Giới chiến lược gia kêu gọi nhà đầu tư 'vững tay lái vượt qua Omicron'

Giới chiến lược gia kêu gọi nhà đầu tư 'vững tay lái vượt qua Omicron'

17:26 02/12/2021

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo mạnh hôm 26/11 khi thông tin về biến chủng Omicron xuất hiện.

Các thị trường chứng khoán có thể đối mặt vài tuần bất ổn sau khi biến chủng Omicron được phát hiện tại Nam Phi, nhưng nhiều chiến lược gia và chuyên gia kinh tế cảnh báo các nhà đầu tư không nên có những quyết định quá nóng vội.

Một loạt thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch 26/11 khi thông tin về biến chủng mới lan rộng. Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu có những sự hồi phục nhất định trong ngày 29/11 nhưng tiếp tục đà lao dốc trong phiên giao dịch một ngày sau đó, trong bối cảnh nhiều người quan ngại về mức độ hiệu quả của vaccine Covid-19 trước biến thể Omicron.

Các quan chức ngành y tế nhận định rằng có thể sẽ mất vài tuần để chúng ta hiểu tường tận liệu chủng virus mới này có khả năng kháng các dòng vaccine hiện tại hay không và mức độ ảnh hưởng của nó tới người nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã cho áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại và các chiến lược gia nhận định rằng thị trường vẫn sẽ “nương theo” những diễn biến mới nhất liên quan tới biến chủng này, và qua đó duy trì sự bất ổn trên thị trường.

Cho dù phiên giao dịch hôm 26/11 chứng kiến đà giảm điểm tồi tệ nhất ghi nhận trong năm 2021, các chuyên gia và nhà kinh tế học cho biết đây chỉ là một hiện tượng mang tính thời điểm, qua đó đưa ra lời khuyên đối với khách hàng của mình nên tập trung vào những yếu tố phục hồi nền kinh tế trong dài hạn.

'Chứng khoán vẫn là lựa chọn'

Trong thông báo ngày 30/11, Jean Boivin, giám đốc Viện Nghiên cứu đầu tư BlackRock, cho biết: “Chúng tôi vẫn sẽ giữ quan điểm đầu tư ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh Omicron và làn sóng lây nhiễm mới tại châu Âu đang có những ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý thị trường”.

Boivin thừa nhận biến chủng mới với mức độ lây nhiễm cao có thể sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, tới tâm lý rủi ro và tác động mạnh lên một số lĩnh vực kinh tế nhất định.

"Chúng tôi quan ngại về số lượng ca nhiễm cũng như các biện pháp hạn chế đi lại và hoạt động kinh tế. Chúng tôi vẫn ủng hộ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhưng có thể sẽ thay đổi quan điểm đó nếu như vaccine và các biện pháp điều trị không hiệu quả trước biến thể mới”, ông bổ sung.

“Nếu như vaccine và các biện pháp điều trị chứng minh được tinh hiệu quả trong việc chống lại Omicron, biến chủng mới này sẽ chỉ làm chậm trễ một chút quá trình tái khởi động các hoạt động kinh tế, chúng tôi sẽ tận dụng những giai đoạn điều chỉnh giá của thị trường”.

Tài chính, y tế và năng lượng

Mark Haefele, giám đốc đầu tư tại UBS, cho biết biến chủng Omicron khó có thể thay đổi quan điểm về một quá trình phục hồi đầy biến động của nền kinh tế thế giới. Trong dài hạn, nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

“Chúng tôi khuyên các nhà đầu tư không nên quá nóng vội thay đổi chiến lược đầu tư và khuyến khích mọi người giữ vững quan điểm đầu tư của mình. Phản ứng thị trường có thể đã bị làm quá thông qua lượng thanh khoản thấp trong suốt tuần nghỉ Lễ Tạ ơn và sự bất ổn có thể sẽ còn gia tăng trong những ngày tới khi các nhà đầu tư hệ thống điều chỉnh danh mục đầu tư".

“Một giai đoạn thị trường bất ổn sau quãng thời gian tăng trưởng mạnh không phải là điều gì quá bất ngờ. Nhưng nó chính là một lời cảnh báo về giá trị của chiến lược đa dạng hóa trên nhiều lĩnh vực và thị trường".

Trên cơ sở một lĩnh vực cụ thể, Haefele bày tỏ quan điểm tích cực đối với ngành tài chính và năng lượng. Ông dự báo giá dầu sẽ ở mức cao trong phần còn lại của năm 2021 và năm 2022, với giá dầu Brent có thể chạm 90 USD/thùng vào tháng 3 năm tới.

Haefele cũng khuyến nghị các nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực y tế. Ông cho rằng triển vọng chiến lược cho lĩnh vực này vẫn tương đối sáng và giá trị các cổ phiếu là tương đối hấp dẫn sau những phiên điều chỉnh gần đây.

Thời điểm điều chỉnh?

George Lagarias, nhà kinh tế học trưởng tại Mazars, London, cho biết khó để nhận định phiên giảm điểm hôm 26/11 có phải là hệ quả của việc thị trường phản ứng thái quá hay không, nhưng những bằng chứng thu thập được cho thấy các nhà đầu tư nên chờ đợi những thông tin mới hơn trước khi khẳng định là một đợt điều chỉnh.

Với mức thanh khoản thấp tại nhiều thị trường, ông nhận định rằng các nhà đầu tư nên tận dụng thời điểm giá xuống để đầu tư thêm. Xu hướng này dường như đang trỗi dậy tại châu Âu và Mỹ hôm 29/11, khi thị trường bật tăng trở lại.

Quan điểm này là tương đồng với Holger Schmieding- nhà kinh tế học trưởng tại Berenberg. Ông chia sẻ với các nhà đầu tư rằng phản ứng của thị trường trong phiên 26/11 bắt nguồn từ sự gia tăng các yếu tố bất ổn định, nhưng những yếu tố tăng trưởng dài hạn sẽ chỉ chậm lại đôi chút chứ không hề biến mất.

Schmieding thừa nhận dòng thông tin có thể sẽ diễn biến xấu hơn trước khi được cải thiện trong một vài ngày sắp tới. Nhưng ông cũng cho rằng nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới quyết định thắt chặt chính sách tiền tệ từ phía các ngân hàng trung ương.

“Chúng tôi không nhìn nhận biến chủng Omicron là lý do khiến thị trường giảm điểm trong một khoảng thời gian dài”.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ