Cấm tiền mã hóa, cứu khí hậu

Cấm tiền mã hóa, cứu khí hậu

13:48 14/11/2021

Trong khi cả thế giới đang căng thẳng bàn tính mọi cách để giảm nhẹ các hậu quả tai hại của biến đổi khí hậu, một thủ phạm phát thải một lượng lớn khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính lại chưa chịu bất kỳ ràng buộc nào: các loại tiền mã hóa như bitcoin hay thậm chí các NFT dựa trên cùng loại công nghệ.

Hãy nói về các NFT trước: tự dưng thế giới ảo lại sản sinh một sản phẩm mới, phiên bản số của một tác phẩm nào đó, được đưa vào cơ sở dữ liệu chỉ để nhằm chứng minh phiên bản số này là duy nhất, không thể thay thế gọi là non-fungible token (NFT).

Từ đó mới đẻ ra cái thị trường mua bán NFT nhộn nhịp với các NFT như một clip ngắn ngủn ghi cảnh cầu thủ bóng rổ LeBron James chặn thành công một cú bóng suýt vào rổ, giá 100.000 đô la Mỹ; một mẩu viết trên Tweeter của tỉ phú Mark Cuban, giá 952 đô la Mỹ; diễn viên Lindsay Lohan bán hình chụp khuôn mặt của cô giá 17.000 đô la Mỹ, người mua sau đó bán lại với giá 57.000 đô la Mỹ…

Ngay cả các tờ báo lớn mà gần đây nhất là tờ Economist cũng nhảy vào, rao bán bức tranh bìa một số báo về nền tài chính phi tập trung, cuối cùng bán được gần nửa triệu đô la.

Nếu một nhóm người mua bán với nhau các sản phẩm, dù điên rồ đến đâu cũng không làm phiền đến ai, nên họ có toàn quyền giao dịch. Các NFT được đưa vào blockchain Ethereum hiện nay có tổng trị giá lên đến 14 tỉ đô la Mỹ trong khi năm ngoái, 2020 chỉ mới ở mức 320 triệu đô la Mỹ. Thế nhưng để ghi nhận các NFT này vào cơ sở dữ liệu ở dạng chuỗi khối (blockchain) cũng như ghi nhận các giao dịch về sau, cần sử dụng hàng loạt máy tính để xử lý các bài toán phức tạp và trong quá trình này tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn.

Một họa sĩ từng tham gia các cuộc biểu tình chống khai thác than đá để bảo vệ môi trường phát hiện, do tạo ra và bán đấu giá 6 NFT ông đã tiêu thụ lượng điện tương đương hai năm xài điện của phòng vẽ. Mọi công sức ủng hộ chống biến đổi khí hậu của ông tan biến trong chốc lát vì 6 NFT nhỏ xíu này.

Tờ Verge ghi nhận NFT với tên gọi “Space Cat”, thực chất là một ảnh động ghi cảnh một con mèo ngồi trên chiếc hỏa tiễn phóng lên mặt trăng sử dụng lượng điện tương đương mức điện một hộ gia đình ở châu Âu xài trong hai tháng. Dù đang còn nhiều tranh cãi quanh việc tính toán lượng điện các NFT tiêu thụ, mọi người đều ý thức được NFT là thứ gây hại cho môi trường đến nỗi nhiều họa sĩ từng làm giàu nhờ bán NFT nay tìm cách chuộc lỗi.

Chẳng hạn họa sĩ Mike Winkelmann, nổi tiếng dưới nghệ danh Beeple, từng bán một tác phẩm NFT với giá 69 triệu đô la Mỹ, tuyên bố các tác phẩm của anh trong tương lai sẽ “trung hòa về lượng carbon”. Điều này có nghĩa song song với việc tạo ra các NFT, anh sẽ bù lại lượng khí thải phát ra bằng cách đầu tư vào các loại năng lượng tái tạo, các dự án bảo tồn thiên nhiên, các công nghệ “hút” khí CO2 khỏi bầu khí quyển.

Thế mà mức tiêu thụ điện của các NFT chưa là gì so với các đồng tiền mã hóa. Một phân tích của Đại học Cambridge ước tính việc “đào” bitcoin tiêu thụ đến 121,36 terawatt giờ điện mỗi năm. Lượng điện này còn nhiều hơn tổng lượng điện Argentina tiêu thụ hay nhiều hơn tổng lượng điện các đại công ty gồm Google, Apple, Facebook và Microsoft cộng lại trong cùng thời gian.

Do bởi việc khai thác bitcoin mà thực chất là ghi nhận các giao dịch sử dụng đồng tiền mã hóa này ngày càng khó, lượng điện tiêu thụ ngày càng tăng theo. Từ năm 2015 đến tháng 3-2021, mức tiêu thụ năng lượng của bitcoin tăng 62 lần!

Tính trên bình diện toàn cầu, bitcoin làm phát sinh lượng khí CO2 thải ra hàng năm chừng 22-22,9 triệu tấn – tương đương lượng phát thải khí CO2 do tiêu thụ năng lượng của 2,6-2,7 tỉ hộ gia đình trong một năm.

Tại hội nghị về biến đổi khí hậu COP26 do Liên hiệp quốc tổ chức, các nước đưa ra những cam kết giảm phát thải khí nhà kính cũng như cột mốc đạt được mức phát thải ròng bằng 0. Để làm được điều này các nước phải tìm cách chấm dứt việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch như dầu mỏ, than đá… nhưng bitcoin nói riêng và các loại đồng tiền mã hóa không nằm trong vòng kiểm soát của các nước.

Cấm khai thác nơi này, bitcoin sẽ dời đi nước khác. Vì thế cần có một cơ chế chung buộc các đồng tiền mã hóa phải chuyển sang sử dụng công nghệ khai thác sạch, xanh nếu không muốn bị cấm hẳn trên toàn thế giới. Có như vậy mới tháo gỡ một chướng ngại rất to lớn trên con đường cứu lấy trái đất này.

Link gốc tại đây.

Theo Báo TheSaigonTimes

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ