Cuộc khủng hoảng thị trường kim cương trị giá 80 tỷ USD đang khiến De Beers lao đao (Phần II)

Cuộc khủng hoảng thị trường kim cương trị giá 80 tỷ USD đang khiến De Beers lao đao (Phần II)

Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

21:23 12/02/2025

Sản lượng kim cương nhân tạo đã tăng gấp 10 lần trong vòng sáu năm qua, khiến cả nhu cầu và giá kim cương tự nhiên suy giảm đáng kể.

Sản xuất trong phòng thí nghiệm

Mặc dù nhu cầu sụt giảm từ Trung Quốc đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong ngành công nghiệp kim cương,nhưng một thách thức còn lớn hơn đang chờ ở phía trước.

Manish Shah đã có 25 năm kinh nghiệm trong ngành kim cương tại New York và hiện là chủ sở hữu của GEMXO, một doanh nghiệp bán buôn cung cấp đá quý rời cho các đại lý, nhà sản xuất và các chuỗi bán lẻ lớn. Trước đây, tất cả kim cương mà công ty ông giao dịch đều được khai thác từ các mỏ.

Hình 1: Manish Shah tại văn phòng GEMXO của ông ở New York.

Tuy nhiên, hiện tại, số lượng kim cương khai thác đã giảm xuống còn một nửa. Phần còn lại là kim cương được tạo ra trong phòng thí nghiệm.

“Điều này chưa từng có tiền lệ. Đây là một bước ngoặt mang tính đột phá.” Shah cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Toàn bộ ngành công nghiệp đang rơi vào tình trạng hỗn loạn.”

Mối lo ngại về kim cương nhân tạo đã tồn tại trên thị trường hơn nửa thế kỷ, kể từ khi một công ty Thụy Điển tổng hợp thành công viên kim cương đầu tiên vào năm 1953. Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, mối đe dọa này chưa thực sự trở thành hiện thực.

Hình 2: Một viên kim cương phòng nhân tạo (bên trái) và một viên kim cương tự nhiên tại văn phòng của GEMXO.

Nhưng nhờ những tiến bộ công nghệ trong những năm gần đây, nguồn cung kim cương nhân tạo đã tăng đột biến, chủ yếu từ Trung Quốc và Ấn Độ. Thị trường này đã thu hút nhiều doanh nghiệp bởi lợi nhuận khổng lồ và rào cản gia nhập gần như bằng không.

Không giống như các loại đá giả như cubic zirconia, kim cương được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm có cùng đặc tính vật lý và thành phần hóa học với kim cương tự nhiên. Chúng được tạo ra bằng cách đặt một hạt carbon vào một buồng vi sóng và nung nóng ở nhiệt độ cực cao, tạo ra một quả cầu plasma phát sáng, từ đó hình thành các hạt có thể kết tinh thành kim cương. Công nghệ hiện nay đã tiên tiến đến mức ngay cả chuyên gia cũng cần sử dụng máy móc chuyên dụng để phân biệt kim cương tổng hợp với kim cương khai thác.

Thị trường trang sức thời trang giá rẻ đang chịu ảnh hưởng nặng nề – những khách hàng từng sẵn sàng chi vài trăm USD cho những viên kim cương tự nhiên có khuyết điểm giờ đây có thể mua được kim cương nhân tạo hoàn hảo với cùng mức giá. Theo Boston Consulting Group, sản lượng kim cương nhân tạo đã tăng gấp 10 lần trong vòng sáu năm qua, khiến cả nhu cầu và giá kim cương tự nhiên suy giảm đáng kể.

Sản lượng kim cương nhân tạo tăng mạnh kéo theo giá bán giảm sâu. Các chuyên gia trong ngành cho biết giá bán buôn đã giảm hơn 90% trong năm năm qua và hiện chỉ còn cao hơn một chút so với chi phí sản xuất.

Hình 3: Một máy cắt laser tại cơ sở sản xuất kim cương tổng hợp ở Toronto, vào tháng 7.

Hình 4: Kim cương tổng hợp đang phát triển trong lò phản ứng plasma ở Paris.

De Beers thực ra đã phát triển công nghệ sản xuất kim cương nhân tạo từ nhiều thập kỷ trước. Đến năm 2018, công ty chính thức tham gia thị trường với thương hiệu Lightbox, chuyên bán kim cương nhân tạo giá rẻ với mục tiêu tạo ra sự khác biệt rõ ràng về giá giữa kim cương tự nhiên và loại trang sức mà họ gọi là "trang sức thời trang".

Chiến lược này gây ra nhiều tranh cãi vì De Beers đã phá vỡ một trong những điều cấm kỵ lớn nhất của ngành – trước đây, công ty luôn cấm các đối tác của mình kinh doanh kim cương nhân tạo. Tuy nhiên, kế hoạch của De Beers nhanh chóng bị phá sản bởi làn sóng sản xuất hàng loạt từ Trung Quốc, khiến giá kim cương tổng hợp giảm mạnh ngoài tầm kiểm soát. Cuối cùng, vào năm ngoái, De Beers tuyên bố từ bỏ việc sản xuất kim cương nhân tạo để làm trang sức.

Tuy vậy, công ty vẫn giữ quan điểm rằng kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. CEO của De Beers, ông Cook, giải thích:
“Nó giống như việc treo một bức tranh in lại của Mona Lisa trong bảo tàng và nói rằng đó là bản gốc. Điều đó không đúng,” ông chia sẻ trên Bloomberg TV tuần này. “Kim cương tự nhiên được hình thành dưới lòng đất trong hàng tỷ năm, trong khi kim cương nhân tạo chỉ mất ba tuần để tạo ra trong lò vi sóng tại Trung Quốc.”

Suy thoái toàn cầu

Giá kim cương thô đang sụt giảm mạnh trên toàn cầu, gây ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia.

Tại Botswana, quốc gia sở hữu 15% cổ phần của De Beers và phụ thuộc vào kim cương để tạo ra khoảng một phần ba nguồn thu ngân sách, vừa chứng kiến một cú sốc chính trị lớn khi đảng cầm quyền gần sáu thập kỷ qua đã bị lật đổ.

Ở Ấn Độ, nơi có khoảng 1 triệu lao động trong ngành công nghiệp kim cương, nhiều nhà máy cắt mài đã phải đóng cửa, và nhiều cơ sở xung quanh trung tâm kim cương Surat hiện đang được rao bán. Những nhà máy còn hoạt động thường chỉ vận hành với công suất thấp, trong khi một số phải chuyển sang cắt và đánh bóng kim cương nhân tạo giá rẻ để giữ chân lực lượng lao động có tay nghề.

Ngành công nghiệp này cũng chịu tác động lớn từ những biến động sau cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với công ty khai thác kim cương Alrosa PJSC của Nga đã làm gián đoạn dòng chảy thương mại, trong khi Nhóm G7 tiếp tục tìm cách ngăn chặn kim cương Nga tiếp cận thị trường của họ. Dù vậy, Alrosa vẫn tiếp tục bán kim cương, chủ yếu cho khách hàng Ấn Độ, với mức giá gần tương đương De Beers.

Mặc dù hai nhà sản xuất lớn nhất là De Beers (từ Botswana) và Alrosa (từ các mỏ ở Nga) đã cố gắng duy trì giá sàn, nhưng nỗ lực này đang bị suy yếu do lượng kim cương giá rẻ từ Angola tràn vào thị trường.

Hình 5: Nhân viên làm việc tại một công ty sản xuất đá quý nhân tạo ở vùng ngoại ô Surat, Ấn Độ.

Quan hệ căng thẳng

Đối với De Beers, cuộc khủng hoảng khiến cho quan hệ giữa họ và các khách hàng cao cấp ngày càng trở nên căng thẳng.

Tại phiên bán hàng tháng 11, khi các nhà mua hàng đến thủ đô Gaborone của Botswana, họ phát hiện giá kim cương thô của De Beers cao hơn khoảng 25% so với giá thị trường chung. Nhiều người đã từ chối mua.

Ông Paul Rowley, Giám đốc kinh doanh kim cương của De Beers, cho biết công ty định giá kim cương thô theo chiến lược dài hạn và dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để đưa ra quyết định.

"Giá kim cương trên thị trường thứ cấp có thể là một yếu tố tham khảo, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là lợi nhuận thực tế sau khi kim cương được chế tác và bán ra," ông nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi sát sao và đưa điều chỉnh khi cần thiết."

Đến tháng 12, công ty đã nhượng bộ bằng cách giảm giá từ 10% đến 15%. Tuy nhiên, kim cương thô của De Beers vẫn có giá cao hơn đáng kể so với thị trường thứ cấp. Tình hình càng trở nên khó khăn hơn khi De Beers không còn cho phép khách hàng chọn lọc và từ chối một phần kim cương trong mỗi lô hàng. Dù giá bán đã giảm, khách hàng vẫn phải mua cả những viên kim cương có giá trị thấp hoặc khó bán, làm giảm lợi nhuận của họ.

Kết quả là, khách hàng tiếp tục tỏ ra bất mãn.

Mối quan hệ càng trở nên căng thẳng hơn khi giám đốc bán hàng của công ty gửi thư thông báo rằng De Beers có kế hoạch cắt giảm số lượng khách hàng được cấp quyền mua trực tiếp. Mặc dù chưa có quyết định chính thức, nhưng theo những người nắm rõ tình hình, số lượng khách hàng có thể giảm từ 70 xuống còn 50. Đồng thời, công ty cũng yêu cầu khách hàng muốn duy trì tư cách mua hàng chính thức – hay còn gọi là “sightholders” – phải tăng số lượng kim cương mua vào.

Hiện tại, các khách hàng lớn đang thể hiện quan điểm của họ bằng hành động. Số lượng lãnh đạo cấp cao tham gia các phiên bán hàng gần đây đã giảm mạnh. Họ cũng mua ít đá quý hơn, bất chấp áp lực từ De Beers, công ty hiện đang tồn kho khoảng 2 tỷ USD kim cương ngay cả sau khi đã cắt giảm sản lượng khai thác.

Sự căng thẳng này diễn ra đúng vào thời điểm nhạy cảm, khi Anglo American đang cân nhắc việc rút khỏi lĩnh vực kinh doanh kim cương.

Lịch sử lâu đời và thương hiệu mang tính biểu tượng khiến ban lãnh đạo De Beers quyết tâm giữ mức định giá cao, bất chấp thị trường đang suy yếu. Theo những người trong cuộc, quan điểm nội bộ là các nhà đầu tư sẵn sàng chờ đợi, thay vì phải chứng kiến De Beers bị bán tháo với giá thấp.

Nhưng thời gian không còn nhiều. Anglo đã công bố kế hoạch bán mảng kinh doanh than và đang trong quá trình tách riêng mảng bạch kim – khiến kim cương trở thành phần cuối cùng trong quá trình tái cấu trúc. Trong thời gian này, Anglo đã yêu cầu De Beers cắt lỗ, không tiếp tục tích trữ hàng tồn kho và cắt giảm chi phí ở mức tối đa.

Những tín hiệu phục hồi

Một số người trong ngành vẫn lạc quan về triển vọng thị trường. Họ cho rằng sự sụt giảm mạnh của giá kim cương nhân tạo là một tín hiệu tích cực, bởi người tiêu dùng sẽ không còn coi trọng một mặt hàng xa xỉ có giá quá rẻ. Điều này có thể giúp duy trì sức hút của kim cương tự nhiên.

"Cuối cùng, kim cương nhân tạo sẽ trở thành một phân khúc riêng biệt, ai muốn mua kim cương nhân tạo sẽ chọn kim cương nhân tạo, còn ai muốn kim cương tự nhiên sẽ tìm đến kim cương tự nhiên," ông Shah từ GEMXO nhận định. "Tôi không nghĩ hai loại này sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau."

Các nhà giao dịch chủ chốt cũng cho biết doanh số bán hàng trong mùa lễ tại Mỹ – giai đoạn quan trọng từ Lễ Tạ ơn đến Năm mới – đạt kết quả tốt, báo hiệu sự phục hồi tại thị trường lớn nhất thế giới. Ấn Độ cũng ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi một số thương hiệu xa xỉ lớn cho thấy những dấu hiệu khởi sắc ban đầu tại Trung Quốc. De Beers cam kết sẽ đầu tư vào việc quảng bá kim cương với mức ngân sách cao nhất trong 15 năm qua.

Tuy nhiên, bất chấp những "tín hiệu xanh" này, ngành công nghiệp kim cương vẫn đang đối mặt với tâm lý bi quan. Các phân khúc thị trường đã bị kim cương nhân tạo chiếm lĩnh gần như không thể giành lại, trong khi sản phẩm này tiếp tục mở rộng thị phần. Quan trọng hơn, không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ quay trở lại vị thế là thị trường tiêu thụ kim cương lớn như trước đại dịch.

Có lẽ điều đáng chú ý hơn cả là các nhà đầu tư dường như cũng đã mất kiên nhẫn với thị trường này. Nhóm các công ty khai thác kim cương quy mô nhỏ từng có khoảng hơn chục doanh nghiệp giờ đây gần như đã bị xóa sổ, khi nhiều công ty sụp đổ hoặc chỉ còn là cổ phiếu "rác".

"Không thể phủ nhận rằng năm qua là một năm vô cùng khó khăn," ông Anish Aggarwal, đối tác tại công ty tư vấn kim cương Gemdax, nhận xét. "Nhưng vẫn có những con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn. Ngành công nghiệp này sẽ cần tái cấu trúc hiệu quả và thúc đẩy nhu cầu để tăng trưởng trở lại."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vì sao bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance khiến cả châu Âu bàng hoàng?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Vì sao bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ JD Vance khiến cả châu Âu bàng hoàng?

Kể từ khi ra đời năm 1963, Hội nghị An ninh Munich đã ghi dấu nhiều bài diễn văn mang tính bước ngoặt, trong đó nổi bật là tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin vào năm 2007 khi ông khẳng định Nga sẽ không bao giờ cam chịu vai trò phụ thuộc trong trật tự thế giới mới. Thế nhưng, bài phát biểu hôm thứ Sáu của Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance có thể sẽ trở thành khoảnh khắc lịch sử trọng đại nhất, đánh dấu sự sụp đổ của chính trật tự thế giới mà Putin đã từng công khai phản đối.
Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc bước vào giai đoạn nguy hiểm
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc bước vào giai đoạn nguy hiểm

Rủi ro của cuộc khủng hoảng bất động sản Trung Quốc gia tăng khi chính quyền buộc phải thực hiện cuộc giải cứu đầu tiên ở đại lục và trái phiếu của công ty phát triển biểu tượng của Hồng Kông là New World hiện đang rơi vào tình trạng khó khăn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp ý kiến chuyên gia về thị trường bất động sản Trung Quốc.
Thị trường Altcoin đang chờ đợi điều gì từ các mốc giá Ethereum?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường Altcoin đang chờ đợi điều gì từ các mốc giá Ethereum?

Bất chấp sự phục hồi nhanh chóng từ đợt suy thoái mạnh vào tuần trước, thị trường altcoin vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh. Để duy trì đà phục hồi bền vững và giảm thiểu áp lực bán, vốn hóa thị trường cần tăng mạnh khoảng 10% từ mức hiện tại 1.24 nghìn tỷ USD lên ngưỡng 1.35 nghìn tỷ USD.
Cột mốc $3,000 có lẽ sẽ không còn quá xa vời đối với Vàng
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Cột mốc $3,000 có lẽ sẽ không còn quá xa vời đối với Vàng

Vàng (XAU/USD) đã vượt qua mốc 2,900 USD/oz, được thúc đẩy bởi nhu cầu tài sản trú ẩn trong bối cảnh Trump tiếp tục "oanh tạc" thị trường với những thông báo về chính sách thuế quan mới Báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới chỉ ra rằng rủi ro địa chính trị, cùng với dòng vốn ETF từ Châu Âu đóng góp đáng kể vào đà tăng giá của vàng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ