Cuộc đua in tiền không giới hạn và những hậu quả khủng khiếp về lâu dài
Khả năng in tiền “từ không khí” của Fed ủng hộ việc chi tiêu từ phát hành nợ và xóa bỏ mọi giới hạn đặt lên các hành động của chính phủ Hoa Kỳ. Nó cũng tạo ra một suy nghĩ rằng các động thái của chính phủ sẽ không để lại hậu quả.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đóng vai trò là một người hỗ trợ tuyệt vời. Như được viết trong một bài báo gần đây, nó là khối động cơ thúc đẩy một chính phủ quyền lực nhất trong lịch sử thế giới. Khả năng in tiền “từ không khí” của Fed ủng hộ việc chi tiêu từ nợ và xóa bỏ mọi giới hạn có ý nghĩa đặt lên các hành động của chính phủ Hoa Kỳ. Nó cũng tạo ra một ảo tưởng rằng các động thái của chính phủ sẽ không để lại hậu quả.
Chúng ta đang được thấy động thái ứng phó rất mạnh mẽ của ngân hàng trung ương và chính phủ liên bang đối với đại dịch COVID-19. Chính phủ đang đi vay nợ hàng nghìn tỷ USD và Fed thì đang in tiền để tài trợ cho các khoản nợ đó. Trên hết, ngân hàng trung ương đang thúc đẩy thị trường chứng khoán thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ và các chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp.
“Có tiền là có quyền” và Cục Dự trữ Liên bang đóng vai trò như một chiếc máy không giới hạn bơm tiền vào hệ thống, tạo điều kiện cho chính phủ lớn nhất trong lịch sử thế giới tiếp tục hoạt động.
Như nhà kinh tế học Mark Thornton đã viết trong mục Q&A của một bài viết được được đăng tải bởi tờ Mises Wire, giờ đây chúng ta có một thế hệ nhà cầm quyền không cần biết tới khái giới hạn tiền tệ. Kết quả là cũng không cần sự kiềm chế của chính phủ. Thornton gọi đó là tư duy lảng tránh những khó khăn đang thật sự đang diễn ra trong nền kinh tế.
- Thật sự phi thường! Trước đây trong quá khứ, chúng ta đã từng có bản vị vàng tạo nên những hạn chế đối với chính sách tài khóa và tiền tệ (cho đến năm 1971). Sự kìm hãm đó đã phát huy tác dụng trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nhóm cử tri và chính trị gia hiện nay không còn nhận thức được sự tồn tại của nó hay hậu quả của việc bỏ qua các hạn chế hợp lý trong ngân sách. Một người Mỹ trung bình sẽ không còn ý niệm về bản vị vàng hay kể cả tình trạng lạm phát đình trệ của thập niên 1970. Thế hệ hiện tại thậm chí không còn không hiểu được ý tưởng về ngân sách chính phủ! Thứ tư duy tập thể theo kiểu buông bỏ này chắc chắn sẽ để lại hậu quả về sau. Rõ ràng, ý tưởng về giới hạn nợ quốc gia giờ đây được coi là một trò đùa.
Thâm hụt ngân sách liên bang trong tháng 6 đã gần lớn bằng mức thâm hụt của cả năm 2019 và lớn hơn thâm hụt ngân sách năm 2018. Nhưng mọi người đều đã cảnh báo về tình trạng thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia trong nhiều năm trước. Hầu hết họ giờ không còn quan tâm nữa, trong khi Thornton thì nói rằng chúng ta tốt nhất là nên quan tâm.
- Chi tiêu công đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát và thu thuế có lẽ sẽ không đạt được như các ước tính ban đầu. Hàng triệu người thất nghiệp có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán tiền nộp thuế. Những khoản chi cho bảo hiểm thất nghiệp và thanh toán phúc lợi có thể sẽ vẫn giữ ở mức cao. Tôi nghĩ rằng điều đáng lo ngại nhất bây giờ là lãi suất phải trả cho khoản nợ quốc gia, vì việc nó tăng lên có thể khiến các khoản thanh toán và thâm hụt phình to ra.
- “Tại sao chúng ta lại nên quan tâm? Lý do đơn giản là tất cả những khoản chi này đang hút cạn hết các tài nguyên thực sự. Khi chính phủ chi tiền để mua một thứ gì đó, một lượng tài nguyên tương đương sẽ bị hụt đi và không thể sẵn sàng để sử dụng cho sản xuất. GNP (tổng sản phẩm quốc dân) tăng lên, nhưng lợi ích thực sự là gì? Chính phủ ký lên những tấm séc để thanh toán phúc lợi hoặc bảo hiểm thất nghiệp và những người lao động tiềm năng trong xã hội vẫn không có được việc làm. Nó cũng làm tăng thuế phải trả trong tương lai. Một chính sách kinh tế tốt là phải tập trung vào việc gia tăng sản xuất tư nhân và thương mại tự do. Chính sách kinh tế tồi tệ là sống vượt quá khả năng và theo chủ nghĩa bảo hộ.
Chúng ta đã luôn nói rằng nền kinh tế vốn dĩ đã ở trong tình trạng tồi tệ trước cả khi đại dịch COVID-19 ập đến. Nền kinh tế là một quả bong bóng to béo, xấu xí và sớm hay muộn thì nó cũng phải phát nổ. COVID-19 chỉ đơn giản thúc đẩy nhanh hơn quá trình này. Thornton cũng đồng ý với đánh giá này.
- Tỷ lệ thất nghiệp, không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và trả nợ các khoản vay thế chấp gia tăng sẽ gắn liền với việc đóng cửa chính phủ, nhưng nền kinh tế nói chung đã có thể trạng yếu từ trước đó mặc cho thị trường chứng khoán lập đỉnh và tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục vào hồi cuối tháng Hai. Tỷ lệ tiết kiệm thấp và nợ ở tất cả các cấp đều rất cao. Các cơ hội việc làm trống đạt mức cao kỷ lục vào đầu tháng 12 năm 2019 và đã giảm đáng kể trước khi virus và và các lệnh phong tỏa ập tới. Do đó, tôi đã mong đợi một kịch bản kinh tế yếu vào năm 2020, và việc đóng cửa xã hội đã đưa nó đến sớm hơn so với dự đoán và chắc chắn rằng nó đã làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Vì vậy, chúng ta đang ở trong pha suy thoái của chu kỳ kinh doanh đúng cùng lúc với các hạn chế gây ra bởi các lệnh đóng cửa kinh tế. Tôi cũng sẽ không hề ngạc nhiên nếu thất nghiệp lên tới 10% trong năm 2020, nhưng rõ ràng điều đó sẽ không xảy ra quá nhanh như vậy nếu không có COVID-19.
Peter Schiff đã nói rằng việc in tiền của Cục Dự trữ Liên bang cuối cùng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng đồng Đô-la. Nhưng một số người tin rằng vai trò của USD như một đồng tiền dự trữ thế giới sẽ cứu lấy chính nó. Trong khi chính sách của Fed chưa từng có tiền lệ và thậm chí có thể cho là kỳ quặc, các ngân hàng trung ương khác thậm chí sẽ còn cực đoan hơn dẫn đến một cuộc đua xuống vực của các đồng tiền. Thornton nói đúng là các ngân hàng trung ương khác đang cố gắng vượt qua Fed, điều đó không có nghĩa rằng đồng Đô-la sẽ không gặp vấn đề gì.
- Vâng, trong khi chính sách của Fed khá kỳ quặc, những gì các ngân hàng trung ương khác đang làm thậm chí còn tệ hơn. Đặc biệt, BoJ và ECB đã và đang làm nhiều hơn như vậy trên phương diện lãi suất và các chương trình mua tài sản. Ngân hàng Nhật Bản đã tăng bảng cân đối kế toán tới 500% trong thập kỷ qua và họ đã có chính sách lãi suất gần như bằng không trong nhiều năm. Lãi suất trái phiếu chính phủ mười năm của Hy Lạp là 1.00%, đối với Tây Ban Nha là 0.4% do mua tài sản của ECB. Trong tình hình bình thường, ai sẽ là người cho các chính phủ này vay trong mười năm với lãi suất dưới 1%? Điều đó nói lên tất cả.
- Có vẻ như các ngân hàng trung ương có thể giải quyết tất cả các vấn đề bằng những tờ giấy, nhưng điều đó không xảy ra ở thời điểm hiện tại. Hãy nhìn vào các quốc gia có lãi suất âm, lợi suất âm đối với trái phiếu chính phủ và thậm chí giá cả âm trên thị trường dầu tương lai. Đây là những sự thật đáng lo ngại rằng nền kinh tế thế giới về cơ bản là không còn cân bằng.
- Nhìn vào mặt tích cực, cuộc khủng hoảng này hứa hẹn sẽ làm yếu đi độ tin cậy của kinh tế học chính thống và tiền định danh (fiat money).