Cuộc chiến trong ma trận cung ứng toàn cầu: "Ngư ông đắc lợi" hay thực chất là "Lưỡng bại câu thương"?

Cuộc chiến trong ma trận cung ứng toàn cầu: "Ngư ông đắc lợi" hay thực chất là "Lưỡng bại câu thương"?

15:13 03/07/2020

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ chỉ khiến rủi ro bó hẹp vào từng quốc gia và làm giảm đi lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

“Một trong những bài học mà cuộc khủng hoảng lần này đã dạy cho chúng ta, đó chính là chúng ta đang bị quá phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu đối với mặt hàng thuốc men, như penicillin; nhu yếu phẩm y tế, như khẩu trang; và các thiết bị y tế, như máy thở”. Đó chính là bài học mà ông Peter Navarro, một cố vấn tin cậy của Tổng thống Trump, đã rút ra từ đại dịch Covid-19 đối với chính sách thương mại của Mỹ.

Quan điểm trên nghe thật thuyết phục đối với những người ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên điều này thực chất lại là một sai lầm. Bài học từ cuộc khủng hoảng lần này đó là cần có sự chuẩn bj kỹ càng hơn. Và việc tự cung tự cấp “các nhu yếu phẩm thiết yếu” có thể không phải là một phương án tốt để đạt được điều này. Ngược lại, nó có thể sẽ là một sai lầm phải trả giá rất đắt.

Cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng xuyên biên giới không nên được nhìn nhận một cách đơn lẻ. Dự báo mới nhất từ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho thấy sự sụp đổ của thương mại toàn cầu hiện tại còn lớn hơn rất nhiều so với giai đoạn Khủng hoảng tài chính 2008. Tổn thất có thể sẽ rất nặng nề nếu như những người hoạch định chính sách quyết định đối phó với sự suy yếu trong hoạt động xuất khẩu bằng cách cắt giảm nhập khẩu tương ứng. Tuy nhiên, đó chính xác là định nghĩa cho sự dịch chuyển chuỗi cung ứng một cách bắt buộc. Điều này sẽ có thể giáng một đòn “chí mạng” vào hoạt động tự do thương mại.

Đại dịch Covid-19 thay vào đó mang tới một làn sóng thu hẹp xuất khẩu của các quốc gia. Những hàng hóa bị hạn chế bao gồm nhiều mặt hàng, nhưng phần lớn trong số đó tập trung vào nhóm hàng nhu yếu phẩm y tế (khẩu trang và mặt nạ che mặt), thuốc men và thiết bị y tế (máy thở).

Mặc dù các biện pháp trên là hoàn toàn đúng luật, chúng không hẳn đã là đúng đắn. Trong một loạt các bài luận nghiên cứu về Covid-19 và chính sách thương mại, Richard Baldwin đến từ Viện nghiên cứu Quốc tế và Phát triển tại Geneva và Simon Evenett từ trường đại học St Gallen đã đặt ra câu hỏi: “Liệu chính phủ các nước có nên đối phó với cuộc khủng hoảng về y tế, kinh tế và thương mại bằng cách thu mình lại không?” Câu trả lời là: Không. “Đóng cửa với bên ngoài không giúp ích cho cuộc chiến với Covid-19. Thương mại quốc tế không phải là vấn đề; đó chính là một phần của giải pháp.”.

Biểu đồ 1: Covid-19 gây sụt giảm nghiêm trọng đối với thương mại toàn cầu. Nguồn: WTO

Cần nhớ rằng vấn đề không phải đến từ hoạt động thương mại, mà đến từ sự thiếu hụt về nguồn cung. Việc hạn chế xuất khẩu chỉ đơn thuần tái phân bổ sự thiếu hụt, bằng cách chuyển chúng tới các quốc gia có năng lực sản xuất yếu nhất. Phản ứng tự nhiên cho điều này đó là mỗi quốc gia đều cố gắng tự sản xuất ra tất cả sản phẩm mà mình thiếu hụt. Đây chính là điều mà ông Navarro khuyên nước Mỹ nên làm.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi đó sẽ mất đi lợi thế kinh tế nhờ quy mô khi thị trường toàn cầu bị vỡ vụn. Nguồn lực đầu tư dành cho cải tiến sẽ bị cắt giảm. Chỉ có những quốc gia lớn và phát triển nhất mới có đủ khả năng để theo đuổi chính sách tự cung tự cấp như vậy. Đối với phần còn lại, đây có thể sẽ là ngõ cụt.

Biểu đồ 2: Tăng trưởng thương mại tụt lại so với tăng trưởng GDP toàn cầu. Nguồn: IMF

Hơn thế nữa, việc tự cung tự cấp cũng không hoàn toàn đảm bảo cho một sự bảo vệ tốt hơn. Trong cuốn sách biên soạn bởi giáo sư Baldwin và Evenett, Sesbastien Miroudot của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã có phân biệt giữa “tính đàn hồi” và “tính vững chắc”. Khái niệm đầu tiên để chỉ khả năng quay trở lại hoạt động bình thường sau khi gián đoạn và khái niệm sau nói về khả năng duy trì hoạt động trong khủng hoảng.

Trong đại dịch, sử dụng khái niệm thứ 2 có lẽ sẽ là thích hợp hơn. Việc tiếp cận được với nguồn cung thiết yếu là điều rất quan trong trong đại dịch, nhưng việc nhanh chóng phục hồi lại hoạt động sản xuất khi bị gián đoạn một phần cũng quan trọng không kém.

Hình 3: Các chính sách cản trở hoạt động thương mại đang gia tăng. Nguồn: Global trade arlert

Cách hiển nhiên để đạt được tính vững chắc trên đó là đa dạng nguồn cung ra nhiều địa điểm khác nhau. Việc sản xuất hoàn toàn trong nước không đảm bảo được điều này. Bất kỳ nơi nào trong nước cũng có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bão tố, động đất, lũ lụt, đình công, bạo loạn hay thậm chí chiến tranh. Sẽ là rất rủi ro nếu bỏ hết trứng vào một giỏ, dù cho đó là ở trong nước chăng nữa.

Do đó tính vững chắc về nguồn cung có thể đạt được nhờ gia tăng số lượng các nhà cung cấp đối với các mặt hàng thiết yếu. Mức độ sẵn sàng của hoạt động nhập khẩu sẽ thúc đẩy số lượng các nhà cung cấp tiềm năng và cũng có thể là khả năng tiếp cận hàng hóa dư thừa. Bảo hộ, mặt khác, lại khiến rủi ro tập trung ở trong nước, làm giảm sự đa dạng hóa của các nhà cung cấp đồng thời làm mất đi áp lực cạnh tranh và lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

Biểu đồ 4: Mỹ đang trở nên ngày càng lệ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguồn: OECD

Tới hiện tại, chuỗi cung ứng toàn cầu của các sản phẩm y tế đã cho thấy được sự vững vàng. Ông Miroudot lưu ý khả năng của Hàn Quốc trong việc cung cấp các gói dụng cụ xét nghiệm trên toàn cầu. Ông chỉ ra rằng khả năng mở rộng nguồn cung nhanh chóng trên “đòi hỏi mạng lưới quốc tế, đội ngũ quản lý chuỗi cung ứng trình độ cao, khả năng phản ứng và sự linh động cao. Những kinh nghiệm này không thể có được từ các hoạt động sản xuất được bảo hộ trong nước.

Vậy một cách giải quyết đúng đắn sẽ như thế nào? Sẽ cần có những nỗ lực trên bình diện từng quốc gia cũng như trên toàn cầu để xác định những hàng hóa được coi là thiết yếu trong những giai đoạn khẩn cấp. Đồng thời, các chuỗi cung ứng và hàng tồn kho cũng sẽ được theo dõi đối với từng quốc gia cũng như trên toàn cầu.

Biểu đồ 5: Top 10 các quốc gia XNK sản phẩm y tế lớn nhất. Nguồn: WTO

Để đạt được điều này, có lẽ sẽ cần một sự chú tâm và nguồn tài trợ từ các quốc gia cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan quốc tế và khu vực tư nhân. Đây nên được xem là vấn đề an ninh hàng đầu. Đại dịch này, sau cùng, đã tạo ra một sự đe dọa nguy hiểm hơn nhiều lần so với những vấn đề về quân sự mà chính phủ các quốc gia đã chi hàng nghìn tỷ USD để ngăn chặn.

Trong quá trình thực hiện, các quốc gia có thể sẽ phải xác định những điểm dễ bị tổn thương tiềm tàng từ các đối tác. Những điểm tương đồng có thể sẽ là tiền đề cho sự ổn định. Tuy nhiên, các quốc gia có thể xem xét một số nguồn có độ rủi ro quá cao. Dù vậy, việc hướng nguồn cung trở lại nội địa sẽ là điều không cần thiết. Mọi khả năng khác đều có thể tính tới.

Thương mại quốc tế là một phần quan trọng trong các biện pháp đối phó toàn cầu đối với dịch bệnh, bao gồm cả việc điều chế và phân phối của vaccine. Thương mại cũng cần phải giữ được vai trò lớn lao trong nền kinh tế toàn cầu. Khả năng trao đổi tự do thương mại sẽ làm tăng thêm tính đa dạng hóa, và thậm chí là sự uy tín hơn, của nguồn cung. Đây cũng chính là một cơ hội lớn đang được mở ra.

Covid-19 quả thực có khả năng sẽ đảo ngược sự hợp nhất của hoạt động sản xuất trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua, và chúng ta có thể sẽ rất hối tiếc nếu điều này thực sự xảy ra.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ

Trái ngược với kỳ vọng về sự suy yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, cả USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đều phục hồi trở lại trong tháng 10. Điều này có thể do hai yếu tố chính. Thứ nhất, các chỉ số hoạt động kinh tế, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến. Thứ hai, các nhà đầu tư bắt đầu định giá khả năng chiến thắng cao hơn của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Việc thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7 mang lại lợi thế cho các nhà giao dịch, do thị trường tài chính truyền thống ở Mỹ sẽ đóng cửa trong quá trình kiểm phiếu lần đầu. Mặc dù tính chất này của thị trường truyền thống hạn chế đi sự rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế đi cơ hội sinh lời bởi thị trường có thể biến động mạnh theo kết quả của cuộc bầu cử.
Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Không khí căng thẳng đang lên đến đỉnh điểm trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Để phân tích chuyên sâu về diễn biến thị trường lãi suất dưới kịch bản Trump hoặc Harris đắc cử, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng triết lý chính sách đặc trưng của mỗi ứng viên, cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đến ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài khóa.
Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể lên các loại tài sản. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích phản ứng tiềm năng của tỷ giá EUR/USD dưới các kịch bản bầu cử khác nhau. Trước cuộc bầu cử, thị trường sẽ có nhiều thông tin để giao dịch với một loạt dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ được công bố trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ