Fed đã thực sự thành công với chương trình hoán đổi tiền tệ của mình

Fed đã thực sự thành công với chương trình hoán đổi tiền tệ của mình

Hữu Thăng

Hữu Thăng

FX Strategist

23:28 25/06/2020

Cục dự trữ liên bang Mỹ bất ngờ toả sáng trong một vai trò "bất đắc dĩ" mà họ luôn tìm cách từ chối

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ kiên quyết từ chối nhận danh xưng “ngân hàng trung ương của thế giới”; điều này thật đáng tiếc bởi họ đang làm khá tốt công việc của mình trong vai trò đó. Một minh chứng cho sự thành công của Fed là nỗ lực trong việc ổn định đồng tiền dự trữ thế giới. Đồng Dollar tăng vọt hơn 8% so với rổ sáu loại tiền tệ khác trong nhóm G7 trong khoảng thời gian từ ngày 9 đến ngày 20 tháng 3, khi các nhà đầu tư hoảng loạn vì COVID-19. Nhưng hiện tại, đồng bạc xanh gần như trở lại với giá trị ban đầu của nó từ đầu năm nay.

Các ngân hàng trung ương trên thế giới thường quan tâm đến nguồn cung tiền của đất nước họ, chủ yếu đến từ nhu cầu của những người có tiền gửi vào các ngân hàng trong nước. Nhưng nguồn cung Dollar thì đã vượt xa biên giới quốc gia. Năm ngoái, các ngân hàng bên ngoài khu vực tài phán của Mỹ có các khoản nợ bằng Dollar trị giá hơn 10 nghìn tỷ USD, theo ước tính của Iñaki Aldasoro và Torsten Ehlers, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

Để tự cấp vốn, các ngân hàng trung ương phụ thuộc rất nhiều vào việc bán các khoản nợ ngắn hạn định giá bằng Dollar Mỹ, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu, cho các nhà đầu tư. “Khách quen” của những giấy tờ có giá này là các quỹ thị trường tiền tệ lớn (thường mạo hiểm hơn một chút so với các quỹ mua vào trái phiếu chính phủ và những giấy tờ có giá khác). Sau khi đại dịch làm rạn nứt niềm tin trên thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư bắt đầu rút tiền ra khỏi các quỹ này và do đó họ đã ngừng mua giấy tờ có giá từ các ngân hàng. Điều đó buộc các ngân hàng trung ương phải tranh giành nguồn cung khác. Vay mượn lẫn nhau trở thành biện pháp thay thế (ở đỉnh điểm của sự hoảng loạn, các ngân hàng phải trả phần bù rủi ro vào khoảng 1.4%). Việc có nguồn cung Dollar trở nên tốn kém hơn khi các ngân hàng trung ương phải hoán đổi ngoại tệ, trong đó một bên vay Dollar Mỹ từ bên khác, đồng thời cho vay ngược lại Euro hay Yen.

Vì thị trường nước ngoài có ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong nước, do đó sự thiếu hụt nguồn cung Dollar gây ảnh hưởng xấu đến thị trường Mỹ. Điều đó đã cho Fed một cái cớ để hành động. Vào ngày 15/03, Fed đã nới lỏng các điều khoản của chương trình hoán đổi tiền tệ do họ tạo ra với các ngân hàng trung ương ở Anh, Canada, khu vực đồng Euro, Nhật Bản và Thụy Sĩ. Bốn ngày sau đó, họ mở rộng chương trình cho 9 ngân hàng khác, bao gồm cả ngân hàng trung ương của các thị trường mới nổi là Brazil, Mexico, Singapore và Hàn Quốc.

Fed luôn không thoải mái khi đưa ra các quyết định mang tính “ngoại giao” về chương trình hoán đổi tiền tệ. Họ biết rằng việc chỉ chọn một số quốc gia cho chương trình có nguy cơ gây hiềm khích với những quốc gia không nằm trong danh sách. Thổ Nhĩ Kỳ là một ví dụ điển hình khi từ lâu đã muốn Fed triển khai chương trình với nước này. Ấn Độ cũng đã mong chờ vào một cơ hội, theo tờ Indian Express. Sự ghen tị mà chương trình này tạo ra đã cho thấy tác động của nó không giống như những "vết nhơ" có thể xảy đến với một quốc gia khi vay tiền từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF . (Thật vậy, Fed đã cố gắng xây dựng thương hiệu cho chương trình ưu đãi của mình, với hy vọng làm cho các quốc gia được đưa vào danh sách trở nên uy tín hơn). Brazil, quốc gia với nguồn dự trữ Dollar khá thoải mái, thậm chí không động đến chương trình. Chương trình này còn giúp một quốc gia được đánh giá cao hơn khi đây được coi như một dạng "bảo hiểm", theo lời ông Alberto Ramos từ Ngân hàng Goldman Sachs.

Đến cuối tháng Tư, 10 ngân hàng trung ương đã vay được hơn 440 tỷ USD từ hoán đổi ngoại tệ, trong đó Ngân hàng trung ương Nhật Bản đã huy động được nhiều tiền nhất. Các ngân hàng của nước này cần lượng lớn Dollar để sử dụng cho các chương trình cho vay nước ngoài. Bên cạnh đó, các quỹ hưu trí và các công ty bảo hiểm nhân thọ của Nhật cũng cần phải hedging (phòng ngừa rủi ro giá) khi họ đang nắm giữ một lượng tài sản lớn bằng Dollar, theo ông Brad Setser thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ.

Ba nhà kinh tế học Egemen Eren, Andreas Schaleighf và Vladyslav Sushko từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS cho biết, nguồn cung Dollar thuận lợi giúp các tổ chức tài chính không cần phải dùng đến biện pháp bán tài sản để đổi lấy Dollar. Trong 5 quốc gia đầu tiên được Fed đưa ra chương trình hoán đổi tiền tệ, chi phí vay Dollar đã giảm mạnh. Một số ngân hàng ở các quốc gia này thậm chí còn có thể vay với giá rẻ hơn (thông qua thương phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi) so với các ngân hàng ở Mỹ, theo các tác giả. Hơn nữa, các ngân hàng ở các quốc gia này đôi khi cho vay lượng USD của họ cho các ngân hàng khác ở những nơi khác, giúp giảm bớt tình trạng thiếu đồng bạc xanh trên toàn cầu. Có lẽ sau tất cả, việc Fed chọn quốc gia nào để áp dụng chương trình không còn quan trọng lắm, miễn là họ cung cấp đủ lượng USD cho các ngân hàng trung ương ở một vài nơi và từ đó phân bổ sang các quốc gia khác.

Một trong những sáng kiến nổi bật của Fed là giới thiệu các giao dịch hoán đổi kéo dài tới 84 ngày. Nếu các ngân hàng nước ngoài đã vay số tiền này (thông qua Ngân hàng Trung ương Anh và chương trình hoán đổi tiền tệ giữa Ngân hàng Trung ương Châu Âu với Fed) vẫn cần thêm, Fed sẽ tiếp tục cung cấp. Tuy nhiên các ngân hàng đã không nhắc tới việc này, điều đó chứng tỏ chương trình hoán đổi tiền tệ thực sự đã phát huy hiệu quả trong việc làm giảm áp lực thiếu nguồn cung đồng bạc xanh.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ