Chuyên gia JPMorgan: Chứng khoán sẽ bị bán tháo nếu trần nợ công của Mỹ không chốt được

Chuyên gia JPMorgan: Chứng khoán sẽ bị bán tháo nếu trần nợ công của Mỹ không chốt được

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:48 16/05/2023

Chuyên gia Marko Kolanovic của JPMorgan Chase khuyến nghị khách hàng giảm tỷ trọng cổ phiếu, trích dẫn khủng hoảng nợ năm 2011 như một dẫn chứng.

Chuyên gia JPMorgan: Khả năng chứng khoán sẽ bị bán tháo khi các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ kéo dài
Chuyên gia JPMorgan: Khả năng chứng khoán sẽ bị bán tháo khi các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ kéo dài

Hôm thứ Hai, Marko Kolanovic của JPMorgan Chase & Co. đã tham gia vào nhóm các chiến lược gia Phố Wall để cảnh báo rằng sự bế tắc về trần nợ của Hoa Kỳ là một cơn gió ngược đe dọa triển vọng của thị trường chứng khoán.

Chiến lược gia này tiếp tục duy trì khuyến nghị hạ tỷ trọng đối với cả chứng khoán Mỹ và châu u khi ngày 1/6 sắp đến gần, khi bế tắc chính trị trong việc tìm giải pháp có thể là yếu tố làm trầm trọng thêm nguy cơ suy thoái — đặc biệt nếu nhìn từ khủng hoảng nợ năm 2011.

“Mặc dù phải thừa nhận rằng việc tài sản rủi ro bị bán tháo nghiêm trọng do vấn đề trần nợ của Hoa Kỳ vào tháng 8 năm 2011 đã bị khuếch đại bởi cuộc khủng hoảng nợ châu u, nhưng thời điểm hiện tại cũng sẽ khó tránh được việc thị trường bán tháo tài sản rủi ro nếu quyết định về trần nợ được ban hành ngay sát ngày vỡ nợ - như vào tháng 8 năm 2011,” Kolanovic cho biết trong một lưu ý gửi khách hàng hôm thứ Hai.

Chứng khoán Mỹ trầm lắng trong phiên giao dịch vào thứ Hai khi các nhà đầu tư xem xét các cuộc thảo luận về trần nợ cùng với triển vọng chính sách tiền tệ của Fed.

Kolanovic là một trong những nhà đầu cơ giá lên lớn nhất của Phố Wall trong phần lớn năm 2022 nhưng kể từ đó, ông đã thay đổi quan điểm do triển vọng kinh tế đang xấu đi trong năm nay, cắt giảm phân bổ vốn vào ngân hàng trong các thời điểm giữa tháng 12, tháng 1 và tháng 3.

Trước đó vào thứ Hai, Mike Wilson của Morgan Stanley cũng đưa ra một cảnh báo tương tự về thời hạn trần nợ, lưu ý các khách hàng của ngân hàng rằng vấn đề khó có thể được giải quyết nếu không có một số biến động ngắn hạn. Trong khi đó, Jean Boivin và Wei Li của BlackRock Investment Institute cũng cho biết những vấn đề liên quan đến nợ quốc gia sẽ khiến thị trường biến động.

Các nhà đầu tư sẽ nhận được thông tin mới nhất về giải pháp trần nợ vào thứ Ba khi Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tái họp mặt sau các cuộc đàm phán cấp cao về vấn đề này vào cuối tuần vừa qua. Biden cho biết hôm thứ Bảy rằng các cuộc thảo luận đang diễn ra nhưng “vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.”

Nói rộng hơn, Kolanovic và nhóm của ông cho biết chứng khoán dường như đang bị mất kết nối với thị trường trái phiếu, dữ liệu kinh tế xấu đi và rủi ro trần nợ.

Ông nói: “Nhìn chung, chúng tôi đang thấy các dữ liệu kinh tế chỉ ra khó khăn trong dài hạn, nhưng thị trường có vẻ đưa ra các giả định lạc quan hơn. Đà tăng của một số ít cổ phiếu có thể dễ dàng đảo ngược.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 3): Harris liệu có đủ linh hoạt trong một thế giới "đa cực"?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 3): Harris liệu có đủ linh hoạt trong một thế giới "đa cực"?

Kamala Harris đang có cơ hội định hình tương lai của Mỹ trên đấu trường quốc tế. Nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, thế giới sẽ chứng kiến một tầm nhìn mới về chính sách đối ngoại của Mỹ, từ việc củng cố các liên minh toàn cầu cho đến việc đối phó với các thách thức từ Trung Quốc và Trung Đông. Nhưng cùng với cơ hội là những thách thức phức tạp, khi bà phải điều hướng trong một thế giới đa cực và biến động mạnh mẽ.
Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 2): Vấn đề xung đột Nga - Ukraine, sự nổi lên của các quốc gia trung lập
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 2): Vấn đề xung đột Nga - Ukraine, sự nổi lên của các quốc gia trung lập

Kamala Harris đang có cơ hội định hình tương lai của Mỹ trên đấu trường quốc tế. Nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, thế giới sẽ chứng kiến một tầm nhìn mới về chính sách đối ngoại của Mỹ, từ việc củng cố các liên minh toàn cầu cho đến việc đối phó với các thách thức từ Trung Quốc và Trung Đông. Nhưng cùng với cơ hội là những thách thức phức tạp, khi bà phải điều hướng trong một thế giới đa cực và biến động mạnh mẽ.
Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 1): Chính sách đối ngoại của Harris sẽ thay đổi như thế nào?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 1): Chính sách đối ngoại của Harris sẽ thay đổi như thế nào?

Kamala Harris đang có cơ hội định hình tương lai của Mỹ trên đấu trường quốc tế. Nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, thế giới sẽ chứng kiến một tầm nhìn mới về chính sách đối ngoại của Mỹ, từ việc củng cố các liên minh toàn cầu cho đến việc đối phó với các thách thức từ Trung Quốc và Trung Đông. Nhưng cùng với cơ hội là những thách thức phức tạp, khi bà phải điều hướng trong một thế giới đa cực và biến động mạnh mẽ.
Phân hóa giai cấp ở Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phân hóa giai cấp ở Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt?

Tại Trung Quốc, khái niệm "ba thế hệ trong ngành thuốc lá" phản ánh sự bất bình đẳng và đóng băng địa vị xã hội. Dù từng có cơ hội thăng tiến trong những năm 1990, giờ đây, lớp tinh hoa duy trì quyền lực khiến nhiều người nghèo khó càng thêm chật vật. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, oán giận gia tăng khi thành công không còn chỉ phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân mà còn vào mối quan hệ gia đình.
Tái cấu trúc BoE: Những đề xuất đột phá cho Rachel Reeves
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tái cấu trúc BoE: Những đề xuất đột phá cho Rachel Reeves

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, Bộ trưởng Rachel Reeves có cơ hội để thực hiện những cải cách quan trọng đối với BoE. Với những đề xuất táo bạo nhằm điều chỉnh mục tiêu lạm phát, thay đổi cơ cấu Ủy ban Chính sách Tiền tệ và khuyến khích sự hợp tác giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, Reeves không chỉ tìm cách làm mới BoE mà còn hướng đến một nền kinh tế ổn định hơn cho tất cả công dân Vương quốc Anh.
Trump có nguy cơ sẽ tự tay "hạ bệ" USD
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump có nguy cơ sẽ tự tay "hạ bệ" USD

Mặc dù Donald Trump tuyên bố rằng các quốc gia đang từ bỏ USD, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Đồng tiền này vẫn là trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nếu những lời đe dọa về thuế quan 100% của ông được thực hiện, chính Trump sẽ là người gây ra thảm họa cho đồng tiền này và kinh tế Mỹ, thay vì cứu nó như ông vẫn khẳng định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ