khổng lồ của quá trình chuyển đổi xanh”. Trong bất kỳ lĩnh vực nào khác ngoài khí hậu, đây sẽ không phải là tin mới. Chúng ta phải bỏ ra chi phí cao hơn để có khí hậu tốt hơn trong vài thập kỷ tới, đó chính là sự đánh đổi. Do đó, chính sách khí hậu sẽ ngốn của chúng ta nhiều tiền hơn so với việc ta lựa chọn không làm gì, để ta có một tương lai tốt đẹp hơn. Các chính trị gia ủng hộ và thúc giục các chương trình liên quan đến khí hậu thường sẽ không thừa nhận điều này. Và nghiêm trọng hơn, phần lớn ngành kinh tế học đã đồng lõa với câu chuyện cổ tích này và đã từ bỏ các công cụ khoa học của mình để che mắt các chính trị gia và công chúng bằng câu chuyện phát thải ròng về 0.

Sau cú sốc giá dầu đầu tiên vào những năm 1970, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) được thành lập để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng năng lượng phương Tây. Khi phác thảo các kịch bản chính sách khác nhau – bao gồm cả mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 – IEA sử dụng cùng tốc độ tăng trưởng toàn cầu làm giả định đầu vào. Thực tiễn này đánh lừa những người cả tin bằng cách ngụ ý rằng “phát thải bằng 0” không có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Lộ trình “net zero” của IEA dự đoán nhu cầu dầu giảm nhanh chóng, khiến giá dầu giảm xuống 35 đô la một thùng vào cuối thập kỷ này. Đây chắc hẳn là nền kinh tế của một thế giới thần tiên.

Chưa đầy hai năm trước, IMF đã yêu cầu các chính phủ bắt tay vào một chương trình” kích thích xanh” khổng lồ, lên tới 1% GDP, để ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu thảm khốc. Đó là lời khuyên khủng khiếp bởi nó có thể dẫn đến tỷ lệ lạm phát cao hơn cả con số chúng ta đang chứng kiến. Các nhà kinh tế của IMF cũng đã đưa ra ước tính sai lệch về quy mô trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, mà một bài báo năm 2019 ước tính con số đáng kinh ngạc lên tới 4.7 nghìn tỷ đô la vào năm 2015. Tìm hiểu sâu hơn, định nghĩa được IMF sử dụng cho trợ cấp nhiên liệu hóa thạch sẽ bao gồm cả việc tắc nghẽn...xe chạy bằng điện, mòn lốp xe dẫn đến ô nhiễm bụi PM2.5. Dựa trên định nghĩa sai lầm của IMF về trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, nếu thế giới sử dụng 100% xe điện, thì vẫn sẽ có “trợ cấp” nhiên liệu hóa thạch do kẹt xe điện gây ra, bao gồm cả tai nạn và ô nhiễm bụi.

Nếu khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch mà IMF ước tính là đứng đắn, việc loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch sẽ phải tạo ra thặng dư tài chính lớn và ngày càng tăng. Nhưng đó không phải là những gì Bộ Tài chính Anh tìm thấy trong bản đánh giá vào tháng 10 năm 2021 về tác động của "net zero" đối với tài chính công. Nó cho rằng net zero dẫn đến “sự thu hẹp cấu trúc thuế trên quy mô lớn và nhanh chóng, khi những người lái xe không sử dụng các phương tiện chạy bằng xăng và dầu diesel. Điều này dẫn đến một áp lực tài chính đáng kể và lâu dài.” Làm thế nào mà việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch không dẫn đến sự biến mất trợ cấp của chính phủ cho nhiên liệu hóa thạch? Chương trình trợ cấp nhiên liệu hóa thạch này không hơn gì một chiến lược tuyên truyền khí hậu mang nhãn hiệu IMF.

Đánh giá của Bộ Tài chính thừa nhận rằng nước Anh khó có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động vật lý của biến đổi khí hậu. Thay vào đó, tác động có thể là gián tiếp thông qua chuỗi cung ứng toàn cầu, với việc sản xuất giảm sẽ đẩy chi phí hàng hóa nhập khẩu lên cao. Trớ trêu thay, mối đe dọa đối với hệ thống thương mại toàn cầu hóa ra không phải đến từ biến đổi khí hậu, mà là chính sách khí hậu, chẳng hạn như cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu (tức là thuế quan) và Đạo luật giảm lạm phát của Hoa Kỳ - 370 tỷ đô la trợ cấp và đặc quyền thương mại được thiết kế để khử cacbon trong sản xuất điện. Giá điện dân dụng ở Anh đã tăng hơn gấp đôi trong một thập kỷ, tăng từ 8,08 p (9,91 ¢) mỗi kWh năm 2009 lên 17,98 p (22,04 ¢) vào năm 2019, phần lớn là do các chính sách khí hậu.

Khi đánh giá các rủi ro tài chính do biến đổi khí hậu, Văn phòng OBR của Anh, có vai trò tương tự như Văn phòng Ngân sách Quốc hội, sử dụng kịch bản RCP8.5 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu và các kịch bản dự phòng. Giả định về mức tăng trưởng gấp sáu lần trong tiêu thụ than bình quân đầu người toàn cầu đến năm 2100, mà OBR cho rằng sẽ khiến nợ công bùng nổ lên 289% vào cuối thế kỷ này.

Nhà kinh tế John Cochrane của Stanford là một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, người đã bác bỏ quan điểm cho rằng biến đổi khí hậu là một rủi ro đối với hệ thống tài chính. Các đồng nghiệp của các nhà kinh tế trong các trường kinh doanh và tài chính đã thể hiện cam kết lớn hơn nhiều đối với tính khách quan khoa học. Một số trường kinh doanh đang tìm cách kết thúc cuộc tranh luận, nổi tiếng nhất là Trường Wharton của Đại học Pennsylvania, hiệu trưởng tại đây đã nói với RealClear Investigations rằng ông không thấy “cuộc tranh luận có cơ sở thực chất về mặt học thuật” về rủi ro tài chính khí hậu. Bất chấp động lực chính trị và thương mại đằng sau hoạt động đầu tư vào Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), vẫn còn nhiều tranh luận.

Vào năm 2020, Bradford Cornell của Đại học California Los Angeles và Aswath Damodaran của Trường Kinh doanh Stern NYU đã viết một bài báo giải thích tuyên bố cốt lõi của ESG là làm tốt bằng cách làm những điều tốt. Lucian Bebchuk và Roberto Tallarita của Trường Luật Harvard đã viết các bài báo chỉ ra rằng tuyên bố của Hội nghị Bàn tròn Kinh doanh không hơn gì một bài PR. Vào năm 2022, Alex Edmans của Trường Kinh doanh Luân Đôn đã gọi thời gian cho ESG trong một bài báo có tiêu đề “Sự kết thúc của ESG”, tiếp theo là bài báo thứ hai vào đầu năm nay áp dụng những hiểu biết sâu sắc từ kinh tế học chính thống để kiểm tra các tuyên bố thời thượng về đầu tư ESG.

Ngược lại, sự im lặng của các nhà kinh tế về mặt trái của chính sách khí hậu "net zero" đối với tăng trưởng kinh tế là biểu hiện của sự hèn nhát về trí tuệ. Một nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa môi trường là sự thù địch với tăng trưởng kinh tế. Bắt nguồn từ các cuộc tranh luận về giới hạn tăng trưởng vào đầu những năm 1970, chủ nghĩa môi trường coi tăng trưởng kinh tế là không bền vững và là mối đe dọa đối với ranh giới hành tinh (một khái niệm không rõ ràng mà không có giá trị thực nghiệm).

Tâm lý phản đối tăng trưởng xanh này đang len lỏi vào nền kinh tế chính thống. Một bài báo “Thiên nga Xanh” năm 2020 về ngân hàng trung ương và biến đổi khí hậu do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và Banque de France xuất bản lập luận rằng khái niệm “tăng trưởng kinh tế vô tận” cần phải được đặt câu hỏi, hay các chu trình sinh địa hóa ngoài chu trình carbon “có thể gây ra rủi ro cao hơn cả biến đổi khí hậu.”

Vì vậy, một mặt, chúng ta có các nhà bảo vệ môi trường, bao gồm một số người ở Banque de France và BIS, những người tin rằng tăng trưởng kinh tế có hại cho hành tinh và những người ủng hộ net zero vì nó kìm hãm tăng trưởng; mặt khác, chúng tôi có các nhà kinh tế chào mời net zero như một liều thuốc tăng trưởng hoặc thích im lặng hơn là chỉ ra những sự đánh đổi khó xử vốn có trong đó. Có lẽ với ví dụ của Roggoff, họ sẽ thấy can đảm lên tiếng để công chúng được hiểu rõ hơn về chi phí và hậu quả có thể xảy ra của net zero. Như có thể thấy vào dịp kỷ niệm 20 năm cuộc chiến tranh Iraq và vũ khí hủy diệt hàng loạt không tồn tại của nó, một chính sách bị xuyên tạc và đưa vào công chúng nền dân chủ độc hại.

zerohedge.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ