Điều gì sẽ xảy ra nếu đồng đô la suy giảm?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đồng đô la suy giảm?

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

21:20 20/04/2023

Các quốc gia lớn đã bắt đầu ngừng sở hữu đồng đô la Mỹ trong những tuần gần đây, làm dấy lên lo ngại về vai trò thống trị lâu nay của đồng tiền này trên toàn cầu. Tám tuần trước, chỉ có các quốc gia bị cô lập như Iran hay Nga cố gắng phi đô la hóa, tuy nhiên bây giờ đã có thêm các quốc gia như: Brazil, Pháp, thậm chí cả Ả Rập Xê Út – thành viên quan trọng của thỏa thuận “đô la dầu mỏ” kéo dài hàng thập kỷ.

Nếu đồng đô la mất đi vị thế là đồng tiền dự trữ của thế giới, thì điều này sẽ là thảm họa đối với nền kinh tế Mỹ. Đồng thời cũng là thảm họa cho những người dân Mỹ sau gần 80 năm xây dựng đồng đô la trở thành đồng tiền dự trữ của toàn cầu. Đồng đô la suy giảm sẽ là cơ hội kiếm lời chưa từng có có đối với hàng tỷ người nước ngoài.
Đồng đô la rủi ro
Vào cuối tháng 3, Ả Rập Xê Út tuyên bố sẽ định giá dầu bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Ngay cả CNN cũng lo lắng, trong khi Fox quan ngại về “Weimar” – siêu lạm phát.
Đồng đô la đã trở thành đồng tiền dự trữ trên toàn cầu từ những năm 1940. Trên lý thuyết, trạng thái tiền tệ dự trữ có vẻ tốt: Bạn có thể in hàng đống đô la để đổi lấy những món đồ tuyệt vời như lò nướng bánh, xe sang và mỏ đồng từ người nước ngoài. Vấn đề là ai được lợi – ai được bồi thường khi người nước ngoài muốn có đồng đô la?

Thật không may, không phải người dân Mỹ; mà là bất cứ ai đang sản xuất ra tiền: Cục Dự trữ Liên bang, tức là Bộ Tài chính - tổ chức nhận được những khoản thu nhập bất chính, và bạn đoán xem đó là khoản tiền từ đâu: Phố Wall và các ngân hàng thương mại.
Hãy xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu người nước ngoài không có nhu cầu sở hữu đô la. Fed và các ngân hàng chỉ có thể in một lượng tiền như vậy vì in quá nhiều sẽ gây ra lạm phát, và mọi người sẽ từ chối sở hữu chúng.
Tuy nhiên, nếu người nước ngoài yêu cầu một lượng lớn đô la, Fed và các ngân hàng có thể phát hành một lượng tương đương.
Điều này giống như một sức ép đối với dự trữ cung tiền, được phản ánh bởi dòng tiền được in cho người nước ngoài. Dự trữ vẫn ổn định và trong tầm kiểm soát đối với dân chúng.

Nhưng hãy xem xét lợi nhuận cuối cùng thuộc về ai. Chúng tôi, những người nắm giữ đô la, là kho dự trữ tiền; do đó chúng tôi không thay đổi. Lợi nhuận đã được chuyển thẳng tới Kho bạc Hoa Kỳ và Phố Wall.
Vì vậy, điều này chẳng khác gì một trò lừa đảo, giống như các tổ chức còn lại của hệ thống tài chính thân hữu của chúng tôi. Người dân Mỹ tin rằng họ đang được hưởng lợi từ uy thế của đồng tiền dự trữ, nhưng lợi nhuận kiếm được đã bị rút cạn và giao cho những kẻ đã xây dựng thể chế lừa đảo được gọi là: hệ thống ngân hàng.

Đi tới Weimar
Vấn đề bắt đầu trở nên khó khăn. Nếu người nước ngoài ngừng muốn sở hữu đô la thì sao?
Có lẽ Trung Quốc đang trả tiền cho họ để bán dầu bằng đồng nhân dân tệ, hoặc có lẽ Fed đã mất trí và đang lạm phát quá mức.
Nhu cầu giảm dần, đồng đô la bắt đầu giảm về giá trị, và người nước ngoài bắt đầu lo lắng rằng tiền tiết kiệm cả đời và trái phiếu doanh nghiệp của họ đang bốc hơi. Họ bán hết đô la. Lúc đầu là khối lượng ít, sau đó ngày càng nhiều hơn khi đô la tiếp tục giảm mạnh hơn nữa.

Bây giờ đồng đô la đang quay trở lại kho dự trữ tiền, thay vì các quốc gia khác. Sự sụp đổ của đồng đô la xuất hiện. Điều này là một thử thách khắc nghiệt khi quá trình in tiền của Fed và Phố Wall trong 70 năm qua giờ đây đã quay trở lại. Chúng ta đang nói về lạm phát hai con số trong nhiều năm luôn ở mức tối thiểu.
Uy thế đồng tiền dự trữ có thể trở thành một cái bẫy và là một thảm họa thực sự đối với người dân Mỹ nếu họ xử lý sai cách.
Các giai đoạn của phi đô la hóa bao gồm những gì?
Điều gì sẽ xảy ra sau đó nếu đồng đô la suy yếu?

Để bắt đầu, người nhập cư không cần nhiều tiền mặt. Do đó có nhiều tiền mặt nhưng không ai muốn sở hữu chúng. Vì điều này, giá trị của đồng đô la giảm và nó trở nên suy yếu hơn.

Thông thường, sự suy yếu thường bắt đầu dần dần, và trở nên trầm trọng hơn khi giá trị tiếp tục giảm. Điều này là để những người tham gia sớm chỉ mất một số tiền nhỏ, nhưng họ càng chần chừ, họ sẽ càng mất nhiều hơn.

Với đồng đô la mất giá mỗi ngày, ai sẽ là người sở hữu đồng tiền này? Câu trả lời rất đơn giản: Người Mỹ. Những người duy nhất trên thế giới bắt buộc phải sử dụng đồng đô la Mỹ một cách hợp pháp, theo một đạo luật mơ hồ đã kéo dài 151 năm, được thành lập như một trường hợp khẩn cấp thời chiến vào năm 1862.

Vì vậy, người Mỹ không còn lựa chọn nào khác: trừ khi bạn đổi đô la của mình lấy vàng, Bitcoin... nếu không bạn sẽ thất bại.

Điều gì sẽ xảy ra với những người Mỹ? Đồng tiền giảm giá làm tăng chi phí của bất cứ thứ gì được nhập khẩu vào đất nước. Tuy nhiên, nó cũng làm tăng chi phí của bất kỳ thứ gì được giao dịch trên thị trường toàn cầu. Chẳng hạn như nguyên liệu thô và linh kiện nhập khẩu cung cấp năng lượng cho các nhà sản xuất với mong muốn duy trì khách hàng Mỹ.

Chi phí xăng dầu, nhiên liệu sưởi ấm và thực phẩm sẽ tăng đầu tiên - tất cả đều là thị trường toàn cầu. Cùng với thuốc theo toa, vì Trung Quốc có vị thế độc quyền ngày càng tăng do quy định quá mức ngớ ngẩn của chúng ta - thật vậy, điều này ít nhiều đúng đối với mọi mặt hàng tiêu dùng mà Trung Quốc thống trị: chúng tôi sơ ý tự hại chính mình, và bây giờ chúng tôi phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn.
Kéo theo đó, các mặt hàng đắt đỏ và chi phí đầu vào ảnh hưởng khắp chuỗi cung ứng. Ô tô, vật liệu xây dựng như thép hoặc bê tông, quần áo, đồ nội thất, tivi, máy tính và thiết bị y tế đều đã tăng giá.
Những ngày xa xỉ với mức giá rẻ đã qua; hôm nay bạn phải làm việc cho họ.

Nguyên nhân chính: dòng vốn
Nguyên nhân chính sau đó bắt nguồn từ: dòng vốn.
Khi người nước ngoài quan tâm, họ không chỉ bán đô la mà còn bán tài sản bằng đô la. Cổ phiếu, trái phiếu và trái phiếu kho bạc là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Đây là những cổ phiếu dễ giao dịch nhất - cổ phiếu IBM dễ giao dịch hơn bán hơn một nhà máy của Đài Loan ở Wisconsin - và do đó đây là những công cụ đầu tiên được giao dịch.

Người nước ngoài sở hữu khoảng 40% cổ phần của Mỹ và một phần ba trái phiếu doanh nghiệp. Nếu người nước ngoài bắt đầu tháo chạy, cả hai bên đều bị thiệt hại. Điều này có thể giảm gần một nửa số tiền 401k của bạn và đẩy chi phí vay của doanh nghiệp lên mức không tưởng.

Từ đó dẫn đến những vụ phá sản khổng lồ bên cạnh những vụ phá sản hiện đang được Fed hỗ trợ để cố gắng đảo ngược tình trạng lạm phát mà họ gây ra.

Chưa dừng lại ở đó: người nước ngoài sở hữu một phần ba kho bạc Hoa Kỳ, với tổng trị giá 8 nghìn tỷ đô la trái phiếu. Nếu người nước ngoài bắt đầu bán phá giá chúng, nghĩa vụ nợ của chính phủ Hoa Kỳ có thể tăng vọt hàng trăm tỷ đô la mỗi năm. Hoặc, rất có thể, điều này buộc Fed phải can thiệp và mua tất cả nhu cầu nước ngoài đó, làm bùng nổ hệ thống với hàng tỷ đô la.
Điều này sẽ đưa lạm phát trở lại mức hai con số chỉ sau một đêm.
Phần kết luận
Hậu quả này có thể tránh được. Tuy nhiên, với chiêu trò của Washington nhằm nâng trần nợ một lần nữa, cùng với việc ép buộc bằng các biện pháp trừng phạt khiến các quốc gia khác không dám sở hữu đồng đô la, Washington gần như không có ý định điều chỉnh tình trạng này.

Mất vị thế đồng tiền dự trữ sẽ là thảm họa đối với cả nền kinh tế Mỹ và người dân Mỹ. Không có quốc gia nào cần vị thế tiền tệ dự trữ; xét cho cùng, điều này không mang lại lợi ích cho ai. Nhưng, giống như leo núi mà không có bất kỳ thiết bị nào, một khi bạn đã đi được nửa đường, bạn sẽ không thể bỏ cuộc.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ