Cuộc đua tranh giành ngôi vị trung tâm tài chính số 1 Châu Á
Tin Tức Tổng Hợp
feeder
Rất nhiều thành phố lớn đang bước vào cuộc đua, khi ngai vàng của Hồng Kông bắt đầu lung lay
Điều gì làm nên một trung tâm tài chính thành công? Một nguồn vốn sâu, tiền tệ chuyển đổi, thuế suất thấp, và cơ sở hạ tầng tốt tất cả đều quan trọng. Tuy nhiên, một điều khác cũng cần thiết: niềm tin vào luật pháp (hợp đồng cần được tôn trọng) và tự do ngôn luận (ý kiến tiêu cực không thể bị bóp méo). Những thuộc tính này, trong nhiều thập kỷ, đã củng cố vị trí của Hồng Kông là trung tâm tài chính ưu việt của Châu Á. Những thuộc tính này, cũng đang bị đe dọa bởi Trung Quốc Đại lục, sau động thái áp đặt luật an ninh nội địa.
Chính quyền trung ương Trung Quốc dường như đã tính toán rằng, sau nhiều tháng bất ổn, việc áp đặt ý muốn của mình lên thuộc địa cũ của Anh quan trọng hơn là bảo vệ vai trò cửa ngõ tài chính vào đại lục. Tuy nhiên, một khi luật an ninh được áp đặt, các doanh nghiệp nước ngoài lo ngại rằng họ có thể không còn có thể mong đợi sự đối xử công bằng như xưa từ tòa án Hồng Kông, ví dụ như trong các tranh chấp với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Niềm tin vào luật cũng sẽ ảnh hưởng đến hơn một nửa đầu tư trực tiếp ở nước ngoài từ Trung Quốc đại lục đến Hồng Kông, và tổng cộng gần hai phần ba dòng vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc được trung gian thông qua thành phố.
Cũng có những lo ngại trong cộng đồng tài chính Hồng Kông, rằng nếu một nhà phân tích viết báo cáo chỉ trích một doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, thì điều này có thể được coi là phỉ báng theo luật an ninh mới. Đây không phải là vấn đề nhỏ: các công ty Trung Quốc đại lục chiếm hơn một nửa số cổ phiếu niêm yết của Hồng Kông theo số lượng và hơn ba phần tư giá trị thị trường. Và do đó, các nhà báo hoặc nhà kinh tế có thể sợ viết bất cứ điều gì tiêu cực về quản trị hoặc chính sách kinh tế của Trung Quốc - có khả năng được coi là sự công kích vào Đảng Cộng sản.
Mặc dù châu Á chiếm một nửa nền kinh tế toàn cầu theo một số ước tính, nhưng những thành phố có khả năng giành được vương miện từ Hồng Kông là rất ít. Như tờ Thời báo Tài chính đã đưa tin trong tuần này, Tokyo - nơi trong nhiều năm đã tìm cách trở thành một đối thủ nặng ký hơn với Hồng Kông - hy vọng sẽ thể hiện mình là lối thoát tốt nhất cho các doanh nghiệp tại Hồng Kông muốn di dời. Nhật Bản đang xem xét miễn thị thực, tư vấn thuế và không gian văn phòng miễn phí cho các chuyên gia tài chính từ Hồng Kông. Ý tưởng được đưa vào chiến lược kinh tế hàng năm vào tháng tới.
Là đô thị lớn nhất thế giới, với nhiều không gian văn phòng có sẵn, kết nối tuyệt vời trên khắp châu Á và chi phí sinh hoạt cho người nước ngoài thấp hơn nhiều so với những năm 1980, thủ đô Nhật Bản có những điểm hấp dẫn. Nền dân chủ ổn định và nhà nước pháp quyền (mặc dù vụ Carlos Ghosn đã đánh sập hình ảnh tư pháp) là chìa khóa. Nhưng thuế suất thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp cao, nhân viên nói tiếng Anh hạn chế, yêu cầu cấp phép và quan liêu nặng nề, cộng với nhận thức - và đôi khi là thực tế - thiên vị chống lại người nước ngoài, chống lại Tokyo.
Singapore, trong cùng múi giờ với Trung Quốc và Hồng Kông, có những điều kiện mà nhiều doanh nghiệp quốc tế coi là một cơ sở pháp lý, quản trị và văn hóa dễ sửa đổi hơn. Nhưng Singapore có một hệ thống độc đoán - ngoại lệ dành các doanh nghiệp của các gia đình hàng đầu, ngay cả khi cộng đồng đầu tư phần lớn được tự do nói lên suy nghĩ của mình. Seoul, Mumbai hay thậm chí Dubai thì vẫn còn một khoảng cách nhất định.
Với những hạn chế của các đối thủ như vậy, cuộc di cư khỏi Hồng Kông có thể sẽ diễn ra trong thời gian dài. Trớ trêu thay, đây cũng có thể là một cơ hội cho London thời hậu Brexit, với một mối quan hệ lịch sử gắn bó chặt chẽ. HSBC và Standard Chartered, có trụ sở tại Vương quốc Anh nhưng với phần lớn doanh thu đến từ Trung Quốc và Hồng Kông, cảm thấy buộc phải công khai ủng hộ luật an ninh của Trung Quốc. Ít nhất họ ở vị trí tốt nhất để được hưởng lợi từ bất kỳ sự dích chuyển nào về phía London.