Châu Âu đối mặt 'bóng ma' lạm phát

Châu Âu đối mặt 'bóng ma' lạm phát

11:16 04/09/2021

Nhật báo Le Figaro dẫn dự đoán của các nhà kinh tế học cho rằng việc tăng giá chỉ là nhất thời, nhưng thời lượng và quy mô đang bắt đầu gây lo ngại, và nguy cơ lạm phát là có thật.

Công nhân làm việc tại nhà máy của hãng Volkswagen ở Zwickau, miền đông Đức, ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Công nhân làm việc tại nhà máy của hãng Volkswagen ở Zwickau, miền đông Đức, ngày 23/4/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN

Trang nhất của tờ Bild ở Đức hôm 31/8 đưa tin về mức lạm phát 3,9% trong tháng 8, mức cao nhất của nước này kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tới nay.

Tờ nhật báo nổi tiếng này đặt câu hỏi về số phận của các khoản tiền tiết kiệm của người dân sẽ đi về đâu.

Một kịch bản từng bị chê bai rất nhiều ở Đức dường như đang hình thành: lãi suất âm, chính sách tiền tệ khác thường, chi tiêu công không được kiểm soát và lạm phát tăng, tất cả đang khiến chút lãi suất ít ỏi của những người tiết kiệm bị cắt giảm.

Chủ đề này tuy vẫn chưa được đưa vào chiến dịch bầu cử người sẽ thay thế bà Angela Merkel vào cuối tháng 9, nhưng nó có thể "gây ra sự bất mãn ngày càng cao ở những người bị ảnh hưởng bởi giá cả gia tăng", Carsten Brzeski, nhà kinh tế tại ING Bank ở Frankfurt chia sẻ sự lo ngại của mình.

Ông chính là một trong số ít những chuyên gia kinh tế dự đoán được kịch bản lạm phát từ hồi đầu năm. Và kịch bản này đang thành hiện thực, thậm chí vượt xa dự đoán.

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) được công bố vào 31/8, chỉ số lạm phát của tháng 8 trong toàn Khu vực đồng euro tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, theo sau mức 2,2% vào tháng 7 - mức cao nhất từ 10 năm trở lại đây.

Ở Bỉ tỷ lệ này là 4,7%, Tây Ban Nha (3,3%), Italia (2,6%) và Pháp (2,4%). Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire người theo dõi vấn đề này hàng ngày, thừa nhận "cần cảnh giác", nhưng "không lo lắng".

Phát triển quá nóng ở Mỹ

Trong khi gần đây các nhà kinh tế vẫn quy kết phần lớn sự gia tăng này là do các yếu tố dễ biến động như năng lượng hoặc lương thực, thì lạm phát cơ bản (loại trừ các yếu tố trên) hiện tăng trên 1,6% trong Khu vực đồng euro, tức là tăng gấp đôi chỉ trong vòng một tháng.

Như vậy, giá cả tăng cao không chỉ do dầu, khí đốt và thực phẩm, mà còn do cả hàng hóa của các ngành công nghiệp phi năng lượng hoặc dịch vụ khác.

Mỹ là quốc gia dẫn đầu xu hướng giá cả phi mã này. Được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ vào đầu năm thông qua các gói hỗ trợ lớn của chính quyền Tổng thống Joe Biden, nền kinh tế Mỹ đang trên đà phát triển quá nóng.

Hệ quả là giá cả tăng tới 5,4% từ hai tháng nay. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nhiều lần biện minh rằng hiện tượng này chỉ là tạm thời, nhưng đến giờ ông cũng phải công nhận tình trạng lạm phát phi mã ở nước này.

Với châu Âu, đa số các nhà kinh tế khẳng định rằng những gì đang xảy ra bên kia bờ Đại Tây Dương khó có thể tái diễn ở châu lục này. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy điều đó hoàn toàn có thể xảy ra, cho dù điều kiện kinh tế hai khu vực có khác nhau.

Thời lượng lạm phát không xác định

Cũng như ở Mỹ, không thể dự đoán được thời gian bùng nổ lạm phát này kéo dài bao lâu. Hiện thế giới đang chứng kiến sự kết hợp của các yếu tố tạm thời: giá sản xuất tăng; nguyên liệu thô hiếm và đắt đỏ; chi phí vận chuyển, đặc biệt là vận chuyển các container cao; giá dịch vụ leo thang trong khi mọi thứ đang cùng trở lại hoạt động bình thường. Với tất cả những động thái này, một câu hỏi được đặt ra là liệu xu hướng lạm phát có khiến thế giới rơi vào vòng luẩn quẩn của giá cả và tiền lương không?

Jean-François Robin, Giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Natixis, khẳng định "chắc chắn là không". Nhưng nhiều nhà kinh tế khác lại nghi ngờ điều này.

Chuyên gia Rory Fennessy của Oxford Economics lo ngại rằng "lạm phát gia tăng có thể kéo dài lâu hơn dự kiến". Ông Jack Allen-Reynolds của Capital Economics cho biết trong khi con số tăng vọt ở Đức một phần là do tác động cơ học của việc cắt giảm thuế VAT vào năm ngoái, thì các dữ liệu khác trên khắp châu lục cho thấy “chi phí nguyên liệu thô và vấn đề nguồn cung đang bắt đầu gây áp lực lên giá tiêu dùng.

Tình trạng giá cả leo thang và lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. ảnh: reuters

Tình trạng giá cả leo thang và lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Ảnh: Reuters

Một số chuyên gia khác lại cảnh báo đây mới chỉ là sự khởi đầu. Tình trạng giá cả leo thang và lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Theo nhà kinh tế Carsten Brzeski, lạm phát có thể tăng 5% vào mùa thu năm nay ở Đức và 3,4% ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu, trước khi có thể giảm trở lại vào năm sau.

Tình hình mới này sẽ khiến các lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đau đầu. Bà Christine Lagarde, Chủ tịch ECB, sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và sẽ khó có thể lạc quan khi nhìn vào những con số tăng trưởng ì ạch.

Vòng xoáy giá cả và tiền lương

Tình trạng giá cả leo thang khiến ECB cũng bị bất ngờ. Kể từ đầu năm đến nay, ECB phải liên tiếp nâng dự báo lạm phát cho năm 2021 từ 1% lên 1,5% và sau đó là 1,9%. Cho đến nay ECB vẫn chưa có ý định thoát khỏi chính sách tiền tệ nới lỏng, trong khi Fed bắt đầu chuẩn bị cơ sở cho việc rút dần các biện pháp hỗ trợ đối với nền kinh tế.

Kể từ khi công bố chiến lược mới của ECB vào tháng 7, ngân hàng này ấn định mục tiêu lạm phát 2%, nhưng cho đến nay, chỉ số lạm phát vượt mức dự kiến.

ECB được cho là sẽ khó vượt qua vấn đề này tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới, nhưng cũng khó có thể để phát sinh các thông báo chính sách tiền tệ gây sốc. Bởi vì ECB cũng phải cẩn thận để không làm mất ổn định thị trường tài chính, vốn trở nên “nghiện” chính sách tiền tệ nới lỏng này.

Lãi suất cho vay tăng liên tục sẽ đe dọa sự phục hồi bằng cách bóp nghẹt nền kinh tế các nước và công ty mắc nợ quá nhiều bởi hậu quả của cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra.

Jean-François Robin cho rằng: “Chỉ khi mọi thứ trở lại bình thường, tức là lúc chúng ta thoát khỏi đại dịch, mới có thể khẳng định liệu lạm phát cơ bản có tiếp tục hay không”. Các nhà kinh tế học sẽ để mắt đến các đường cong tiền lương.

Tại Mỹ, Anh và Đức, áp lực tăng giá thể hiện trong các lĩnh vực đang căng thẳng, chẳng hạn như vận tải đường bộ và dịch vụ ăn uống. Nếu những yêu cầu về tiền lương được đáp ứng để bù mức tăng của giá cả tiêu dùng, thì nguy cơ đáng sợ về một vòng xoáy lạm phát là không thể tránh được.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ