Kiểm soát lòng tham khi giao dịch có thực sự khó?
Lòng tham là một cảm xúc tự nhiên của con người và ảnh hưởng đến các cá nhân ở những mức độ khác nhau. Thật không may, khi nhìn nhận trong bối cảnh giao dịch, lòng tham đã được chứng minh là yếu tố trở ngại hơn là hỗ trợ cho các trader.
Lòng tham có thể biến giao dịch tốt thành giao dịch bất lợi và từ giao dịch bất lợi thành giao dịch thua lỗ nặng nề. Bài viết này chia sẻ mộ số kinh nghiệm để kiểm soát lòng tham và cách ngăn nó cản trở sự thành công trong giao dịch của bạn.
Lòng tham là gì?
Tham lam có thể được mô tả là một khao khát mãnh liệt đối với một thứ gì đó và thường biểu hiện như một khát vọng chiếm hữu mãnh liệt. Trong giao dịch, điều này có thể dễ dàng vượt qua khỏi tầm kiểm soát khi thị trường di chuyển theo hướng ngược lại kịch bản giao dịch của các trader nhưng cũng có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định đối với các giao dịch có lợi nhuận.
Một số ví dụ về lòng tham khi giao dịch:
- Trung bình giá khi giao dịch thua lỗ
- Gia tăng vị thế với các lệnh có lãi
- Sử dụng đòn bẩy quá mức
Lòng tham có thể thay đổi trạng thái tinh thần của bạn, khai thác sự tập trung của bạn để tối đa hóa lợi ích, niềm vui và tài sản. Những mong muốn này thường khiến các trader đặt những lệnh mà họ thậm chí chưa bao giờ nghĩ tới.
Hơn nữa, lòng tham có thể đe dọa đến tài khoản giao dịch. Khi trung bình giá xuống, gia tăng vị thế những giao dịch có lãi và sử dụng đòn bẩy quá mức có thể nhanh chóng dẫn đến call margin hoặc trạng thái “cháy tài khoản”.
Ví dụ mô tả lòng tham tác động đến giao dịch:
Biểu đồ dưới đây là một ví dụ về ảnh hưởng tiêu cực của lòng tham. Biểu đồ cho thấy một kịch bản trong đó một nhà giao dịch tham gia một vị thế mua tỷ giá EUR/USD (không có điểm dừng lỗ) sau một cây nến xanh dài, với hy vọng rằng giá sẽ vận động tăng cao hơn. Thực tế xảy ra giá đi xuống và đặt nhà giao dịch vào vị thế thua lỗ. Lòng tham có thể lôi kéo trader không chỉ duy trì vị thế hiện tại mà còn mở một vị thế mua mới khi thị trường có dấu hiệu quay đầu (mũi tên màu xanh thứ hai) để trung bình giá.
Suy nghĩ mua ở vùng giá thấp hơn và chuyển bại thành thắng có thể khiến các trader không tỉnh táo. Hơn nữa, sự tham lam như vậy có thể khiến các nhà giao dịch mù quáng đến mức có thể giao dịch ngược xu hướng mà không hề nhận ra.
Tham lam thường đi kèm với các cảm xúc khác, chẳng hạn như sợ hãi. Nỗi sợ hãi xuất hiện nhiều lần trong hành trình của trader. Đó là lý do tại sao học cách quản lý nỗi sợ hãi ngay từ đầu là điều cần thiết.
Cách kiểm soát lòng tham khi giao dịch.
May mắn thay giống như các cảm xúc khác, lòng tham có thể được kiểm soát và vượt qua. Với thời gian và kỷ luật cần thiết, bạn có thể thực hiện các giao dịch mà không bị lòng tham cản trở.
Tham lam đối lập với kỷ luật. Những cá nhân có kỷ luật rất ít khi rơi vào cạm bẫy tham lam vì họ có một số kế hoạch và theo sát. Các kế hoạch giao dịch và nhật ký giao dịch là một cách tuyệt vời để giữ cho các trader đi đúng hướng và không bị cám dỗ vào các giao dịch ngoài dự tính.
Các trader cũng nên cân nhắc việc tuân thủ nghiêm ngặt mức dừng lỗ và xác định mục tiêu lợi nhuận trước khi tham gia giao dịch. Đây được coi là tỷ lệ risk-reward và là đặc điểm quan trọng nhất của các trader thành công.
Điều quan trọng cần nhớ là quản lý và đối phó với lòng tham không phải là điều giải quyết trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, các trader cần nhận thức được lòng tham có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giao dịch như thế nào và thực hiện những chú ý trên như một phần của thói quen giao dịch. Đó sẽ là những bước đầu tiên hướng tới các thói quen giao dịch tích cực.