Đừng để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư
Võ Trí Mạnh
Junior Analyst
Dưới đây là cách để điều khiển và ổn định cảm xúc của bạn.
Những biến động dữ dội trên thị trường chứng khoán có thể khiến bạn “khó chịu” và muốn thay đổi danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, bất kỳ chuyên gia nào cũng sẽ nói với bạn rằng: Đừng để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư của mình.
Ông Brad Klontz, tiến sĩ tâm lý tài chính kiêm phó giáo sư tâm lý tài chính và tài chính hành vi tại Trường Kinh doanh Heider, Đại học Creighton, cho biết: “Khoảng trống nằm giữa sự phấn khích và hoảng sợ là điều khiến mọi người đưa ra quyết định sai lầm “.
Cố vấn tài chính Mitch Goldberg, chủ tịch của ClientFirst Strategy tại Melville, New York, đưa ra lời khuyên đối với khách hàng của mình rằng những thăng trầm của thị trường chứng khoán là một phần bình thường của quá trình đầu tư.
“Điều quan trong là những gì bạn làm trước khi thị trường lao dốc, chứ không phải là trong và sau khi chuyện đó đã xảy ra – thời điểm mà bạn không sáng suốt” ông nói.
Mặc dù các chuyên gia thị trường không tìm ra bằng chứng cho sự hoảng loạn khi thị trường giảm vào tuần trước, việc mọi người cảm thấy hoảng sợ trong những tình huống này là điều bình thường, Klontz nói. Đó chính là cách bộ não con người được lập trình, với phần não thiên về cảm xúc to và mạnh mẽ hơn phân não lý trí, ông giải thích.
“Cứ tiếp tục hoảng sợ. Đừng hoảng sợ rằng mình đang mất kiểm soát."
Nói cách khác, hãy thừa nhận mình đang hoảng loạn - nhưng đừng hành động dựa trên chúng. Điều đó phụ thuộc vào việc bạn muốn bán trong đợt giảm mạnh hay mua vào trong đợt tăng giá. Tất nhiên nói thì dễ hơn làm. Dưới đây là một số kỹ thuật giúp xoa dịu cảm xúc của bạn để bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý.
Hít thở sâu
Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng hít thở sâu vài lần thực sự có tác dụng, Klontz, thành viên của Hội đồng Sức khỏe Tài chính Đầu tư của CNBC cho biết.
Theo chuyên gia sức khỏe Deepak Chopra, thực hiện các bài tập thở có thể làm giảm huyết áp, nhịp tim và nồng độ hormone gây căng thẳng.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia
Tham khảo ý kiến của chuyên gia tài chính sẽ không chỉ giúp bạn đánh giá độ chính xác trong suy nghĩ của mình, mà còn cung cấp một thứ bạn cần trong thời điểm này: thời gian.
Ông nói thêm, nếu bạn không đủ khả năng để có một cố vấn tài chính cá nhân, ít nhất hãy nói chuyện với ai đó trước khi bạn đưa ra quyết định. Miễn là họ cũng tỉnh táo.
Klonz giải thích: “Mục đích của việc này là dành một khoảng thời gian giữa suy nghĩ và hành vi của bạn”.
“Nếu bạn có thể dành một chút thời gian giữa hai việc đó, bạn sẽ có nhiều khả năng làm dịu cảm xúc của mình, vận động phần não lý trí và đưa ra quyết định đúng đắn.”
Tham khảo ý kiến của một chuyên gia sẽ giúp bạn cơ hội để đánh giá lại cách đầu tư của mình. Có thể bạn đang chịu quá nhiều rủi ro hoặc danh mục đầu tư của bạn không đủ đa dạng như mong muốn.
Nhớ về quá khứ
Khi thị trường giảm, hãy nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên điều đó xảy ra.
Goldberg nói: “Thị trường chứng khoán đã vượt qua rất nhiều khó khăn, khi chỉ ra sự kiện 11/9, cuộc Đại suy thoái và sự sụp đổ của thị trường năm 1987.”
“Điều gì đã xảy ra mỗi lần? Thị trường chứng khoán phục hồi và lập đỉnh mới ”.
Klontz hoàn toàn đồng ý.
Trên thực tế, ông cho rằng chính những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, chỉ biết đến thị trường tăng là những người dễ bị cảm xúc chi phối nhất.
“Họ chưa bao giờ trải nghiệm thị trường sập cả,” ông Klontz nói.
Vấn đề tuổi tác
Thị trường chứng khoán sụt giảm thực sự có lợi cho các nhà đầu tư trẻ tuổi, vì điều đó mang lại cho họ cơ hội mua vào với giá thấp hơn và có thể nắm giữ trong thời gian dài. Chỉ cần đảm bảo rằng bạn vẫn đang đưa ra những quyết định hợp lý, có suy nghĩ thấu đáo.
Nếu bạn gần đến tuổi nghỉ hưu, việc đó sẽ trở nên phức tạp hơn, vì bạn sẽ sớm phải rút tiền từ tài khoản hưu trí của mình.
Ông Klontz khuyên rằng ngay cả khi thị trường chứng khoán giảm, điều đó không có nghĩa là toàn bộ danh mục đầu tư của bạn cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Ghi lại tỷ lệ cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt bạn có trong danh mục đầu tư của mình. Nếu bạn chỉ có 50% tỷ lệ cổ phiếu, thị trường biến động mạnh hơn, thì cơn hoảng sợ của bạn có thể giảm đi một nửa, ông nói thêm.
Tách biệt các mối quan tâm về sức khỏe và tài chính
Klontz cho biết, lo ngại về vấn đề y tế, như dịch Covid sẽ là đòn bẩy cho tâm lý lo sợ về tài chính.
“Bây giờ các nhà đầu tư lớn tuổi không chỉ lo lắng về việc nghỉ hưu của mình; mà còn đang còn lo lắng cho con cái, cháu chắt và chính mình” ông nói.
“Đây thậm chí còn hơn cả một lời kêu gọi đối với việc hãy bình tĩnh. Và đừng nhầm lẫn việc cách ly bản thân khỏi dịch bệnh với cách ly khỏi thị trường.”
CNBC