Cuộc tranh luận về lạm phát sẽ nóng lên trong tuần này
Ngô Văn Thịnh
Economic Analyst
Động lực tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc không có quá nhiều ý nghĩa với các hợp đồng tương lai của châu Âu và Hoa Kỳ - đều đang vật lộn để tìm hướng đi. Không có gì ngạc nhiên khi có thêm nhiều dấu hiệu về sự phục hồi khó khăn của Hoa Kỳ được sẽ "đổ" vào cuộc tranh luận lạm phát trong tuần này. Trong khi đó, dữ liệu CPI của Vương quốc Anh nhiều khả năng sẽ tăng đột biến.
Giai đoạn mở cửa trở lại tiếp theo của Vương quốc Anh sẽ tiếp thêm nhiên liệu để giải phóng nhu cầu bị dồn nén với việc chỉ số hoạt động hàng ngày tăng vọt. Chương trình hỗ trợ tiền lương vẫn được áp dụng sẽ giữ tỷ lệ thất nghiệp ổn định ở mức 4.9% vào ngày mai với sự chú ý nhiều hơn vào sự gia tăng trong tuyển dụng. Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát tháng 4 vào thứ Tư được cho là sẽ tăng đột biến và giống như dữ liệu của Hoa Kỳ vào tuần trước, các dấu hiệu của áp lực gia tăng vượt ra ngoài tác động cơ bản, cả hiệu ứng từ hạn chế nguồn cung và giá năng lượng sẽ được theo dõi.
Các chi tiết về dữ liệu lạm phát sau điều chỉnh của EU cũng sẽ được theo dõi vì những lý do tương tự do tiềm năng cho các cuộc thảo luận thắt chặt chính sách của ECB vào tháng 6.Các vị thế đầu cơ vào dấu hiệu phục hồi kinh tế đã đẩy lợi suất lên mức cao nhất trong năm, với lợi suất Bunds (TPCP Đức) tăng với tốc độ nhanh hơn so với Trái phiếu CP Mỹ kỳ hạn 10 năm - hiện đang kiểm tra mức 1.61%. Có thể cho rằng, các báo cáo PMI của EU sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn vào thứ Sáu vì áp lực giá do nguồn cung và tâm lý dịch vụ khi các hạn chế được giảm bớt trên khắp châu Âu.
Và một tuần không có nhiều dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ sẽ khiến các nhà đầu tư tiếp tục nghiên cứu các diễn biến trong tuần trước. Trái phiếu kho bạc sẽ bước vào giai đoạn tích lũy khi những đồn đoán về cắt giảm QE được tạm gác lại (với biên bản FOMC sẽ cho một chút thông tin) và điều này có khả năng sẽ giữ đồng đô la bị kìm hãm. Tâm điểm hôm nay sẽ là bài phát biểu của quan chức Fed.
Laura Cooper, Bloomberg