Đỉnh cao kỷ lục của Phố Wall chủ yếu nhờ nhiều vào lợi suất trái phiếu giảm?
Linh Đặng
Investment Analyst
Đỉnh cao mới của S&P 500 nên được xem xét dựa trên môi trường đầu tư hoàn toàn khác biệt so với trước đây
Chứng khoán Mỹ chỉ mất sáu tháng để xóa nhòa đà giảm lo ngại đại dịch, chủ yếu nhờ đà hồi phục từ các công ty công nghệ lớn. Mới đây, Apple tuyên bố vôn hóa thị trường đạt 2 tỷ USD cho thấy tầm quan trọng của quy mô vốn hóa. Nhưng các nhà đầu tư không nên bỏ qua yếu tố hỗ trợ từ lợi suất trái phiếu chính phủ được kiểm soát, và cách hoạt động hiệu quả vốn chủ sở hữu và tín dụng.
Đỉnh cao mới nên được nhìn nhận trong bối cảnh môi trường đầu tư đã khác rất nhiều so với tháng Hai trước đó. Ngày nay, không thiếu những cái lắc đầu về giá cổ phiếu “bay cao” cùng các dấu hiệu đầu cơ khác trên thị trường, vào thời điểm mà dường như có rất ít triển vọng về đại dịch, cũng như khả thi về vắc-xin virus. Điều đó cũng đồng nghĩa rằng nền tảng vĩ mô trông khá u ám cùng nỗi lo mất việc làm tăng cao.
Rõ ràng là khoảng cách ngày càng lớn giữa những “người chiến thắng” và “kẻ thua cuộc”. Cổ phiếu công nghệ đang ngày càng lớn trong S&P, hưởng lợi từ việc áp dụng công nghệ vào làm việc, trường học, mua sắm và giao lưu kết nối. Theo đó, dường như chẳng có vấn đề gì khi tổng lợi nhuận của S&P 500 giảm khoảng 1/3 trong quý hai so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu quan trọng nhất có lẽ là Lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, hiên nay là 0,6%, giảm một điểm phần trăm so với hồi tháng Hai. Sự sụt giảm của “lãi suất phi rủi ro” thúc đẩy sự hấp dẫn của thị trường cổ phiếu và thị trường tín dụng. Phần bù rủi ro vốn chủ sở hữu - thước đo lợi nhuận so với lãi suất phi rủi ro - đã tăng lên 6,3% từ 5,4% trong sáu tháng qua, theo Goldman Sachs.
Một hệ thống ERP nâng cao sẽ hỗ trợ thời gian hồi phục thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của S&P, theo Goldman dự báo sẽ tăng khoảng một phần ba lên $170 vào cuối năm tới. Ngân hàng này cho biết sự hồi phục đó sẽ được thúc đẩy bởi các nhóm công nghệ và chăm sóc sức khỏe, trong khi các cổ phiếu năng lượng và tài chính sẽ phải “vật lộn” để hồi phục thu nhập như trước đó.
Cho rằng chăm sóc sức khỏe (14%) là lĩnh vực lớn thứ hai sau công nghệ - chiếm khoảng 38% S&P 500, với sự có mặt của Amazon, Facebook và Alphabet. Lợi nhuận phục hồi, kết hợp với lợi suất trái phiếu thấp, có thể duy trì tốt đà tăng của thị trường cổ phiếu.
Đương nhiên, kinh tế vẫn có nguy cơ đi theo xu hướng giảm như những cổ phiếu vốn hóa lớn khác, khi không đạt được kỳ vọng tăng trưởng thu nhập. Một triển vọng như vậy đã được ghi lại trong Biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang được công bố trong tuần này. Một số quan chức lưu ý rằng hậu quả lâu dài của đại dịch có thể liên quan đến việc “tái cơ cấu một số lĩnh vực có thể làm chậm tăng trưởng năng lực sản xuất của nền kinh tế trong một thời gian”.
Hầu hết các nhà đầu tư đều nhìn xa trông rộng, dự đoán kết quả và xu hướng thị trường. Vì vậy, đối với một số nhà đầu tư, những doanh nghiệp chiến thắng đại dịch hiện tại đang bắt đầu một chu kỳ kinh doanh mới, trong khi các doanh nghiệp còn lại sẽ đuổi kịp trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tại Invesco cho rằng các nhà quản lý quỹ nên gắn bó với các tài sản rủi ro.
“Chúng tôi tin rằng đặt cược dài hạn vào tín dụng và cổ phiếu sẽ giống như đặt cược vào y học, khoa học, sự sáng tạo của con người và định hướng của chính sách tiền tệ” theo quan điểm của họ.
Rõ ràng nhiều nhà đầu tư cũng đang theo hướng suy nghĩ này, trong bối cảnh công nghệ đang thể hiện sự vượt trội trong nền công nghiệp trong tháng 8. Các công ty nhỏ hơn đã tăng tốc, bỏ xa các đối thủ lớn hơn. Theo đó, chỉ số Russell 2000 của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đã thấp hơn khoảng 1/10 so với mức cao kỷ lục tháng 8/2018. Nhưng khi xem xét từ tháng 3, chỉ số đã đánh bại đà tăng S&P 500 khi tăng 58% so với 51% của S&P 500.
Các công ty vốn hóa nhỏ đã phải chịu đựng trong giai đoạn đại dịch bùng phát, điều này không quá ngạc nhiên do chúng phản ánh rộng hơn nền kinh tế Hoa Kỳ. Trong Russell 2000, chăm sóc sức khỏe, tài chính và công nghiệp đều đóng vai trò lớn hơn công nghệ - hoàn toàn trái ngược với các doanh nghiệp vốn lớn toàn cầu của S&P 500.
Điều này đưa chúng ta trở lại với lãi suất và nhận định quan trọng từ Robert Buckland và nhóm chiến lược toàn cầu tại Citi. Việc kìm hãm lợi suất trái phiếu thực và danh nghĩa thông qua nới lỏng định lượng đã đi kèm với kỳ vọng tăng lạm phát, mặc dù từ mức thấp. Kỳ vọng lạm phát cao hơn thường thúc đẩy công nghiệp và hàng hóa, trong khi toàn cầu có xu hướng ưa thích cổ phiếu thị trường chứng khoán Mỹ và các thị trường mới nổi. Citi cho rằng có một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư đang tìm kiếm các biện pháp phòng vệ lạm phát do cổ tức của công ty thường được kỳ vọng sẽ phù hợp với lạm phát trong thời gian dài.
Nâng cao kỳ vọng lạm phát bằng cách kiểm soát lợi suất trái phiếu chắc chắn là mục tiêu của các ngân hàng trung ương trong tương lai gần. Theo đó, thị trường chứng khoán đã nhận được thông điệp này.