Đông Âu: Phép màu kinh tế bị lãng quên
Đức Nguyễn
FX Strategist
Trong khi phương Tây chỉ nhìn vào các vấn đề chính trị, sức mạnh sản xuất đang đưa Đông Âu trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế.
Từng là cái nôi của hệ thống dân chủ mới sau sự tan rã của Liên Xô, Tây Âu lúc này lại bị chỉ trích là nơi sản sinh chủ nghĩa dân túy phản động, đặc biệt là ở Ba Lan và Hungary. Nhưng sự thay đổi trong chính trị chỉ làm những tiến bộ trong kinh tế tại đây thêm đáng chú ý.
Hiếm có một quốc gia nào đi lên được từ nghèo khó đến giàu sang. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) theo dõi 195 nền kinh tế và coi 39 là “tiên tiến”. Chỉ 18 quốc gia trở thành tiên tiến sau thế chiến 2, và thường phát triển theo khu vực. Đầu tiên là Nam Âu với Hy Lạp và Bồ Đào Nha, rồi Đông Á với Hàn Quốc và Đài Loan. Lúc này, điểm nóng tăng trưởng đang là Đông Âu.
Trong số 10 quốc gia gần đây nhất trở thành tiên tiến, bốn nước là các quốc gia siêu nhỏ hoặc các lãnh thổ thuộc quốc gia khác, như Puerto Rico và San Marino. Các nước còn lại đều thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa Tây Âu: Cộng hòa Séc, Slovakia, Lithuania, Latvia, Estonia, và Slovenia. Nền kinh tế cuối cùng trở thành tiên tiến là Hàn Quốc vào năm 1997, và nền kinh tế tiếp theo nhiều khả năng sẽ đến từ Đông Âu.
Dù IMF xét tới cả chất lượng thể chế và nhiều yếu tố chủ quan khác, các nước này đều có điểm chung là GDP đầu người trên $17,000. Trong số các nước gần đạt tới mức này, nước lớn duy nhất là Ba Lan, với GDP đầu người khoảng $15,000. Hungary cao hơn một chút ở mức $16,000 và Romania xếp sau ở $13,000.
Bí quyết cho phát triển là tăng trưởng ổn định. Trong một thập kỷ hậu chiến tranh, đa phần các quốc gia mới nổi tụt lại trong thu nhập đầu người so với các quốc gia phát triển. Khi những nước này có một thập kỷ tốt, thập kỷ sau đó thường không tốt bằng. Thách thức của họ là tăng sức cạnh tranh của mình trong giai đoạn toàn cầu hóa đảo ngược, với giao thương và dòng vốn suy yếu.
Trước vấn đề này, Đông Âu nổi bật hơn cả. Trong suốt ba thập kỷ gần đây, Ba Lan đã tăng trưởng trung bình 4%/năm, và không có năm nào tăng trưởng âm. Như những quốc gia Xô Viết khác, Ba Lan tách khỏi liên minh với lực lượng lao động chuyên môn cao, và điều này vẫn đang giúp họ cho tới giờ.
Ngày nay Đông Âu và Đông Á cùng có một yếu tố quan trọng cho tăng trưởng dài hạn: sức mạnh sản xuất. Nhờ việc họ có thể tạo ra thu nhập ổn định từ xuất khẩu, và nguồn tiền này lại được tái đầu tư vào các xí nghiệp, sản xuất trở thành một cỗ máy tăng trưởng tự cung tự cấp.
Không có nền kinh tế nào trong trở thành tiên tiến sau năm 1945 nhờ xuất khẩu dầu, do sự bất ổn định của dầu khiến tăng trưởng không bền vững. Bốn nền kinh tế là trung tâm du lịch và tài chính, như Macau. Các nền kinh tế còn lại là công nghiệp, trong đó sản xuất chiếm 15-25% GDP và hơn 60% xuất khẩu.
Sự trỗi dậy của Đông Âu chính là thành quả của nền công nghiệp tập trung vào sản xuất-xuất khẩu cho các thị trường Tây Âu. Nhiều chiếc xe sang của Đức được sản xuất tại Hungary hay Romania. Ba Lan xuất khẩu từ linh kiện ô tô tới thiết bị điện tử.
Nền kinh tế số đang tăng tốc mạnh mẽ tại các quốc gia đang phát triển, và Ba Lan là một trong những nước đi đầu. Theo doanh thu điện tử trên GDP, Ba Lan nằm trong số 20 nền kinh tế hàng đầu. Với những người doanh nhân thường xuyên đi lại, nay đây mai đó, Ba Lan nổi bật bởi sự năng động trong các mảng fintech, gaming và công nghiệp số, thay vì bởi hệ thống chính trị bảo thủ.
Những chỉ trích hướng tới Đông Âu chỉ chú trọng vào sự “xuống cấp” của chính trị cùng với sự bóp méo của truyền thông, và đương nhiên đã bỏ qua nhiều tiến bộ. Như các quốc gia Liên Xô cũ khác, Ba Lan đẩy mạnh cải cách hiến pháp để được gia nhập EU và nhận lấy sự ổn định và hỗ trợ từ khối.
Từ năm 1989 đến năm 2020, theo dữ liệu từ ECB, sáu quốc gia Liên Xô cũ trở thành nền kinh tế tiên tiến nhận hỗ trợ trung bình 1% GDP hàng năm từ EU. Một phần thưởng cho việc xóa bỏ hệ tư tưởng cũ, những khoản hỗ trợ từ EU cũng ở mức tương đồng với Ba Lan, Hungary và Romania. Dự phóng cho thấy, trong năm năm tới, hỗ trợ từ EU cho các quốc gia này sẽ tiếp tục ở mức 1% GDP hàng năm.
Nếu dự báo chính xác, GDP đầu người của Ba Lan sẽ chạm mức $17,000 trong năm 2022, và sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi quốc gia này nhập hội các nền kinh tế tiên tiến. Nhưng dù sao đi nữa, các quốc gia Liên Xô cũ đã chứng tỏ rằng họ sẽ là phép màu kinh tế tiếp theo sau Đông Á.
Financial Times