Giá vàng có thể tăng gấp đôi nếu mô hình của giai đoạn 2008-09 lặp lại!
Nam Anh
Senior Economic Analyst
Giá vàng, lãi suất Fed fund rate và lạm phát (so sánh với lợi suất Treasury note kỳ hạn 2 năm) đang lặp lại mô hình từ năm 2008-09.
Tóm tắt:
- Giá vàng, lãi suất Fed fund rate và lạm phát (so sánh với lợi suất Treasury note kỳ hạn 2 năm) đang lặp lại mô hình từ năm 2008-09.
- Giá vàng có thể sẽ tăng trong vài năm tới.
- Trong ngắn hạn, về mặt kỹ thuật, và xét mối quan hệ tương quan đến sức mạnh của USD/ lãi suất reverse repo, vàng đang gần với các mức kháng cự 1900 và 1960.
Vàng, tại nhiều thời điểm và ở nhiều mức độ khác nhau, có tương quan với lạm phát. Lạm phát thường được đo lường theo chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng), nhưng vì CPI không tính đến ảnh hưởng của lãi suất hiện hành nên chúng tôi muốn mô hình hóa lạm phát bằng cách so sánh CPI với lợi suất trái phiếu kho bạc 2 năm (CPI: 2y T-note).
Hai biểu đồ sau đây thể hiện lãi suất Fed Fund rate (FFR), giá vàng và tỷ lệ CPI trên lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm (đo lường lạm phát) trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-9 và trong cuộc suy thoái kinh tế đang diễn ra.
Tại các biểu đồ trên, hãy để ý xem trong cả hai năm 2008 và 2020, FFR đều giảm, duy trì ổn định ... sau đó giảm xuống mức 0%. Cũng lưu ý rằng cả vàng và tỷ lệ CPI/ lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm đều có xu hướng tăng trong năm 2009.
Do đó, sẽ không hề vô lý khi kỳ vọng rằng, trong tình hình hiện tại, vàng và lạm phát có thể diễn biến tương tự như năm 2008-9 khi cả hai đều thiết lập xu hướng tăng mạnh mẽ (đường nét đứt trong biểu đồ trên).
Tuy nhiên, khi chúng ta lùi lại và nhìn vào bức tranh lớn (biểu đồ dưới đây), một câu hỏi đặt ra; với việc cả lạm phát (CPI: lợi suất T-note kỳ hạn 2 năm) và giá vàng đều đang ở mức cực đoan như hiện nay, liệu có phải thị trường đã tái hiện lại đợt tăng 2008-2013 chỉ trong vòng vài tháng? Nếu đúng như vậy, thì vàng và thước đo lạm phát của chúng tôi có thể sẽ giảm xuống từ đây, giống như đã xảy ra trong giai đoạn 2012-2015. Nếu không, thì chúng ta có thể thấy giá vàng tăng gấp đôi như trong năm 2009-11 (biểu đồ bên dưới).
Về mặt kỹ thuật, khi chỉ số RSI của vàng tăng trên mức 80 (dấu đỏ bên dưới), vàng có xu hướng sụt giảm; như những gì đã diễn ra từ tháng 7 năm ngoái. Tuy nhiên, chỉ báo MACD đã hình thành giao cắt tăng (bullish crossover) khi cắt lên trên đường tín hiệu (dấu màu xanh bên dưới), yếu tố có tương quan với sự tăng giá của vàng trong quá khứ (biểu đồ bên dưới).
Trong ngắn hạn, vẫn có khả năng các chỉ báo động lượng sẽ tiếp tục tăng cao hơn, nhưng sẽ có ngưỡng kháng cự tại vùng 1900 và sau đó là 1960. Nếu có thể vượt qua được ngưỡng kháng cự đó, rất có thể vàng sẽ thiết lập các mức đỉnh mới. Ngược lại, phía bên dưới, 1750 sẽ trở thành một mục tiêu khả dĩ (biểu đồ bên dưới).
Nghiên cứu về đồng đô la và thị trường reverse repo hỗ trợ cho góc nhìn kỹ thuật rằng vàng có nhiều dư địa tăng giá hơn khi tương quan giữa lãi suất reverse repo và giá vàng giảm trở lại mức trung bình (âm). Hiện tại, lãi suất reverse repo và giá trị đồng đô la Mỹ đang sụt giảm, trong khi vàng tăng. Hệ số tương quan giữa sức mạnh đồng đô la và lãi suất reverse repo đang duy trì dương, vì vậy nếu lãi suất reverse repo bắt đầu tăng, đồng đô la cũng sẽ tăng và vàng sau đó sẽ có xu hướng đi xuống. (biểu đồ bên dưới)
Kết luận: Vàng, lãi suất Fed fund rate và lạm phát (so sánh với lợi suất Treasury note kỳ hạn 2 năm) đang lặp lại mô hình từ năm 2008-9, hàm ý rằng vàng sẽ tăng trong vài năm tới. Trong ngắn hạn, về mặt kỹ thuật, và xét mối quan hệ tương quan đến USD/ lãi suất reverse repo, vàng đang gần với các mức kháng cự 1900 và 1960.