Điều gì sẽ xảy ra nếu tổng thống Trump tái đắc cử?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tổng thống Trump tái đắc cử?

17:30 25/10/2020

Lĩnh vực chứng kiến tổng thống Mỹ đương nhiệm  giữ vững lời hứa nhiều nhất là các chính sách đối ngoại

Hãy tạm quên việc liệu Donald Trump thắng hay thua trong cuộc bỏ phiếu tổng thống ngày 3 tháng 11. Thay vào đó, hãy nghĩ xem kịch bản tốt nhất khi ông tái đắc cử là là gì.

Lĩnh vực mà Trump giữ vững lời hứa nhiều nhất sẽ là các chính sách đối ngoại. Ông không khơi mào bất kỳ cuộc chiến mới nào. Ông đã rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và Trung Đông. Isis đã mất lãnh thổ của mình; thủ lĩnh của nhóm khủng bố đã bị tiêu diệt trong một cuộc đột kích của biệt kích Hoa Kỳ. Các đồng minh của Mỹ đã buộc phải suy nghĩ về một thế giới mà Mỹ không còn đảm bảo an ninh cho họ nữa. Đáng chú ý nhất, ông Trump đã xác định Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Mỹ trong một thế giới có nhiều cường quốc cạnh tranh.

Bạn có thể không đồng ý với một số hoặc tất cả những điều trên. Nhưng thật khó để cho rằng ông Trump thực hiện được tất cả những lời hứa vu vơ trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Nhiều cam kết của ông, đặc biệt là xây dựng một bức tường biên giới do Mexico tài trợ và tạo ra một động lực cơ sở hạ tầng lớn, cho tới giờ vẫn còn dang dở. Tuy nhiên, về chính sách đối ngoại, ông Trump phần lớn đã giữ đúng lời của mình. Câu hỏi đặt ra là liệu những giải pháp ngoại giao thường xuyên liều lĩnh của ông với phần còn lại của thế giới có phải là một kỷ lục đáng được bảo vệ hay không. Câu trả lời mang nhiều sắc thái hơn những gì những người gièm pha ông Trump có thể mong muốn.

Sự bảo vệ mạnh mẽ của ông Trump là điều mà cử tri muốn. Hai năm trước, ông đặt vấn đề về ý tưởng rằng NATO nên bảo vệ Montenegro - một quốc gia mà nhiều người Mỹ không thể xác định trên bản đồ - khiến Washington không khỏi tức giận . Nhưng ông Trump chỉ đang lôi kéo sự ủng hộ của Trung Mỹ. Có thể là liều lĩnh khi giải tán NATO. Nhưng không phải là phi lý khi tranh luận về việc liệu Mỹ có nên mạo hiểm một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba ở những nơi xa xôi hay không.

Cũng không phải là thái quá khi rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. 19 năm sau khi họ tham gia trận chiến, ông Trump hứa hẹn sẽ đưa sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ về 0 (từ 4,500 quân hiện nay). Tuần này, HR McMaster, cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, đã so sánh việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan ngày hôm nay với sự xoa dịu của Adolf Hitler ở Munich năm 1938. Đây là kiểu ví von quá mức giống như từng xảy ra với người tiền nhiệm, khi chính sách đối ngoại của Washington được một quan chức cấp cao trong chính quyền Barack Obama mệnh danh là "the Blob" (đây là biệt danh mà Ben Rhodes, người chấp bút diễn văn cho Tổng thống Obama, dùng để gọi giới chức cấp cao đóng vai trò hoạch định chính sách đối ngoại chính thống của Mỹ). Ông Obama lại có những kết quả trái ngược. Trong nhiệm kỳ của Obama, sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại Afghanistan có lúc đã lên đến con số 100,000. Một lần nữa, ông Trump đại diện cho tiếng nói của phía đa số.

Ông Trump đã vô cớ xúc phạm các đồng minh của Mỹ, đặc biệt là với Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ông cũng đã hiểu lầm NATO là một tổ chức bảo kê hơn là một liên minh phòng thủ chung. Nhưng khối này đã dành nhiều năm để yêu cầu châu Âu tăng cường chia sẻ gánh nặng quốc phòng với kết quả hạn chế. Cách tiếp cận mạnh bạo của ông Trump đã thúc đẩy một cuộc tranh luận về quốc phòng châu Âu ngoài sức tưởng tượng. Ông không phải lúc nào cũng ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng như sự đồng thuận của Washington.

Ông Trump rõ ràng ghen tị với những lãnh đạo chuyên quyền, chẳng hạn như Putin và Tập Cận Bình. Nhưng ông thường theo đuổi đường lối chính trị trái ngược với sự ngưỡng mộ cá nhân. Hãy xem xét sự phản đối của ông đối với Nord Stream 2 của Đức - một đường ống dẫn khí đốt sẽ làm tăng đòn bẩy của Nga so với châu Âu. Hoặc mong muốn đưa Trung Quốc vào hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược tiếp theo với Nga. Khá dễ hiểu khi "the Blob" chỉ trích phong cách ngoại giao của ông Trump. Nhưng sự thô lỗ của ông có thể khiến các nhà phê bình mù quáng về giá trị trong các chính sách. Bất kỳ sự gia hạn nào của hiệp ước sẽ hạn chế kho vũ khí hạt nhân của Nga và Mỹ nhưng loại trừ Trung Quốc khó có thể bảo vệ.

Di sản chính sách đối ngoại mạnh nhất của ông Trump là cuộc chiến tranh lạnh mới của ông với Trung Quốc. Một số hành động của ông rõ ràng đã phản tác dụng. Cuộc chiến thương mại đã không làm được gì để thu hẹp thâm hụt Mỹ-Trung mà ông được kế thừa từ người tiền nhiệm. Nhưng sẽ là cường điệu nếu đổ lỗi cho ông về vị thế toàn cầu tích cực hơn của Trung Quốc. Đó là quyết định của ông Tập và nó có trước thời Trump. Mỹ và Trung Quốc hiện có thể đang trên đà va chạm nguy hiểm. Nhưng về điều này, ông Trump nhận được sự đồng thuận của lưỡng đảng.

Theo quan điểm của tôi, nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ là một thảm họa đối với nền dân chủ Hoa Kỳ và khả năng đối phó với đại dịch. Nhưng nếu Trump thua, "the blob" sẽ thắng. Họ gần như đồng lòng chống lại ông. Thành tích chính sách đối ngoại tồi tệ của Mỹ trong 20 năm qua cho thấy sự trở lại của "the blob" sẽ không hoàn toàn là một điều tốt đẹp.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ