Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì cuộc đấu chính trị của các "ông Nghị"

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì cuộc đấu chính trị của các "ông Nghị"

17:23 06/10/2021

Bộ trường Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nếu Quốc hội không tăng trần nợ công, dẫn tới vụ vỡ nợp chưa từng có của quốc gia này, trước 18/10.

Nguy cơ vỡ nợ ngày càng tới gần

"Tôi nghĩ ngày 18/10 này là hạn chót. Sẽ là thảm họa nếu không thể thanh toán các hóa đơn của chính phủ. Chúng ta đang ở trong tình thế thiếu nguồn lực để thanh toán các hóa đơn", bà Yellen nói rằng điều này chắc chắn sẽ gây ra một cuộc suy thoái.

Hôm đầu tuần, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Quốc hội nâng giới hạn nợ trong tuần này và tránh đẩy nền kinh tế tới gần tình trạng hỗn loạn. Ông Biden lại đổ lỗi cho người Cộng hòa và Lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Mitch McConnell đang cản đường. Tuy nhiên, đằng sau đó là một cuộc đấu giữa 2 đảng.

Nhiều tuần qua, bà Yellen đã cảnh báo Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe Đa số tại Thượng viện Chuck Schumer rằng Mỹ sẽ không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ của mình vào ngày 18/10. Các nhà lập pháp buộc phải nâng hoặc đình chỉ mức trần nợ công trước ngày đó nếu không muốn nước Mỹ lần đầu tiên vỡ nợ.

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì cuộc đấu chính trị của các ông Nghị - Ảnh 1.

Bộ trường Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái nếu Quốc hội không tăng trần nợ công trước 18/10 tới.

Bộ Tài chính Mỹ đang sử dụng cái gọi là các biện pháp bất thường khẩn cấp để trả các biên lai kể từ khi trần nợ công tăng kịch vào cuối tháng 7. Các biện pháp bất thường này cho phép Bộ Tài chính Mỹ vừa bảo tồn tiền mặt, vừa rút bớt những khoản chi nhất định trong điều kiện không thể phát hành thêm trái phiếu mới do nợ công đã kịch trần.

Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ là tạm thời và bà Yellen đã cảnh báo rằng Bộ Tài chính chỉ có thể cầm cự tới trung tuần tháng 10.

Mỹ chưa bao giờ thất bại trong việc thanh toán các hoán đơn của mình. Các nhà kinh tế nói rằng, một vụ vỡ nợ sẽ gây ra những thiệt hại trên diện rộng thông qua việc tăng lãi suất, làm ảnh hưởng đến niềm tin vào Washington trong việc thực hiện các nghĩa vụ của họ trong tương lai. Ngoài ra, nó cũng có thể ảnh hưởng đến an ninh xã hội của khoảng 50 triệu người già.

Trong khi đó, nếu Mỹ thực sự vỡ nợ, nhiều quốc gia sẽ hạ bớt tỷ trọng nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ và làm ảnh hưởng tới nhu cầu với đồng bạc xanh. Điều đó có thể là món quà cho Trung Quốc trong nỗ lực thay thế đồng USD trong rổ tiền tệ toàn cầu.

"Trái phiếu Chính phủ Mỹ từ lâu đã được xem là tài sản an toàn nhất hành tinh. Điều đó phần nào giải thích cho việc thế giới chọn dự trữ đồng USD. Chúng ta đạt được điều đó nhờ không bao giờ thanh toán chậm bất cứ một hóa đơn đến hạn nào. Nếu Chính phủ Mỹ vỡ nợ, đó sẽ là một kết cục thảm khốc", bà Yellen nói.

Cuộc chiến lưỡng đảng

Các nhà lập pháp ở cả 2 đảng đều đã khẳng định rằng trần nợ công của Mỹ phải được nâng lên nếu không sẽ có những biến động kinh tế. Tuy nhiên, hai bên dường như vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. Đảng Dân chủ và Cộng hòa hiện đang bất đồng về cách thức nâng giới hạn nợ. Thực tế, mỗi bên đều đang sử dụng vấn đề này như một mục tiêu chính trị.

Đảng Cộng hòa, những người đã chán ngấy điều mà họ gọi là "kế hoạch chi tiêu quá mức của người Dân chủ", nói rằng ông Biden, bà Pelosi và ông Schumer nên tự mình khắc phục vấn đề bằng cách đình chỉ dự luật khí hậu và chính sách xã hội trị giá nhiều tỷ USD mà họ định thông qua bằng cơ chế hòa giải (Reconciliation). Người Dân chủ muốn hất cẳng người Cộng hòa trong việc thông qua dự luật này. Theo đó, một đảng có thể thông qua một số dự luật nhất định với đa số phiếu ở Thượng viện thay vì phải 60 phiếu như thông thường với cơ chế này.

Lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Mitch McConnell, một người Cộng hòa, nói rằng đảng của ông sẽ không ủng hộ nâng trần nợ công trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022.

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì cuộc đấu chính trị của các ông Nghị - Ảnh 2.

"Kể từ giữa tháng 7, đảng Cộng hòa đã tuyên bố rõ ràng rằng người Dân chủ cần phải tự mình nâng trần nợ công. Lưỡng đảng không phải một công tắc mà bà Pelosi và ông Schumer có thể gạt nhẹ lên khi muốn vay tiền và tắt nó đi khi muốn chi tiêu", ông McConnell nhấn mạnh. Lãnh đạo phe Thiểu số tại Thượng viện muốn người Dân chủ sử dụng cơ chế hòa giải để nâng trần nợ công của nước Mỹ.

Thực tế, người Dân chủ, vốn đang kiểm soát tại Nhà Trắng và cả lưỡng viện Quốc hội Mỹ, không thể để Chính phủ Mỹ vỡ nợ. Nếu các đàm phán đổ vỡ, họ sẽ phải sử dụng cơ chế hòa giải để thông qua việc nâng trần nợ. Điều đó cũng đồng nghĩa với dự luật về an sinh xã hội và biến đổi khí hậu sẽ không thể được thông qua bằng cơ chế này nữa.

Đảng Dân chủ có thể sẽ không thích cách làm này. Giải quyết mức trần nợ thông qua hòa giải sẽ buộc họ phải nâng giới hạn nợ công thay vì đình chỉ nó lại như hiện nay. Điều này cho phép chính phủ thả nổi khoản nợ mới trong một thời gian nhất định thay vì giới hạn nó ở một con số nào đó.

Sau khi việc này kết thúc, mức trần nợ mới sẽ ở chính mức mà khoản nợ chưa thanh toán của Chính phủ Mỹ tăng lên. Nếu con số này vượt 30.000 tỷ USD, đó sẽ là điều khiến người Dân chủ đau đầu.

"Trói buộc đảng Dân chủ với một khoản nợ khổng lồ như vậy, trong khi kết quả của cắt giảm chi tiêu và giảm thuế được cả 2 đảng chấp thuận, sẽ tạo ra một hình ảnh xấu cho người Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022", Thượng nghị sĩ Pat Toomey, một người Cộng hòa, cho biết.

Link gốc tại đây.

Theo CafeF

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ