Chủ tịch Trung Quốc có đang trở thành chướng ngại với nền kinh tế Trung Quốc?

Chủ tịch Trung Quốc có đang trở thành chướng ngại với nền kinh tế Trung Quốc?

Thảo Nguyên

Thảo Nguyên

Junior Analyst

23:30 21/08/2023

Khó khăn đang bủa vay nền kinh tế Trung Quốc, nhưng tại sao chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chần chừ chưa chịu công bố những gói kích thích khổng lồ ngay cả khi đối mặt với rủi ro giảm phát?

Nền kinh tế trị giá 18.000 tỷ đô đang giảm tốc, người tiêu dùng không muốn chi tiêu quá nhiều, xuất khẩu đang gặp khó khăn hơn bao giờ hết, giá cả giảm và hơn 20% thanh niên không có việc làm. Trong khi tập đoàn Country Garden với 3.000 dự án bất động sản đang chờ xử lý trên khắp đất nước, đang trên bờ vực vỡ nợ và những người biểu tình đã tập trung tại Tổng công ty Zhongzhi, một trong những ngân hàng ngầm (shadow banking) lớn nhất Trung Quốc để đòi rút tiền khi không thể thanh toán qua ngân hàng.

CHINA-US-DIPLOMACY-XI-KISSINGER

Nguyên nhân chính có thể bắt nguồn từ quyết tâm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc thay đổi mô hình tăng trưởng dựa trên nợ nần của những người tiền nhiệm. Dù khủng hoảng bất động sản ngày càng trầm trọng nhưng Trung Quốc chỉ có một số biện pháp hạn chế nhằm giảm bớt tác động. Điều này khiến các bên phân tích thuộc JPMorgan Chase, Barclays và Morgan Stanley hạ thấp dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay xuống dưới mục tiêu 5% của chính phủ.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang rút vốn dần, Ngân hàng Trung ương thì đang tăng cường nỗ lực để ngăn chặn đồng nhân dân tệ giảm xuống mức yếu nhất kể từ năm 2007. Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Janet Yellen trong tháng này đã gọi Trung Quốc là một “yếu tố rủi ro” đối với Hoa Kỳ trong khi Tổng thống Joe Biden, gọi nền kinh tế Trung Quốc là một “quả bom hẹn giờ ” tại một sự kiện chiến dịch gần đây.

Trong khi Biden điều hành nền kinh tế của mình bằng những biện pháp vô cùng mạnh, chi hàng nghìn tỷ đô để kích thích hộ gia đình và cơ sở hạ tầng, nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế, thì Chủ Tịch Tập Cận Bình lại tỏ ra lãnh đạm trong nỗ lực cuối cùng phá vỡ cơn nghiện thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc bằng các dự án xây dựng căn hộ đầu cơ với lợi nhuận thấp được tài trợ bằng nguồn vốn vay địa phương không minh bạch. Nếu Trung Quốc là một “quả bom hẹn giờ”, thì mục tiêu của Tập Cận Bình là tháo ngòi nổ cho nó.

Xung đột về triết lý kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang làm dịch chuyển dòng đầu tư và khiến ngày Trung Quốc vượt Mỹ trở nên ngày càng xa hoặc không bao giờ đến. Rủi ro đối với Tập Cận Bình và bộ máy của ông bao gồmThủ tướng Li Qiang và Phó Thủ tướng He Lifeng, là quyết tâm tránh các biện pháp kích thích quá mức sẽ làm suy yếu niềm tin của 1,4 tỷ dân.
Bert Hofman, cựu Giám đốc văn phòng Trung Quốc của Ngân hàng Thế giới, cho biết Trung Quốc đang trải qua một “cuộc suy thoái theo kỳ vọng”. Theo ông, một khi mọi người tin rằng tăng trưởng sẽ chậm hơn trong tương lai, thì điều này sẽ xảy ra.

Biểu đồ 1: Xu hướng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc

Nguồn: Bloomberg, National Bureau of Statistics, JPMorgan Chase & Co.

Trung Quốc phải đối mặt với mức tăng trưởng dưới 5% trong ba năm liên tiếp nếu dự báo của JPMorgan là đúng, một kỷ lục chưa từng có kể từ khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976. JPMorgan dự báo tăng trưởng Trung Quốc năm 2023 là 4,8% và năm 2024 là 4,2%
Trong trường hợp xấu nhất, động lực này kết thúc bằng sự trì trệ, hay còn gọi là “Nhật Bản hóa”, điều mà một số nhà kinh tế nhận thấy cảnh báo trong dữ liệu giá tiêu dùng mới nhất của Trung Quốc cho thấy tình trạng giảm phát. Giá giảm vừa là dấu hiệu của nhu cầu yếu, vừa là lực cản đối với tăng trưởng trong tương lai khi các hộ gia đình trì hoãn việc mua hàng, lợi nhuận kinh doanh giảm và chi phí đi vay thực tăng.

Theo Tom Orlik, sự suy thoái nghiêm trọng hơn trong lĩnh vực bất động sản, tinh thần phấn chấn và động lực của các doanh nhân suy giảm và sự rạn nứt ngày càng sâu sắc trong quan hệ với Hoa Kỳ đã khiến kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Kịch bản giảm giá cũ giờ không phải là điều bất ngờ, kỳ vọng rằng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng hàng năm sẽ chậm lại khoảng 3,5%.

Nếu thị trường toàn cầu hoảng sợ, suy thoái ở Trung Quốc có thể khiến các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các tài sản rủi ro trên khắp thế giới giống như thời điểm năm 2015, khi sự phá giá lộn xộn của Trung Quốc và cuộc khủng hoảng chứng khoán trong nước khiến Yellen, khi đó là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, ngừng tăng lãi suất.

Một dấu hiệu cho thấy cách tiếp cận kinh tế khác nhau giữa Mỹ và Trung Quốc có thể được nhìn thấy trong GDP danh nghĩa. Tăng trưởng GDP danh nghĩa của Mỹ đang đạt tốc độ 6,5% trong năm nay so với 4,8% của Trung Quốc, theo Bloomberg Economics, vốn vẫn chứng kiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mở rộng nhanh hơn về mặt thực tế. Đồng đô la Mỹ mạnh lên so với đồng Nhân Dân tệ cũng góp phần khiến đối thủ của Trung Quốc bị bỏ xa trong cuộc đua toàn cầu khi GDP được tính bằng Dollar Mỹ.

Mất vị thế - GDP của Trung Quốc đang giảm so với GDP của Hoa Kỳ

Nguồn: National Bureau of Statistics of China, US Bureau of Economic Analysis

Tập Cận Bình và các lãnh đạo Đảng Cộng Sản không khoanh tay ngồi yên. Một loạt các thông báo được đưa ra sau cuộc họp của Bộ Chính trị vào tháng trước, nổi bật là các đề xuất như đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thanh khoản cho các nhà phát triển và hạ thấp hàng rào mua bán bất động sản. Sau đó là việc cắt giảm lãi suất bất ngờ vào tuần trước.

Nhưng để hiểu tại sao quốc gia này lại lãnh đạm như vậy, điều đầu tiên là phải đánh giá xem nền kinh tế trông như thế nào từ quan điểm của Bắc Kinh — và quan điểm của chính ông Tập Cận Bình biến Trung Quốc thành một quốc gia “dẫn đầu thế giới về tổng hợp sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng quốc tế vào giữa thế kỷ này.”

Các lĩnh vực của nền kinh tế đang bùng nổ như xe điện, năng lượng mặt trời, gió và pin. Ở đó, đầu tư và xuất khẩu đang tăng trưởng với tốc độ hai con số, đúng kiểu tăng trưởng xanh, công nghệ cao mà Tập Cận Bình mong muốn. Ngay cả trong bối cảnh thắt lưng buộc bụng ở một số khu vực, họ vẫn dành nguồn lực để thúc đẩy hình thức tăng trưởng này, phát hành trái phiếu để tài trợ cho đường sắt cao tốc và cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo ở quy mô chưa từng có ở bất kỳ đâu trên thế giới, các khoản vay giá rẻ dành cho doanh nghiệp và hỗ trợ hào phóng cho nhu cầu của người tiêu dùng thông qua giảm thuế cho người mua xe điện.

BYD Launches Denza N7 SUV

Trong khi đó, chi tiêu cho các dịch vụ như du lịch và nhà hàng đã phục hồi mạnh mẽ so với đợt phong tỏa vào năm ngoái. Starbucks đã báo cáo mức tăng trưởng doanh số 46% tại Trung Quốc trong quý trước, các chuyến bay nội địa đang chạy cao hơn khoảng 15% so với mức trước đại dịch, khách du lịch đang phàn nàn rằng các khách sạn bình dân đang tăng giá do nhu cầu tăng cao. Điều đó tạo ra rất nhiều việc làm, giúp xoa dịu nỗi lo thất nghiệp hàng loạt của giới lãnh đạo.

Rắc rối ở đây là dù những động cơ tăng trưởng mới đó rất lớn nhưng lại không thể bù đắp được lực cản từ sự sụt giảm ngành bất động sản.
Bắc Kinh ước tính cái mà họ gọi là “nền kinh tế mới” - tên gọi của các lĩnh vực sản xuất xanh đó, cùng với các lĩnh vực công nghệ cao khác như vi mạch - đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm và chiếm hơn 17% GDP. Ngược lại, chi tiêu xây dựng bất động sản đã giảm gần 8% trong nửa đầu năm và lĩnh vực bất động sản cung cấp khoảng 20% GDP khi các ngành liên quan được đưa vào.

Country Garden Development In Ningbo

Ngành bất động sản đã bắt đầu đi lên từ cuối năm 2020, khi các nhà chức trách đưa ra 3 'lằn đỏ' là hướng dẫn quản lý tài chính ở Trung Quốc liên quan đến tỷ lệ nợ trên tiền mặt, vốn chủ sở hữu và tài sản mà các nhà xây dựng phải đáp ứng nếu họ muốn vay thêm. Vào cuối năm 2021, tập đoàn bất động sản khổng lồ China Evergrande Group đã vỡ nợ, kéo theo đó là nợ nần chồng chất tại các công ty xây dựng khác. Cho đến hôm nay, Country Garden cũng giống như Evergrande đã từng là nhà phát triển hàng đầu của Trung Quốc tính theo doanh thu, đang cảnh báo về khả năng thanh toán trái phiếu của họ.

Theo ước tính từ Citigroup , không chỉ các công ty bất động sản mà các ngành liên quan như xây dựng, thép, xi măng, thủy tinh cũng đang chịu tác động của việc doanh số bán bất động sản giảm khoảng 50% so với mức cao nhất vào năm 2020. Sự suy giảm đã ảnh hưởng đến niềm tin của các hộ gia đình. Giá trị nhà đang giảm ở mức có thể nhiều hơn so với những con số 1 chữ số khiêm tốn trong dữ liệu chính thức. Đó là một rủi ro lớn khi bất động sản chiếm tới 70% tài sản hộ gia đình của Trung Quốc, cùng với 40% tài sản thế chấp do các ngân hàng nắm giữ.

Cú đánh vào sự giàu có đang khiến các hộ gia đình cảm thấy nghèo hơn, làm giảm nhu cầu tiêu dùng của họ, đây là đòn giáng thứ hai vào tăng trưởng. Và khi các công ty hạ thấp kỳ vọng về lợi nhuận và thu hẹp quy mô đầu tư cũng như các kế hoạch tuyển dụng, tác động sẽ mọc lên như nấm. Các thành phố đã cảnh báo về tình trạng dư thừa tài xế taxi tư nhân trong nền kinh tế lớn, đây là dấu hiệu về nhu cầu lao động yếu.

Một số người đang kêu gọi Bắc Kinh phá vỡ chu kỳ bằng các biện pháp xây dựng lòng tin mạnh mẽ. Cố vấn NHTW, Cai Fang gần đây đã kêu gọi kích thích trực tiếp cho người tiêu dùng. Ông và các nhà kinh tế có cùng quan điểm rằng một vài nghìn tỷ nhân dân tệ (hàng trăm tỷ đô la) được tài trợ bởi khoản vay của Chính phủ Trung ương sẽ kích thích tiêu dùng.

Nhưng Bắc Kinh khó có thể chấp nhận những đề xuất đó. Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, cách tốt nhất để hỗ trợ tiêu dùng là thông qua hỗ trợ việc làm, điều này tốt nhất khi hỗ trợ khu vực doanh nghiệp thông qua cắt giảm thuế, Wang Tao, nhà kinh tế trưởng Trung Quốc của Tập đoàn tài chính UBS cho biết.
Chính quyền Trung ương vẫn kiên định với mục tiêu thâm hụt ngân sách là 3% GDP. Tập Cận Bình trước đây đã cảnh báo chống lại cái bẫy “Lợi ích nhóm” mà các quan chức cấp cao cho rằng có thể dẫn đến “sự lười biếng”. Ngoài ra còn có vấn đề chính trị trong việc quyết định số tiền mà các hộ gia đình nên nhận được ở một quốc gia cực kỳ bất bình đẳng với 1,4 tỷ người, chưa kể đến khả năng tham nhũng.

Mặc dù Tập Cận Bình không từ bỏ mối quan tâm lâu dài của Đảng đối với tăng trưởng kinh tế hàng đầu, nhưng ông đã bổ sung thêm một loạt mục tiêu khác để các quan chức hướng tới. Cùng với việc kiểm soát đòn bẩy tài chính, ông đã nhiều lần nói với các đảng viên và quan chức rằng không nên hy sinh an ninh quốc gia, chuẩn bị rủi ro và giảm ô nhiễm để đạt được tăng trưởng cao hơn.

Ông Michael Hirson, từng làm việc cho Bộ Tài chính Mỹ tại Bắc Kinh, lưu ý rằng “Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh nhiều lần trong năm nay rằng các quan chức nên tập trung giảm thiểu rủi ro và không nên theo đuổi những mục tiêu ngắn hạn”. “Tuy nhiên, bây giờ chính quyền địa phương cũng được yêu cầu hỗ trợ tăng trưởng. Do đó, nhiều quan chức có thể coi kích thích kinh tế một cách khiêm tốn là bước đi an toàn hơn”, ông Hirson nhận xét.

Điều này khiến nhiều nhà quan sát kết luận rằng Trung Quốc sẽ loay hoay tìm cách hỗ trợ những doanh nghiệp đang gặp khó khăn và tung ra những biện pháp hạn chế để thúc đẩy tâm lý người tiêu dùng, hơn là một kế hoạch kích thích toàn diện. Nhưng không thể loại trừ những bước đi táo bạo — đặc biệt nếu rủi ro chính trị quá cao. Xét cho cùng, Tập Cận Bình đã cho phép gỡ bỏ các hạn chế đi lại thời Covid vào cuối năm ngoái sau các cuộc biểu tình tự phát phản đối lệnh phong tỏa và những lời kêu gọi phế truất ông.

Country Garden Developments As Canceled Share Sale Worsens Funding Woes

Cho đến nay, việc thúc đẩy kỳ vọng chỉ là thứ yếu sau những lo lắng về bong bóng nhà đất và đầu tư lãng phí của nhà nước có nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng nặng nề trong tương lai. Liệu mức độ suy thoái kinh tế mà Tập Cận Bình và các trợ lý hàng đầu của ông sẵn sàng chịu đựng sẽ là bao nhiêu?

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ