Cuộc chiến lật đổ USD đang diễn ra như thế nào
Huyền Trần
Junior Analyst
Những nỗ lực lật đổ đồng bạc xanh liệu đã làm lay động ngai vàng
Trong năm 2018, các quan chức châu Âu đã chứng kiến việc Tổng thống Donald Trump hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, áp đặt lại các biện pháp trừng phạt và đang cân nhắc ngắt kết nối ngân hàng của Iran với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với tình hình này. Mỹ đang sử dụng quyền lực tài chính của mình để ép buộc các đồng minh trừng phạt Iran. Do đó, các công ty châu Âu buộc phải rời bỏ Iran vì lo sợ lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ.
Trong bối cảnh này, Anh, Pháp và Đức đã quyết định chống lại Mỹ. Họ cho ra đời "Công cụ Hỗ trợ Trao đổi Thương mại" (INSTEX), một hệ thống trao đổi hàng hóa mà không cần dùng đến Đô la Mỹ. Thêm vào đó, 7 quốc gia khác của Liên minh Châu Âu cũng đã đăng ký tham gia. Vào tháng 3/2020, INSTEX đã tiến hành giao dịch đầu tiên bằng việc hỗ trợ bán hàng hóa y tế cho Iran.
Nhưng giao dịch đầu tiên của INSTEX cũng là giao dịch cuối cùng. Bên phía Iran đã từ chối nhiều thỏa thuận được đề xuất. Các công ty châu Âu lo sợ rằng việc trao đổi hàng hóa thông qua INSTEX có thể khiến Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên họ. Cuối cùng, INSTEX đã yên lặng tan rã vào năm 2023, chỉ ba năm sau khi nó được thành lập. Thay vì có thể phá vỡ ảnh hưởng độc quyền của cho đồng USD, thì nó lại làm nổi bật sự vững mạnh của đồng bạc xanh.
Sự kiện này chỉ minh họa được một phần nhỏ trong cuộc cạnh tranh âm thầm nhưng quyết liệt với mong muốn làm suy yếu vị thế hàng đầu của đồng bạc xanh. Thế giới có nhiều lý do khi mong muốn có nhiều lựa chọn thay thế cho đồng USD. Một Washington không ổn định khiến việc dự đoán chính sách kinh tế dài hạn và giá trị của USD trở thành một trò đùa. Các chính trị gia thường xuyên mâu thuẫn về việc nâng mức nợ quốc gia. Nếu không nâng thì có thể dẫn đến vỡ nợ, gây nguy hiểm cho vị thế của trái phiếu kho bạc-loại tài sản an toàn nhất Thế Giới. Trong vài năm qua, Cục Dự trữ Liên bang đã để lạm phát tăng mạnh hơn bao giờ hết kể từ những năm 1980 và vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát được lạm phát.
Tuy nhiên, bất chấp những động cơ làm suy yếu đồng Đô la, vẫn không có một đối thủ nào có thể cướp ngôi vương của nó với tư cách là đồng tiền dự trữ Thế giới. Thay vào đó, Eswar Prasad của Viện Brookings lập luận rằng, cuộc đua giành vị trí thực sự đã diễn ra giữa các loại tiền tệ - một quá trình mà ông gọi là “sự phân mảnh của tầng thứ hai”. Ngược lại, ngay cả khi có hàng tá lý do khi mong muốn thoát khỏi sự thống trị của đồng Đô la, thì nó vẫn sừng sững và giữ vững ngôi vương trước các đối thủ của mình.
Không có ví dụ nào rõ ràng hơn để minh họa tầm quan trọng của đồng Đô la Mỹ trong các giao dịch tiền tệ. Điều này được thể hiện qua việc tỷ lệ giao dịch các đồng tiền liên quan đến Đô la Mỹ giữ ở mức cao từ 85% đến 90% kể từ đầu thế kỷ 21. Đồng Đô la Mỹ được sử dụng phổ biến trong thanh toán toàn cầu, thương mại và luồng vốn, và đóng vai trò trung tâm trong hoạt động của các nhà giao dịch ngoại hối. Nếu bạn muốn đổi đồng bảng Anh sang đồng Yên, bạn có thể đổi trực tiếp; nhưng nếu bạn muốn đổi Ringgit lấy Zloty thì nó sẽ phức tạp hơn. Bạn sẽ bán đồng Ringgit để nhận USD và sau đó sẽ dùng USD để mua Zloty. Thị trường ngoại hối sẽ hưởng lợi nếu một đồng tiền duy nhất đảm nhận vai trò quan trọng này. Việc một đồng tiền duy nhất giữ vai trò trung tâm giúp tạo ra các nhóm thanh khoản riêng biệt. Điều này có nghĩa là các loại tiền tệ ít được giao dịch có thể được kết hợp lại với nhau trong các nhóm thanh khoản.
Trong khi đó, số phận của các đồng tiền khác đã có nhiều biến động. Năm 2001, đồng EUR đã từng là một ứng cử viên tiềm năng: nó được sử dụng trong một khối các quốc gia có sản lượng kinh tế tương đương với Mỹ và chiếm 38% trong tổng số giao dịch ngoại hối. Tuy nhiên, trong hai thập kỷ tiếp theo, khi các đồng tiền khác như đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trở nên phổ biến hơn, chúng đã chiếm lĩnh một phần lớn thị phần giao dịch của đồng Euro - nhiều hơn so với đồng USD. Đến năm 2022, thị phần của đồng Euro đã giảm xuống còn 31%. Đồng JPY cũng gặp tình trạng tương tự. Như vậy, khoảng cách giữa đồng Đô la và các đối thủ lại được gia tăng. Trong những năm gần đây, việc sử dụng đồng Đô la trong các thanh toán quốc tế cũng tăng lên. Nó chiếm 47% trong số giao dịch được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT vào tháng 1, tăng từ 38% so với ba năm trước.
Xu hướng tương tự cũng được thể hiện rõ ràng trong việc phân chia tiền tệ dự trữ của ngân hàng Trung Ương. Các dự trữ ngoại hối như vậy tồn tại để được triển khai trong những thời điểm hỗn loạn hoặc khủng hoảng. Điều quan trọng là chúng phải có khả năng thanh khoản cao và tốt nhất là bao gồm một sự đa dạng các đồng tiền quan trọng nhất được sử dụng trong thương mại của quốc gia đó.
Những ưu thế này đảm bảo cho khả năng chiến thắng của đồng Đô la (xem biểu đồ). Mặc dù thị phần của đồng Euro tăng trong thập kỷ sau khi nó ra đời, vào năm 2009 đã lên đến 28% so với 62% của đồng Đô la, nhưng sau cuộc khủng hoảng nợ của khu vực Euro nó đã giảm mạnh xuống còn 20% vào năm 2023 so với 58% của đồng Đô la. Đồng nhân dân tệ và đồng đô la Úc và Canada mỗi đồng tiền đều tăng tỷ lệ dự trữ lên hơn 2%. Tuy nhiên, giống như trên thị trường ngoại hối, sự trỗi dậy của các đồng tiền này đã gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của đồng bạc xanh.
Vị thế của đồng USD vẫn được giữ nguyên ngay cả khi phương Tây đóng băng các dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga vào năm 2022. Các đối thủ địa chính trị của Mỹ có thể muốn các lựa chọn khác, nhưng không có ai có thể sánh kịp tính thanh khoản hoặc tính trung tâm của đồng Đô la trong thương mại toàn cầu. Do đó, ngay từ đầu việc dự trữ của họ sẽ gặp khó khăn hơn.
Sức hấp dẫn của đồng USD trở nên vững chắc trên nhiều phương diện. Nhu cầu chưa từng có làm giảm lãi suất đối với nợ bằng Đô la, khiến nó trở thành lựa chọn ưu tiên cho các công ty và chính phủ vay bằng ngoại tệ. (Gần một nửa số khoản vay ngân hàng xuyên biên giới và chứng khoán nợ được tính bằng Đô la.) Niềm tin chung rằng Fed có sức mạnh vượt trội hơn so với các ngân hàng Trung ương khác đủ để đảm bảo rằng đồng Đô la sẽ tăng giá trong cuộc khủng hoảng, như trong năm 2008 tình hình tồi tệ nhất đã xảy ra và bắt nguồn từ chính nước Mỹ. Điều này lại dẫn đến việc tài sản bằng Đô la, đặc biệt là trái phiếu của Bộ Tài chính, được coi là an toàn hơn các loại tài sản khác và vì thế nó được coi là tài sản thế chấp hữu ích hơn.
Những nỗ lực để thúc đẩy phát triển các phương tiện thanh toán hiện đại hơn đã gặp khó khăn. Các loại tiền điện tử như Bitcoin dễ bị dao động mạnh về giá trị, làm cho chúng trở thành các phương tiện tính toán hoặc lưu trữ giá trị không đáng tin cậy, đây là hai chức năng quan trọng đối với một đồng tiền. Các kỹ thuật số có giá trị ổn định đã khắc phục được điều này bằng cách liên kết với các đồng tiền chính thống. Tuy nhiên, chỉ có những đồng tiền liên kết với Đô la (và do đó nó vẫn phụ thuộc vào đồng USD) mới đạt được sự phổ biến gần như như vậy.
Các ngân hàng Trung ương dần dần bắt đầu phát hành các loại tiền kỹ thuật số của riêng họ. Dự án thí điểm lớn nhất, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã đạt tổng khối lượng giao dịch chỉ 1,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (250 tỷ USD) vào tháng 6/2023. Ngay cả khi các loại tiền kỹ thuật số như vậy phát triển thành công thì vẫn cần chứng minh được giá trị đặc biệt của nó trước khi Mỹ bắt tay vào làm, để tạo ra một lợi thế lớn hơn so với đồng Đô la.
Các ngoại tệ còn lại
Các mối đe dọa tiềm ẩn khác đối với đồng Đô la vẫn còn hiện hữu. Sự phát triển của các hệ thống thanh toán thay thế và các giao dịch không cần đến đồng Đô la có thể gia tăng, do sự vi phạm quá mức của các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Nếu CIPS của Trung Quốc được hưởng lợi chính, vận mệnh của đồng nhân dân tệ có thể tăng vọt (mặc dù việc kiểm soát vốn sẽ khiến các ngân hàng Trung Ương nước ngoài cảnh giác khi dựa vào nó như một đồng tiền dự trữ). Hiện tại, ngay cả ở Trung Quốc, năm ngoái là năm đầu tiên thanh toán xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ và vượt qua thanh toán bằng đồng Đô la.
Xét theo đồng tiền dự trữ trước đây của thế giới là đồng bảng Anh, vốn đã giảm giá trong nhiều thập kỷ trước khi bị đồng Đô la thay thế, những thay đổi như vậy có thể sẽ diễn ra với tốc độ chóng mặt. Điều này chỉ có thể xảy ra khi có một cuộc khủng hoảng mới làm kích thích các biến đổi của hệ thống tài chính toàn cầu.
The Economist