Financial Times: Năm vấn đề thời sự quyết định xu hướng kinh tế trong tương lai

Financial Times: Năm vấn đề thời sự quyết định xu hướng kinh tế trong tương lai

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

13:41 17/01/2024

Từ các đặc điểm nhân khẩu học cho tới xu hướng công nghệ, chúng ta cần đặc biệt lưu tâm tới các yếu tố có thể là động lực chủ chốt định hình tương lai của thế giới.

Chúng ta thực sự hiểu về nền kinh tế toàn cầu đến đâu?
Chúng ta thực sự hiểu về nền kinh tế toàn cầu đến đâu?

Điều gì sẽ xảy ra với nền kinh tế thế giới hiện tại? Ta sẽ không bao giờ có được câu trả lời chắc chắn cho điều này. Hàng thập kỷ trôi qua, lúc nào cũng có một biến cố lớn lao và không lường trước xuất hiện: Các cú sốc lạm phát và cú sốc dầu mỏ vào những năm 1970s, giảm phát vào đầu những năm 1980, sự sụp đổ của Liên Xô và sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm 1990, các cuộc khủng hoảng tài chính ở các nền kinh tế phát triển trong thập niên 2000s, đại dịch Covid-19, lạm phát sau đại dịch, và các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông trong thập niên 2020s. Chúng ta đã và đang sống trong một thế giới đầy rẫy rủi ro - nhưng là những rủi ro có thể nhìn thấy trước và để lại những hậu quả rõ ràng. Một số rủi ro, như là cuộc chiến giữa các cường quốc hạt nhân, cho ta thấy khả năng tàn phá khủng khiếp. Khó khăn phần lớn nằm ở việc dự đoán những sự kiện có xác suất xuất hiện thấp nhưng lại có tác động khó lường.

Chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm chính của nền kinh tế toàn cầu. Dù chúng không quá rõ ràng, nhưng có thể giúp ích cho chúng ta khi ta lưu tâm về chúng.

Đầu tiên là vấn đề nhân khẩu học. Những người sẽ bước vào độ tuổi trưởng thành trong trong hai thập kỷ tới đều đã được sinh ra. Những người vượt mốc 60 tuổi trong bốn thập kỷ tới hiện đã ở tuổi trưởng thành. Tỷ lệ tử vong có thể tăng vọt do tác động từ các đại dịch lớn, hoặc một cuộc chiến tranh quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, nếu không có những thảm hoạ như vậy xảy ra, chúng ta sẽ hình dung rõ hơn ai là những kẻ sống sót trong nhiều thập kỷ tới.

Một số đặc điểm nhân khẩu học của tương lai đã hiện rõ. Đầu tiên là tỷ lệ sinh - số trẻ em sinh ra trung bình ở mỗi người phụ nữ - đã giảm ở khắp mọi nơi. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc, tỷ lệ sinh thấp hơn nhiều so với mức thay thế. Trong khi đó, tỷ lệ sinh cao nhất là ở Châu Phi cận Sahara. Kết quả cho thấy tỷ lệ dân số toàn cầu sẽ tăng 10 điểm phần trăm vào năm 2060 (Xem Biểu đồ).

Bar chart of Fertility rate (births per woman), selected countries showing Fertility rates are at replacement globally and below replacement in many countries

Những thay đổi về nhân khẩu học là kết quả của quá trình gia tăng tuổi thọ, sự chuyển đổi trong vai trò kinh tế - xã hội - chính trị của phụ nữ, quá trình đô thị hoá, chi phí cho việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ tăng cao, các phương pháp tránh thai được cải thiện, và sự thay đổi trong nhân sinh quan và giá trị quan của mọi người. Chỉ có những cú sốc lớn mới có khả năng thay đổi được tình hình hiện tại.

Thứ hai là biến đổi khí hậu. Có lẽ tình hình biến đổi sẽ còn thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, lượng phát thải khí nhà kính không được duy trì ổn định, trong khi thế giới tiếp tục nóng hơn khi trữ lượng các loại khí này trong khí quyển tiếp tục tăng. Ta có thể thấy rõ tình trạng này sẽ không được cải thiện trong tương lai. Khi đó, nhiệt độ trung bình sẽ tăng hơn 1.5 độ C so với mức ở giai đoạn tiền công nghiệp - mức mà chúng ta đã biết là giới hạn trên của mức an toàn hợp lý. Ta sẽ cần hành động nhiều hơn để giảm thiểu lượng khí thải. Nhưng chúng ta cũng sẽ phải đầu tư mạnh vào việc thích nghi với môi trường hiện nay.

Thứ ba là các tiến bộ trong công nghệ. Tiến bộ trong năng lượng tái tạo, đặc biệt là chi phí năng lượng mặt trời giảm, là một ví dụ điển hình. Những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học đời sống là một vấn đề khác. Tuy nhiên, ở thời đại của chúng ta, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông đã trở thành tiêu điểm chú ý. Trong cuốn sách “Sự trỗi dậy và sụp đổ của tăng trưởng Mỹ", Robert Gordon của Đại học Northwestern đã đưa ra quan điểm đầy thuyết phục cho rằng chiều rộng và chiều sâu của quá trình chuyển đổi công nghệ đã chững lại, một cách không thể tránh khỏi, kể từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ví dụ, công nghệ vận tải đã không thay đổi quá nhiều trong nửa thế kỷ qua.

Tuy nhiên, sự chuyển đổi trong việc xử lý thông tin và truyền thông thật đáng kinh ngạc. Năm 1965, Gordon Mooro, người sau đó đã thành lập Intel, cho rằng “Khi chi phí đơn vị giảm và số lượng linh kiện trên mỗi mạch tăng lên, đến năm 1975, các nền kinh tế có thể đòi hỏi ép tới 65.000 linh kiện trên một con chip silicon.” Quả thực vậy. Nhưng thật đáng kinh ngạc, định luật cùng tên của Moore vẫn đúng sau gần 50 năm. Năm 2021, số lượng linh kiện thành phần là 58.2 tỷ. Điều này cho phép con người xử lý dữ liệu một cách không tưởng. Hơn thế, 60% dân số thế giới đã sử dụng Internet vào năm 2020. Sự thay đổi về cách chúng ta sống và làm việc đã diễn ra tương ứng. Sự phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là ví dụ mới nhất.

Thứ tư là sự phổ biến trong các hoạt động chia sẻ kiến thức và kỹ năng (knowhow) trên toàn thế giới. Các khu vực đang phát triển trên thế giới như phía Đông, Đông Nam và Đông Nam Á - khu vực chiếm một nửa dân số trên thế giới - đang dần thể hiện tốt khả năng tiếp thu, sử dụng và nâng cao kiến thức. Các quốc gia đang phát triển tại Châu Á cũng thể hiện tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Với khả năng và việc nắm bắt cơ hội, ta có thể thấy các quốc gia này sẽ còn phát triển trong tương lai.Trọng tâm của nền kinh tế thế giới sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng của các khu vực này, và điều này chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi về chính trị. Trên thực tế, những thay đổi đó đã xuất hiện. Trung Quốc là một ví dụ thực tế về mặt địa chính trị trong thời đại này qua sự trỗi dậy về mặt kinh tế. Về lâu dài, ta có thể thấy xu hướng tương tự tại Ấn Độ cũng có thể gây ra những tác động to lớn trên toàn cầu.

Thứ năm là bản thân sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Theo công trình được cập nhật bởi Angus Maddison hay IMF, nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng hàng năm kể từ năm 1950, ngoại trừ năm 2009 và 2020. Tăng trưởng dường như là một đặc điểm cố hữu của nền kinh tế mà chúng ta đang sống. Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu gần đây của Ngân hàng Thế giới lưu ý rằng những gì sắp xảy ra vào năm 2024 là “một dấu mốc tồi tệ, khi hiệu suất tăng trưởng toàn cầu thể hiện kém nhất trong nửa thập kỷ kể từ những năm 1990, với việc cứ bốn nền kinh tế đang phát triển thì có một nền kinh tế thể hiện kém hơn cả trước thời Covid-19.” Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn “hậu sang chấn" này, nền kinh tế toàn cầu vẫn phát triển, mặc dù không đồng đều giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, và giữa các giai đoạn khác nhau theo thời gian. Chúng ta sẽ không bước vào kỷ nguyên trì trệ kinh tế toàn cầu.

Ta rất dễ bị choáng ngợp bởi những cú sốc ngắn hạn. Nhưng ta không nên để những sự vụ cấp bách khiến chúng ta quên đi những vấn đề quan trọng trong hiện tại. Khi đó, các thế lực lớn được nhắc tới phía trên đã bắt đầu định hình thế giới của chúng ta trong tương lai. Trong khi nâng cao khả năng ứng phó với những cú sốc, ta cần liên tục để mắt tới năm yếu tố trên.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ