Đằng sau sự tăng giá mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Hồng Kông

Đằng sau sự tăng giá mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Hồng Kông

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

18:16 16/05/2024

Thị trường chứng khoán Hồng Kông đang chứng kiến chuỗi tăng giá dài nhất kể từ năm 2018. Vậy điều gì đang thúc đẩy cho đà tăng giá này? Dưới đây là ý kiến của chuyên gia Bloomberg

Tâm trạng đầu tư ở Hồng Kông dường như bất ngờ thay đổi. Thị trường chứng khoán trị giá 5.2 nghìn tỷ USD đang có chuỗi tăng giá dài nhất kể từ năm 2018 và những công ty công nghệ lớn của Trung Quốc là Tencent Holdings và Alibaba Group Holding là những cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà tăng này. Đáng chú ý, sự tăng giá mạnh mẽ diễn ra trong vài ngày đầu tháng 5, khi các sàn giao dịch đại lục đóng cửa nghỉ lễ và các nhà đầu tư Trung Quốc đi vắng. Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy khối ngoại đang là bên mua vào.

Vậy lý do gì khiến cho thị trường tăng mạnh mẽ như vậy? Hai nỗi sợ là đu đỉnh và bỏ lỡ đang thúc đẩy đợt tăng giá này.

Đầu tiên, vào tháng 5, các nhà đầu tư đã đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Nhật Bản và Đài Loan, hai quốc gia đại diện cho mảng chip. Theo khảo sát mới nhất của các nhà quản lý quỹ Bank of America Merrill Lynch, chúng đang là những thị trường được yêu thích nhất ở châu Á, thậm chí còn hơn cả một Ấn Độ đang phát triển nhanh chóng. Xét theo ngành, ngành chất bán dẫn đang chứng kiến lượng overweight (một lượng đầu tư lớn vào một lĩnh vực cụ thể) rất cao là 60%

Nhưng khi mùa công bố kết quả kinh doanh và kỳ nghỉ lễ golden week của Nhật Bản đang đến gần, các nhà quản lý tài sản bắt đầu có những suy nghĩ khác. Vào ngày 18/4, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC) đã đặt ra nghi ngờ về quan điểm lạc quan của các nhà đầu tư rằng chỉ riêng việc chi tiêu cho cơ sở hạ tầng AI của các công ty công nghệ lớn cũng có thể thúc đẩy chu kỳ tăng trưởng của chip. Trong cuộc họp báo thu nhập của mình, TSMC, nhà sản xuất chip tiên tiến lớn nhất thế giới, đã thu hẹp lại triển vọng của mình với lý do là sự suy yếu trong nhu cầu điện thoại thông minh và máy tính cá nhân. Do đó, khối ngoại nhanh chóng rút tiền khỏi Đài Bắc.

Việc chỉ số USD/JPY vượt qua mức 160 vào ngày 29 tháng 4 cũng là một cú sốc. Nó làm xói mòn tổng lợi nhuận của các nhà đầu tư tính theo đồng USD. Trong khi Nikkei 225 đã tăng khoảng 14% trong năm nay thì iShares MSCI Japan ETF niêm yết tại Mỹ chỉ mang lại lợi nhuận 8%. Mặc dù sau đó Ngân hàng Nhật Bản đã can thiệp, những nỗ lực của Tokyo nhằm củng cố đồng tiền của mình trở nên đắt đỏ và đồng JPY vẫn chịu áp lực khi mà các quỹ phòng hộ vẫn đang bán khống.

Đồng thời, những tài sản không được yêu thích của Trung Quốc nhận được sự thúc đẩy hiếm hoi từ Bắc Kinh. Có những hy vọng rằng sự tê liệt chính sách của chính phủ cuối cùng đã ở phía sau.

Các nhà đầu tư được khuyến khích bởi thông tin mới nhất từ cuộc họp của Bộ Chính trị gồm 24 người được công bố vào ngày 30 tháng 4. Các nhà hoạch định chính sách hàng đầu dường như sẵn sàng thực hiện một cách tiếp cận khác để giải quyết cuộc khủng hoảng tài sản và kêu gọi các biện pháp phối hợp để giải quyết vấn đề nguồn cung nhà ở hiện tại. Lần gần nhất Bộ Chính trị đề cập đến vấn đề tồn kho nhà ở là vào giữa năm 2016. Tại thời điểm đó, chương trình kích thích lớn dưới hình thức tái phát triển các khu ổ chuột, một chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm thay thế những ngôi nhà xập xệ bằng nhà ở mới với giá cả phải chăng, vẫn đang ở giai đoạn đầu. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã thông qua hơn 3 nghìn tỷ nhân dân tệ (416 tỷ USD) dưới dạng cam kết cho vay để hỗ trợ chương trình và kéo thị trường chứng khoán Trung Quốc thoát khỏi tình trạng suy thoái năm 2015. Bắc Kinh đã đưa ra ý tưởng cải tạo các làng đô thị hoặc tân trang lại các khu vực xuống cấp trong năm qua.

Bộ Chính trị cũng đề cập đến sự thất vọng lớn trong chính sách tài khóa. Tốc độ bán trái phiếu chính phủ, nguồn chi tiêu chính cho cơ sở hạ tầng, đã chậm lại một cách bất thường trong năm nay.

Các nhà quản lý tài ít mang tính đầu cơ hơn như các quỹ tương hỗ đã mua vào lượng lớn cổ phiếu niêm yết tại Hồng Kông. Lực mua tập trung nhiều nhất vào các blue-chip với mức vốn hóa lớn, chẳng hạn như AIA Group Ltd., Meituan và Tencent. Các quỹ dài hạn này đổ xô vào Hồng Kông và tập trung vào những cái tên có tính thanh khoản cao nhất. Theo dữ liệu EPFR, tính đến tháng 3, họ chỉ phân bổ 5% danh mục đầu tư của mình sang Trung Quốc, giảm từ mức 15% từ mức cao nhất ghi nhận trong năm 2021.

Hiện tại, có một trò chơi có tổng bằng 0 đang diễn ra ở Bắc Á. Đầu năm nay, Nhật Bản, Đài Loan và ở mức độ thấp hơn là Hàn Quốc đã được hưởng lợi từ tâm lý tiêu cực lan rộng đối với Trung Quốc và các cổ phiếu niêm yết ở Hồng Kông. Tiền đầu tư được đổ về Tokyo và việc phân bổ danh mục đầu tư trở nên lệch lạc và tập trung quá mức. Bây giờ, nhiều người đang cố gắng tái cân bằng.

Sự đa dạng hóa về mặt địa lý này có thể sẽ tiếp tục. Xét cho cùng, giống như Trung Quốc, Nhật Bản cũng có thành tích khiến các nhà đầu tư thất vọng. Trong khi chu kỳ chip nổi tiếng là biến động mạnh, Bắc Kinh có lịch sử gây sốc và sợ hãi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ