Giá dầu thô có thể tăng mạnh nếu Mỹ và Iran không thể đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa.
Các quan chức từ Tehran, Washington và Tel Aviv tiếp tục tranh cãi gay gắt về các điều khoản của Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA), gọi đơn giản là “Thỏa thuận hạt nhân Iran”. Sau vòng đàm phán gần đây nhất ở Vienna vào tháng trước, các cuộc đàm phán hầu như đã bị đình trệ về một số vấn đề chính.
Một trong những điểm mấu chốt lớn nhất là loại bỏ chỉ định của Tổ chức Khủng bố Nước ngoài (FTO) của Mỹ đối với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran. Theo một nhà ngoại giao cấp cao, triển vọng Iran và Mỹ đi đến một thỏa thuận là "không có cơ sở".
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nói vào đầu tháng 4: “ Tôi không quá lạc quan về triển vọng đạt được thỏa thuận… Tôi tin rằng sẽ có lợi nhất cho đất nước của chúng tôi nếu chúng tôi và Iran đạt được thỏa thuận, nhưng họ (Iran) không làm vậy.”
Vẫn chưa rõ liệu các cuộc đàm phán có tiếp tục hay không sau khi phải tạm dừng liên tục vào tháng trước. Tuy nhiên, Israel và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán song phương chiến lược trong tuần này về chủ đề này. Cố vấn An ninh Quốc gia Israel Eyal Hulata sẽ gặp người đồng cấp Jake Sullivan tại Washington.
Nhà Trắng “lo sợ” rằng Iran có thể có vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng vài tuần, với nguy cơ leo thang ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh. Các quan chức lo ngại rằng nếu nhiều lệnh trừng phạt nữa được áp đặt, thì việc đi đến thỏa thuận là rất khó.
Chiến dịch “gây sức ép tối đa” của Washington trong thời ông Trump trước đây không chỉ củng cố lập trường cứng rắn của Iran mà còn vô tình đẩy nước này vào vòng tay của một đối thủ chiến lược quan trọng: Trung Quốc.
Tehran và Bắc Kinh đã ký một thỏa thuận kéo dài 25 năm, và Trung Quốc đã lập tức rót hơn 400 tỷ USD vào Iran để đổi lấy giá dầu cực kỳ rẻ. Mối quan hệ sâu sắc hơn với gã khổng lồ Đông Á dường như mang lại cho nước Cộng hòa Hồi giáo sự ổn định và tiềm năng phát triển kinh tế lớn hơn những gì phương Tây có thể cung cấp. Iran cũng có thể tự do hơn để theo đuổi chính sách tích cực trong khu vực.
Do đó, giá dầu thô có thể tăng đột biến nếu Mỹ và Iran chấm dứt các cuộc đàm phán. Tehran có thể sẽ táo bạo hơn trong chính sách đối ngoại của mình, làm trầm trọng thêm bất ổn địa chính trị, tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu trong một thế giới vốn đang khan dầu.
Chính sách “zero-COVID” của Trung Quốc đã khiến nhiều thành phố phải đóng cửa, các trung tâm tài chính và sản xuất quan trọng như Thượng Hải và Thâm Quyến đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong tháng 3, doanh số bán lẻ đã giảm 3.5%, giảm mạnh hơn kỳ vọng 0.5%. Tăng trưởng chậm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia như Trung Quốc, vốn đã tích lũy một lượng nợ đáng kể trong thời kỳ đại dịch. Một phần nữa xuất phát từ căng thẳng tài chính đối với các nhà phát triển bất động sản lớn của Trung Quốc như Evergrande, một cái gai trong lĩnh vực tài chính Trung Quốc những tháng gần đây.
Chủ tịch World Bank ông David Malpass đã nhấn mạnh vào tuần trước, trong vài năm tới, việc xóa nợ có thể làm giảm 1.3% sản lượng nội địa của các thị trường mới nổi. Vấn đề nợ cao - ví dụ như các khoản vay có đòn bẩy, và các công cụ tài chính phức tạp - đã trở thành mối quan tâm lớn hơn của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là với mức lãi suất cao hơn sắp tới.
Khoảng 4% nguồn cầu dầu của Trung Quốc đến từ Thượng Hải. Do đó, các chính sách nghiêm ngặt của Bắc Kinh có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ.
Phân tích kỹ thuật giá dầu
Giá dầu thô đang hình thành mô hình tam giác. Dầu Brent cần vượt cạnh trên hoặc cạnh dưới của tam giác để xác định được xu hướng tiếp theo.
Biểu đồ giá dầu (D1)
Ba lớp kháng cự tiềm năng nằm ở các đỉnh trước đó lần lượt tại 114.79, 123.71 và 138.03. Các mốc này sẽ rất quan trọng và cần phải theo dõi xem liệu động lực tăng có thể tiếp diễn hay không.