Chứng khoán Mỹ có còn hấp dẫn trước lạm phát?

Chứng khoán Mỹ có còn hấp dẫn trước lạm phát?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:24 07/10/2021

Tỷ suất sinh lời của thị trường chứng khoán Mỹ giờ đang ở mức gần như thấp nhất trong vòng mười năm nay, sau khi điều chỉnh theo lạm phát, trước việc bảng cân đối kế toán khổng lồ của Fed gây mất cân bằng cho thị trường tài chính toàn cầu.

Tỷ suất sinh lời thực của chỉ số S&P 500 ở mức 1.64% theo mức giá đóng cửa phiên thứ Ba. Mức đáy của thước đo này là 1.16% trong tháng Năm, và mức đỉnh là 9.32% vào cuối năm 2018. 

Tỷ suất sinh lời thực thấp như vậy cho thêm chứng cớ rằng chứng khoán đang được định giá quá cao. Trong tháng 9/2020, vốn hóa của cả thị trường chứng khoán Mỹ, theo chỉ số Wilshire 5000, là 35.2 nghìn tỷ USD. Điều này tức là khi kinh tế Mỹ chưa bước vào suy thoái, giới đầu tư đang trả 1.8 đồng cho 1 đồng lợi nhuận, vượt xa mức 1.67 từ bong bóng dot-com đầu thế kỷ XXI. Trong năm nay, chỉ số Wilshire 5000 đã tăng gần 30%, tiếp tục đẩy vốn hóa thị trường cao hơn.

Việc định giá phi lý này là tác dụng phụ của chính sách siêu nới lỏng mà Fed áp dụng. Bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng từ $891 triệu từ trước khủng hoảng tài chính toàn cầu lên $8.5 nghìn tỷ, đồng nghĩa với việc Fed đã liên tục mua $1 triệu trái phiếu mỗi phút.

Điều này khiến lợi suất danh nghĩa trái phiếu kho bạc 10 năm không thể tăng cao sau đại dịch, dù dự báo cho thấy kinh tế Mỹ đang tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, cả năm nay và năm sau.

Chứng khoán thực sự đang bị định giá cao, và vẫn sẽ tiếp tục nằm ngoài tầm với của các nhà đầu tư giá trị nếu lợi suất trái phiếu không đổi. Trái phiếu 10 năm hiện như một cổ phiếu có chỉ số P/E lên tới 65. Tệ hơn nữa, lợi suất thực của trái phiếu 10 năm hiện ở mức -0.9%, và đặt cạnh chỉ số S&P 500, tỷ suất sinh lời của cổ phiếu vẫn còn hấp dẫn hơn.

Đây cũng là lý do tại sao chỉ số S&P 500, dù với P/E dự phóng lên tới 21, vẫn có thể thu hút nhà đầu tư dù đang không hề rẻ. Và điều này sẽ tiếp diễn nếu lợi suất danh nghĩa không thể tăng cao khi Fed công bố thắt chặt và tăng lãi suất.

Trong khi Fed hoàn toàn có thể mua trái phiếu vô hạn, đây sẽ là một thực tế không ai muốn. Fed sẽ không thể dừng việc này lại, trừ khi đã lên kế hoạch trước từ rất lâu. Điều này cũng là bài học cho các ngân hàng trung ương toàn cầu cũng nên cẩn trọng với việc mua trái phiếu trong thời kỳ suy thoái.

Nếu không, họ sẽ chịu tội gây bất ổn trên thị trường tài chính. Khi thị trường sập - và thị trường luôn sập - do những bất ổn này sẽ cần một biện pháp mạnh hơn thế rất nhiều. Đây là điều ta đã học được từ khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn mà đã dẫn tới khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Như nhà triết học George Santayana từng nói, những kẻ quên đi lịch sử, ắt sẽ lặp lại nó. Và đây chính là điều thị trường chứng khoán đang muốn chúng ta biết.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!
Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

Tăng thâm hụt ngân sách: Cả ông Trump và bà Harris đều chung "nước đi" này!

Kamala Harris đã giành chiến thắng trong cuộc tranh luận tổng thống với Trump. Harris nổi bật với tầm nhìn hướng tới tương lai, nhấn mạnh các chủ đề như quyền phá thai, pháp quyền và chính sách đối ngoại liên quan đến chiến tranh ở Ukraine và Gaza. Ngược lại, Trump tập trung vào chỉ trích chính quyền hiện tại mà không đưa ra kế hoạch hay sáng kiến cụ thể.
Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cắt giảm 50 bps: Dấu hiệu suy thoái hay bước ngoặt mới của Fed?

Sau cuộc họp FOMC, Fed đã bắt đầu "bước ngoặt chính sách" bằng việc cắt giảm lãi suất 50 bps, dự kiến tiếp tục nới lỏng trong năm 2024 - 2026, song thị trường cần thận trọng theo dõi các chỉ báo quan trọng như XRT, DBC, DBA và diễn biến của USD để đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô và xu hướng thị trường tài chính.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ