Cuộc chiến tiền tệ ngược

Cuộc chiến tiền tệ ngược

20:27 22/02/2022

Tỷ giá hối đoái lâu nay là một chủ đề nhạy cảm giữa các quốc gia. Nếu như trước đây không ít quốc gia bị cáo buộc là đã làm giảm giá đồng nội tệ để thúc đẩy tăng trưởng. Thậm chí nhiều nước còn bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách theo dõi thao túng tiền tệ.

Xu hướng tăng tỷ giá

Tuy nhiên tình hình đã thay đổi. Hiện nay, áp lực lạm phát đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nền kinh tế thay vì tăng trưởng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền tăng giá có thể giúp hạ nhiệt giá cả bằng cách làm cho các sản phẩm từ nước ngoài rẻ hơn.

Vào tháng 12, Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ Thomas Jordan đã lưu ý rằng sức mạnh của đồng franc - vốn gây nhiều khó khăn cho kinh tế nước này - đã giúp nước này thoát khỏi tình trạng lạm phát tăng đột biến ở khu vực đồng euro và Hoa Kỳ. Jordan cho biết: “Chúng tôi đã có thể ngăn chặn sự gia tăng lạm phát mạnh hơn ở Thụy Sĩ bằng cách cho phép một mức tăng giá danh nghĩa nhất định. Nó làm cho hàng nhập khẩu rẻ hơn”.

Thống đốc NHTW Ba Lan Adam Glapinski cũng cho biết ông sẽ hoan nghênh đồng zloty mạnh hơn để "hỗ trợ thắt chặt tiền tệ", nhấn mạnh một sự thay đổi khi mà trước đó NHTW nước này đã can thiệp vào đồng nội tệ.

Singapore - quốc gia sử dụng tỷ giá hối đoái làm công cụ chính sách tiền tệ chính của mình cũng đã bất ngờ thắt chặt vào tháng 1 để tham gia cuộc chiến toàn cầu chống lạm phát gia tăng, đưa đồng tiền của nước này lên cao mạnh nhất kể từ tháng 10.

Aaron Hurd, Giám đốc danh mục đầu tư tại State Street Global Advisors cho biết: “Đó là đòn bẩy chính của chính sách tiền tệ”. Vì vậy, họ đúng khi dùng thử hoặc khuyến khích một loại tiền tệ mạnh hơn như là một phần của chu kỳ thắt chặt tổng thể của họ.

Ngay cả các nền kinh tế lớn cũng đang "ngấm ngầm" ủng hộ sự mạnh lên của đồng nội tệ như một công cụ để kiểm soát lạm phát. Theo mô hình SHOK của Bloomberg Economics, việc đồng đôla tăng 10% tính theo tỷ trọng thương mại trong quý thứ hai sẽ giúp lạm phát giảm khoảng 0,4 điểm phần trăm trong hai quý tiếp theo. Tác động lớn hơn một chút trong khu vực đồng euro trong trường hợp đồng euro tăng 10% trên cơ sở tương tự.

Mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell, Chủ tịch NHTW châu Âu Christine Lagarde và những người khác đã tránh ủng hộ sự tăng giá gần đây với đồng tiền của họ, họ cũng không từ chối. Kết quả là các chiến lược gia tại Goldman Sachs Group Inc. và những tổ chức khác trên Phố Wall đang tuyên bố một "cuộc chiến tranh tiền tệ đảo ngược" đang diễn ra khi các nhà hoạch định chính sách tìm ra một công cụ để dập tắt lạm phát đó là tăng tỷ giá hối đoái.

“Có một sự thay đổi lớn khi (các NHTW) không còn nghĩ rằng việc tăng giá tiền tệ là điều không mong muốn”, George Cole, Trưởng bộ phận Chiến lược tỷ giá châu Âu tại Goldman Sachs cho biết. "Sẽ không làm tôi ngạc nhiên nếu chúng ta ngày càng thấy các NHTW G10 nhận ra rằng thực sự một đồng tiền mạnh có thể là bạn của bạn trong chu kỳ thắt chặt này".

Trong một báo cáo cho khách hàng, Cole và đồng nghiệp Michael Cahill gợi ý rằng khi Fed có vẻ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh hơn dự đoán trước đây, các đối tác sẽ tìm cách bắt kịp để tránh tỷ giá hối đoái thấp hơn. Goldman Sachs ước tính rằng các NHTW lớn sẽ cần phải tăng lãi suất trung bình khoảng 10 điểm cơ bản để có một điểm phần trăm thay đổi trong đồng tiền của họ.

Không phải tất cả

Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia đều đi theo xu hướng đó. Chẳng hạn đối với Trung Quốc, việc đồng nội tệ tăng giá tiền mạnh hơn đã giúp bù đắp việc giá hàng hóa cao, một yếu tố khiến chi phí sản xuất tăng cao. Đồng nhân dân tệ là đồng tiền tăng giá mạnh thứ hai ở châu Á tính từ đầu năm đến nay. Điều đó đã tạo cơ hội để NHTW Trung Quốc có thêm dư địa cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng vốn đang gặp nhiều khó khăn vì dịch bệnh và sự sụt giảm của thị trường bất động sản.

Hay như tại Nhật Bản, quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát quá thấp chứ không phải quá cao. Thống đốc NHTW Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã nói với các nhà hoạch định chính sách trong tuần này rằng, đồng yên yếu đã không thúc đẩy nhiều chi phí nhập khẩu.

Đồng yên của Nhật Bản là đồng tiền hoạt động kém nhất trong nhóm G10 kể từ tháng 3/2020 khi đã để mất 17% giá trị trên cơ sở điều chỉnh lạm phát so với các đối tác thương mại lớn, theo thước đo từ JPMorgan Chase & Co.

Hơn nữa không phải nền kinh tế nào cũng sẽ được hưởng lợi trong cuộc chiến chống lạm phát khi đồng tiền mạnh hơn, mà nó phụ thuộc nhiều vào cơ cấu của rổ lạm phát và các áp lực lạm phát nội tại, chẳng hạn như tăng lương. Đồng tiền mạnh hơn cũng sẽ không làm giảm được lạm phát ở các nền kinh tế dựa vào dịch vụ trong nước để tăng trưởng.

Nhưng đối với những NHTW cần kiềm chế đà tăng giá, việc cho phép đồng tiền của mình mạnh lên là một công cụ quan trọng khi kết hợp với chi phí đi vay cao hơn. Đó sẽ là một điểm đáng nói tại G-20, Priyanka Kishore của Oxford Economics cho biết. “Có khả năng sẽ có cuộc thảo luận xung quanh những hậu quả tiềm ẩn từ sự thay đổi quan điểm của NHTW theo hướng diều hâu ở nhiều nền kinh tế lớn, đặc biệt là khi đồng tiền yếu hơn sẽ là một nguồn bổ sung của lạm phát nhập khẩu”, bà nói.

Link gốc tại đây.

Theo Thời báo Ngân hàng

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ