AUD/USD tăng nhẹ sau khi Trung Quốc báo cáo kết quả GDP quý II đạt 0.4% (dự báo 1%). Tốc độ tăng trưởng chậm lại là do dịch Covid 19 khiến người dân không thể ra ngoài từ tháng 3 đến tháng 5. Triển vọng bất động sản Trung Quốc ảm đạm, người mua nhà không được đồng ý cho vay các khoản thế chấp.
USD/JPY tiến lên trên mức đỉnh hàng năm (139.39), hiện đang kiểm tra khu vực 139.91. Cặp tiền mở rộng đà tăng, ảnh hưởng bởi dữ liệu CPI Hoa Kỳ tháng 6, đẩy chỉ báo RSI vào vùng quá mua lần thứ sáu trong năm nay.
EUR/USD tiến lên trên vùng ngang giá, tăng nhẹ từ mức đáy hàng năm (0.9952). Thị trường dự đoán kết quả báo cáo Doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ có thể khiến EUR/USD suy yếu do Fed sẵn sàng siết chặt chính sách tiền tệ.
Yên Nhật giảm hơn 10% so với Đô la Mỹ trong quý thứ hai khiến USD/JPY tăng phi mã. Cặp tiền phá qua mức đỉnh năm 2015 vào tháng 4, tăng hơn 6.72%, tiến tới vùng đỉnh năm 1998.
Thị trường biến động mạnh qua đêm khi CPI Hoa Kỳ tăng vọt, đạt 9.1% y/o/y. S&P 500 giảm 0.45% trong khi đường cong lợi suất 2-10 năm chạm mức thấp nhất kể từ năm 2007, dấy lên nỗi lo ngại về suy thoái toàn cầu.
Dầu thô tăng vọt sau đà giảm khoảng 8% hôm thứ Ba, chạm mức thấp nhất trong 4 tháng vừa qua bất chấp nguồn cung khan hiếm. Sự giằng co giữa cung và cầu dự kiến sẽ tiếp tục trong những tháng tới khiến thị trường dầu biến động.
Đồng bảng Anh nhận được hỗ trợ từ số liệu GDP tích cực sáng nay. Bỏ qua những bê bối liên quan đến chính trị, hoạt động sản xuất công nghiệp và chế tạo trong tháng 5 củng cố tâm lý thị trường.
EUR/CHF và USD/CHF hình thành mô hình hai đỉnh khi chạm mức cao nhất vào giữa tháng 5 và tháng 6. Kể từ đó đến nay, EUR/CHF suy yếu nhưng USD/CHF thì đang tìm lại đỉnh cũ. Xu hướng giá sẽ còn có thể ảnh hưởng bởi phân kỳ chính sách giữa ECB và Fed.