Năm 2022, lạm phát tăng vọt, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất để ngăn chặn đà tăng lương. Giờ đây, khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, Fed lại đang phát đi tín hiệu sẵn sàng hạ lãi suất để ngăn chặn tình trạng cắt giảm việc làm, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc lạm phát sẽ cao hơn đôi chút trong một thời gian.
Chứng khoán châu Á biến động trái chiều vào đầu phiên thứ Hai (25/03) khi nhà đầu tư chờ đợi loạt dữ liệu kinh tế mới trong tuần này bao gồm cả thước đo lạm phát chính của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Đồng Yên suy yếu, giảm xuống gần mức thấp kỷ lục so với đồng USD, chủ yếu do lãi suất ở Nhật Bản vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và các nơi khác, làm giảm sức hấp dẫn của đồng Yên.
Chỉ số CPI của Nhật Bản đã tăng lên với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng, khiến thị trường đặt câu hỏi liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thực hiện đợt tăng lãi suất tiếp theo vào cuối năm nay hay không.
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều vào thứ Sáu (22/03), dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn sau khi dữ liệu mới về lạm phát dai dẳng tại Mỹ xuất hiện.
Josh Schiffrin, Giám đốc bộ phận chiến lược giao dịch của Goldman, lưu ý: “Nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ ngay cả khi lãi suất ở mức cao, cùng những thay đổi hậu COVID như chi tiêu chính phủ tăng. Hơn thế nữa, một số quan chức Fed cho biết lãi suất trung lập đã tăng và sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới".
Nền kinh tế New Zealand bất ngờ rơi vào suy thoái trong ba tháng cuối năm 2023, khiến đồng NZD ban đầu mất giá khi nhà đầu tư tăng cường đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất.