Fed đã thất bại trong việc kiểm tra sức chịu đựng của các ngân hàng trong nước
Hữu Thăng
FX Strategist
Cần phải có sự tính toán kỹ lưỡng hơn để củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng trước những sức ép từ khủng hoảng.
Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là củng cố niềm tin với hệ thống ngân hàng trong bối cảnh xảy ra một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên bài đánh giá sức chịu đựng đối với các ngân hàng lớn của Mỹ đã thất bại thảm hại. Fed cần phải làm tốt hơn.
Đại dịch COVID-19 hứa hẹn sẽ là một thách thức đối với các ngân hàng, khi người dân và doanh nghiệp ngày càng ít quan tâm về nghĩa vụ của họ. Các bài kiểm tra sức chịu đựng được cho là sẽ giúp ích trong những tình huống như vậy, bằng cách vẽ ra mức độ thiệt hại có thể phải gánh chịu và từ đó đảm bảo rằng các ngân hàng có đủ vốn để bù đắp vào phần thua lỗ, tránh gặp phải tình trạng thiếu hụt vốn và tiếp tục cho vay.
Hãy cùng quay trở lại năm 2009, trong cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn, khi các bài kiểm tra sức chịu đựng ban đầu của Fed đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình. Họ đã thành công, một phần vì các quan chức đã chọn cách báo cáo ước tính khoản thua lỗ cụ thể của ngân hàng - một động thái mà nhiều cơ quan quản lý coi là hơi cực đoan và có khả năng gây bất ổn cho thị trường. Nhưng theo lời ông Timothy Geithner (trước khi ông trở thành Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ), thì ngay cả việc có tin xấu cũng tốt hơn là không có tin tức gì. Thực tế chứng minh rằng ông đã đúng: Sự minh bạch làm cho các bài kiểm tra của Fed đáng tin cậy hơn nhiều so với của những ngân hàng đồng cấp như Ngân hàng Trung ương châu Âu, từ đó các ngân hàng trong nước có thể huy động được lượng lớn vốn từ thị trường tư.
Tuy nhiên trong những năm trở lại đây, các bài kiểm tra thường niên đã biến tấu đi. Các ngân hàng lớn nhất thì ăn mừng khi vượt qua bài đánh giá và thực hiện chi trả lượng lớn cổ tức cho các cổ đông. Các cơ quan quản lý thì mạnh dạn kết luận rằng giai đoạn tích luỹ vốn ở thời kỳ hậu khủng hoảng đã hoàn tất. Tuy nhiên, một số người - bao gồm cả tôi - lại nghi ngờ về kết quả của bài kiểm tra, một phần vì các bài kiểm tra này dựa trên các cách đo lường dòng lưu chuyển vốn khá chậm trễ và không chính xác. Chưa kể đến việc chúng còn thường mâu thuẫn với các biện pháp đo lường từ phía thị trường về "tình hình sức khỏe" của các ngân hàng.
Những bài kiểm tra sức ép trong tuần này đã tự chỉ ra những hạn chế của mình. Kịch bản cho trường hợp xấu nhất ban đầu được đưa ra vào tháng 2, trước khi cuộc khủng hoảng COVID-19 xảy ra. Kịch bản này bao gồm các cú sốc như tỷ lệ thất nghiệp 10%, một tỷ lệ có vẻ "khá là lạc quan" nếu so với những gì chúng ta đã chứng kiến trong đại dịch. Trong nỗ lực cung cấp một thước đo khả năng phục hồi của ngân hàng sát với thời gian thực hơn, các nhà quản lý đã thực hiện biện pháp "phân tích độ nhạy cảm" riêng biệt, trong đó có các kịch bản khắc nghiệt hơn. Nhưng thay vì học hỏi từ chính sự thành công của họ vào năm 2009, họ đã chọn cách không công bố kết quả thua lỗ cụ thể của từng ngân hàng. Thay vào đó họ lại công bố là kết quả không thực sự chắc chắn do những tác động của đại dịch.
Lý lẽ của họ thực sự khó để chấp nhận. Chắc chắn rằng, mặc cho có bất cứ sự bất ổn nào trong hiện tại, một thập kỷ áp dụng chương trình đánh giá sức chịu đựng của các ngân hàng không nghĩa lý gì so với những gì các quan chức đang đối mặt khi họ thiết kế bài kiểm tra như "cưỡi ngựa xem hoa" và cũng không tiết lộ các con số ước tính tổn thất cụ thể của ngân hàng. Sự thiếu minh bạch sẽ không củng cố được niềm tin của công chúng, theo lời Phó chủ tịch Hội đồng giám sát Fed, ông Randal Quarles. Ngược lại, kết quả của bài kiểm tra đã làm suy yếu lòng tin, khiến các chuyên gia hàng đầu suy đoán rằng có những tổn thất tiềm tàng phải rất nghiêm trọng nếu chúng không thể được tiết lộ. Kết quả có thể là một sự chia rẽ không ai mong muốn, khi các ngân hàng mạnh nhất tiết lộ kết quả của họ và những ngân hàng còn lại sẽ bị đánh giá thấp.
Có lẽ cũng nhằm củng cố niềm tin, Fed đã thất bại trong việc sử dụng các bài kiểm tra sức chịu đựng để dừng việc chỉ trả cổ tức. Thay vào đó, họ lại cho phép hàng tỷ dollar tiền cổ phiếu rời khỏi các tổ chức tài chính lớn mặc dù nhiều công ty có thể còn đang bị thiếu vốn trong những tháng tới. Với việc tiếp tục bãi bỏ nghĩa vụ của mình để đảm bảo sự ổn định tài chính chung, các nhà lãnh đạo đã phê chuẩn các biện pháp làm suy yếu các quy định được thiết kế để hạn chế đầu cơ và bảo vệ các công ty được chính phủ hậu thuẫn khỏi thua lỗ trên thị trường phái sinh.
Fed cần nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận của mình. Trước hết, họ cần công khai cách các ngân hàng đã đối phó như thế nào trong bài "phân tích độ nhạy" với cuộc khủng hoảng COVID-19. Việc tiếp theo, cần ngăn chặn các ngân hàng lớn giải ngân vốn trong tương lai gần. Điều cuối cùng là họ cần yêu cầu các ngân hàng trượt bài kiểm tra kịch bản tệ nhất của COVID-19, được cho là ít nhất một phần tư số ngân hàng được kiểm tra, phải gửi bản kế hoạch để giải quyết sự thiếu hụt vốn của họ.
Xét trên phương diện rộng hơn, các bài kiểm tra sức chịu đựng thường niên rõ ràng đang không đủ áp lực. "Cuộc tập trận" này nên là một thử thách thực sự, với các tình huống thực tế xấu nhất có thể, thay vì chi trả lượng lớn cố tức và đưa ra kế hoạch mua lại cổ phần từ phía các ngân hàng. COVID-19 cũng đã dạy cho chúng ta bài học về quy mô và phạm vi của các cuộc khủng hoảng là khó lường trước được. Vì vậy, các ngân hàng luôn phải chuẩn bị nguồn vốn dồi dào để vượt qua những sự cố bất ngờ, và những quy định nên được đưa ra tự động hơn nhằm đối phó với hoàn cảnh. Ví dụ như việc cắt giảm phân bổ vốn khi suy thoái bắt đầu diễn ra. Điều này sẽ loại bỏ gánh nặng đến từ các quan chức khi họ luôn lo lắng thị trường sẽ rung chuyển mạnh trong những thời điểm khó khăn.
Trong một bài phát biểu tuần trước, Phó Chủ tịch Hội đồng giám sát của Fed, ông Quarles đã thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo sẽ không phải làm công việc này nếu các ngân hàng thể hiện ở mức chấp nhận được trong bài kiểm tra. Về điểm này, ông đã đúng: Đại dịch đòi hỏi Fed phải ổn định lại thị trường tài chính và coi đó là ưu tiên số 1 của mình.