Cần tỉnh táo trước thông điệp lãi suất "có thể" hạ của Fed
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Sự phục hồi trong hai tháng vừa qua đã khiến cho thị trường trở nên “nhạy cảm" trước kỳ vọng của nhà đầu tư, theo các nhà quản lý quỹ lớn.
Trong bối cảnh thị trường cổ phiếu liên tục phá đỉnh cao mọi thời đại gần đây, nhờ kỳ vọng Fed sẽ sớm thay đổi lãi suất theo hướng cắt giảm, đã khiến một số nhà quản lý quỹ tên tuổi lo lắng rằng thị trường đang trở nên nhạy cảm cao độ trước những thông tin tiêu cực về kinh tế có thể xuất hiện.
Cổ phiếu và trái phiếu đã tăng giá trong hai tháng qua, và nhận được sự hậu thuẫn lớn khi Fed đưa ra gợi ý rõ ràng về việc họ có thể bắt đầu hé lộ kế hoạch giảm lãi suất trong mùa xuân năm sau. Thông điệp đó đã khiến chứng khoán Hoa Kỳ tiến gần đến mức cao nhất được ghi nhận trong lịch sử.
Về ngắn hạn, gợi ý của Fed có thể khuyến khích nhà đầu tư ăn mừng sớm. Nhưng điều đó cũng có nghĩa rằng các tài sản quan trọng đang được định giá ở mức hoàn hảo: Ta có thể thấy thế giới đang ở trong trạng thái an toàn khi các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất mà không chịu sức ép từ suy thoái kinh tế. Các nhà đầu tư lớn lo ngại rằng những giả định này có thể không thực tế, và dễ dàng bị thách thức khi các rủi ro về kinh tế, chính trị, hay địa chính trị xuất hiện.
“Chúng ta đang trong nhịp tăng giá’ vào cuối năm,” Sonja Laud, giám đốc đầu tư của Legal & General Investment Management, doanh nghiệp quản lý tài sản lớn nhất Vương quốc Anh, cho biết. “Quy mô đợt tăng điểm này thật ngoạn mục. Tôi thực sự lo lắng khi phải đối mặt với chúng - không có chỗ cho sai lầm.”
Giá của trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ đang đóng vai trò trung tâm trong sự chuyển dịch của thị trường vào cuối năm 2023. Trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn đã tăng giá kể từ tháng 10, khi lợi suất đạt 5% – mức cao nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính. Tại thời điểm đó, các nhà đầu tư nhìn lại thông điệp mà Fed đưa ra trong mùa hè, rằng lãi suất sẽ ở mức cao trong thời gian dài để cải thiện tình trạng lạm phát kéo dài.
Tuy vậy, trong suốt mùa thu, việc lạm phát giảm và thị trường lao động sôi nổi của Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt, thông điệp của Fed bắt đầu thay đổi.
Đầu tiên, ngân hàng trung ương cho rằng lợi suất cao đang gây ra ít nhiều gánh nặng - một sự thừa nhận gián tiếp về việc chi phí đi vay cao hơn đang bắt đầu ảnh hưởng. Các quan chức cũng bắt đầu nói về khả năng cắt giảm lãi suất, ngay cả khi lạm phát vẫn vượt mục tiêu. Lợi suất, vốn luôn dao động tỷ lệ nghịch với giá, đã giảm.
Nhưng bước đột phá đã xuất hiện tại cuộc họp báo thường kỳ của Chủ tịch Fed Jay Powell vào ngày 13 tháng 12 vừa qua, khi ông bắt đầu vẽ ra con đường tiềm năng hướng tới việc cắt giảm lãi suất, và đưa ra dự báo từ các quan chức ấn định lãi suất khác, gợi ý một số đợt cắt giảm trong năm 2024.
Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang không ngừng theo dõi, đặt ra mục tiêu cắt giảm lãi suất sớm hơn dự đoán trước đó và với số lượng lớn hơn rất nhiều. Những nỗ lực tiếp theo của các quan chức Fed nhằm hạ nhiệt sự hưng phấn của thị trường đã không tạo ra nhiều tác động.
Thị trường phái sinh đang cho thấy một số nhà đầu tư đang kỳ vọng vào việc cắt giảm lãi suất 6 điểm phần trăm vào năm tới, trái ngược với chỉ dẫn của Fed với 3 điểm cắt giảm. Đây chưa phải những cách định giá thị trường tốt nhất, và phần lớn các nhà đầu tư đang dự đoán sẽ có 2-3 lần cắt giảm. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các kết quả cực đoan đang khiến giá trị trung vị (median) vượt quá giới hạn.
Kể từ sau các tuyên bố của Fed, lợi suất đã giảm thấp hơn, xuống dưới 4%, và làm ảnh hưởng đến nhiều dự báo của các nhà phân tích Phố Wall về thời điểm chúng kết thúc trong năm 2024. Tác động từ Fed đã lan rộng ra khắp các thị trường trái phiếu chính phủ lớn khác, và khiến giá cổ phiếu tăng cao.
“Những thông điệp Fed đưa ra không hẳn là một cú sốc. Phản ứng của thị trường còn đáng sốc hơn,” Vincent Mortier, giám đốc đầu tư tại Amundi, nhà quản lý tài sản lớn nhất châu u, chia sẻ. Tuy nhiên, giống như Laud tại LGIM, Mortier bày tỏ sự quan ngại cho rằng giá cổ phiếu và trái phiếu ngày càng trở nên nhạy cảm. Ông nói: “Để thị trường tiếp tục tăng trưởng, cần có sự liên kết của mọi bên -
“Những gì Fed đưa ra dưới dạng thông điệp không phải là một cú sốc lớn. Phản ứng của thị trường còn sốc hơn”, Vincent Mortier, giám đốc đầu tư tại Amundi, nhà quản lý tài sản lớn nhất châu u, cho biết. Tuy nhiên, giống như Laud tại LGIM, Mortier lo lắng rằng điều này khiến cả cổ phiếu và trái phiếu đều dễ bị tổn thương. Ông nói: “Để viễn cảnh thị trường tiếp tục tăng trưởng, ta sẽ cần rất nhiều điều kiện lý tưởng - điều rất khó xảy ra.”
Một số người tin rằng các tín hiệu mâu thuẫn tiềm ẩn do thị trường gửi đi sẽ không gây trở ngại cho việc tăng thêm. Vài ngày sau bình luận của Powell, Goldman Sachs, vốn đã đặt mục tiêu 4.700 cho S&P 500 vào cuối năm 2024, đã nâng dự báo lên 5.100, cao hơn 7% so với mức hiện hành.
Ngân hàng đầu tư này cho biết: “Chi phí vốn thấp hơn sẽ cho phép các cổ phiếu có bảng cân đối kế toán yếu ‘bắt kịp’ một số cổ phiếu đã dẫn đầu thị trường vào năm 2023”.
Tuy nhiên, một số nhà quản lý quỹ không đồng tình với quan điểm đó, một phần đến từ nỗ lực tuyệt vọng để đưa ra dự báo trong năm nay. Rất nhiều lần các nhà đầu tư đã cố gắng giao dịch dựa trên niềm tin rằng lãi suất của NHTW sẽ hạ nhiệt mặc dù lạm phát đang ở mức cao - nhưng thất bại. Alex Brazier, phó giám đốc BlackRock Investment Institute, cho biết những nỗ lực đó có phần nào lạc hậu - “Giống như chúng ta quay trở lại thời xưa vậy.”
Các nhà đầu tư cũng bối rối trước sự thất bại của một cuộc suy thoái đã được dự đoán từ trước, cùng sự sụt giảm liên quan đến cổ phiếu, sẽ thành hiện thực. Cuộc cách mạng liên quan tới trí tuệ nhân tạo (AI) đã thúc đẩy các cổ phiếu lớn nhất hành tinh bằng việc vốn hoá thị trường, kéo theo các chỉ số chứng khoán vốn mờ nhạt.
Phải mất nhiều tháng thuyết phục, các nhà đầu tư mới nhận được thông điệp từ các nhà hoạch định chính sách tiền tệ rằng lãi suất sẽ ở mức cao, đặc biệt sau khi một loạt các ngân hàng khu vực của Hoa Kỳ phá sản, chỉ để lãi suất thị trường sụt giảm ngay sau khi thông điệp từ các ngân hàng trung ương được tiếp nhận.
Kevin Gordon, chiến lược gia đầu tư cấp cao tại Charles Schwab ở New York, cho biết: “Hai năm qua là một trải nghiệm khiêm tốn đối với các chiến lược gia và nhà đầu tư. Không ai biết rõ chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng ta đã gộp một loạt các cuộc khủng hoảng trước đó thành một giai đoạn bao gồm đại dịch, khủng hoảng chuỗi cung ứng, lạm phát, nhiều thị trường giá xuống trong nhiều lĩnh vực. Có rất nhiều việc cần xử lý hiện tại.”
Vấn đề gai góc hiện nay đối với nhà đầu tư chính là nền kinh tế Mỹ. Giá cổ phiếu đang dự đoán cho ta thấy một môi trường thu nhập lành mạnh cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, trong khi trái phiếu đang phản ánh một cuộc suy thoái. Các nhà quản lý quỹ đang lo lắng theo dõi các điểm dữ liệu riêng lẻ, đặc biệt là dữ liệu về lạm phát, khi chúng có nguy cơ gây ra phản ứng quá mức trên thị trường.
Mortier đến từ Amundi cho biết, nếu Fed cắt giảm lãi suất sớm, “họ sẽ mắc sai lầm lớn”, “Giả sử lạm phát không còn là vấn đề nữa . . . bạn có thể làm lại những sai lầm trong quá khứ.” Các nhà đầu tư cảnh báo, việc thiết lập lại sự lạc quan trên thị trường gần đây, đặc biệt với lợi suất trái phiếu giảm, có thể khiến cho tình trạng lạm phát tái phát bằng cách thúc đẩy các khoản cho vay rẻ hơn.
Mặt khác, một cuộc suy thoái kinh tế sâu sắc vẫn có thể xảy ra. Daniel Ivascyn, giám đốc đầu tư tại Pimco, cho biết: “Có khả năng các ngân hàng trung ương đã thực hiện được điều này, và họ đã có thể sắp xếp một cuộc hạ cánh nhẹ nhàng, nhưng còn quá sớm để khẳng định mọi thứ.”
Peter Fitzgerald, giám đốc đầu tư đa tài sản và vĩ mô tại Aviva Investor, cho biết: “Nhà đầu tư cần giữ cái đầu lạnh trước các luồng thông tin mâu thuẫn với nhau.” Fed có thể cắt giảm lãi suất vào đầu năm sau, và rồi cảm thấy cần phải tăng lãi suất trở lại. “Thị trường không thể định giá được ảnh hưởng từ các sự kiện đó,” ông nói.
Nguồn biến động tiềm ẩn khác là chính trị. Khoảng 40% dân số thế giới sẽ tham gia bầu cử vào năm 2024. Đầu tiên là cuộc bầu cử tại Đài Loan vào tháng 1 - một thời điểm có vẻ nhạy cảm với các mối quan hệ toàn cầu của Trung Quốc. Vương quốc Anh có thể sẽ tổ chức bầu cử vào một thời điểm nào đó trong năm sau. Tuy nhiên, nhiều nhà giao dịch coi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 và nguồn cơn biến động rõ ràng, đặc biệt nếu Donald Trump chiếm ưu thế trong nỗ lực đảm bảo hoạt động đề cử của Đảng Cộng hòa.
Andrew Pease, người đứng đầu chiến lược đầu tư toàn cầu tại Russell Investments, cho biết: “Nếu Trump tái đắc cử, chúng tôi vẫn chưa nắm được chương trình nghị sự của ông ấy”. Ông nói: “Nếu Trump muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng, ông ta có thể là người vĩ đại trong lĩnh vực cổ phiếu.”
Tuy nhiên, các nhà quản lý quỹ cảnh giác rằng các cuộc bầu cử – đặc biệt là ở Mỹ và Anh – có thể tạo ra những rạn nứt trên thị trường trái phiếu chính phủ.
Trong một số trường hợp vào năm 2023, các nhà đầu tư đã chứng tỏ mình có sự hòa hợp cao độ với chính sách tài khóa, thậm chí yêu cầu lợi suất cao hơn từ chính phủ Hoa Kỳ để bù đắp cho các mục tiêu vay cao hơn đáng kể. Một kết quả cực đoan nhưng khó có thể xảy ra đối với thị trường Kho bạc là một đợt bán tháo tương tự như sự sụp đổ của thị trường mạ vàng ở Anh dưới nhiệm kỳ thủ tướng ngắn ngủi của Liz Truss vào năm 2022.
Pease nói: “Tôi không thể hình dung ra trường hợp Liz Truss ở Mỹ, nhưng tôi có thể thấy thị trường đang lo lắng về việc một nhà dân túy Đảng Cộng hòa cắt giảm thuế, không chuẩn bị để cắt giảm chi tiêu đắc cử”.
Ông nói: “12 tháng tới sẽ là thời điểm chúng tôi phải thận trọng. “Sẽ không có hướng đi nào chắc chắn”.
Financial Times