"Hạ cánh mềm" dường như là câu chuyện cổ tích với nền kinh tế Mỹ

"Hạ cánh mềm" dường như là câu chuyện cổ tích với nền kinh tế Mỹ

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

08:59 02/02/2024

Lần cuối cùng cụm từ “hạ cánh mềm” phổ biến trên mạng xã hội là vào trước cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất thế giới.

Hạ cánh mềm xảy ra khi NHTW có thể kiểm soát lạm phát từ nền kinh tế quá nóng bằng cách tăng lãi suất mà không gây ra suy thoái kinh tế hoặc sụp đổ thị trường tài chính. Đây là điều mà thị trường vô cùng mong đợi vào đầu năm 2024.

Kỳ vọng đó xuất phát từ niềm tin Cục Dự trữ Liên bang sẽ hạ lãi suất mục tiêu từ 5.5% xuống 4.5% vào giữa năm nay.

Thị trường tin rằng cuộc chiến chống lạm phát đã thắng lợi. Đây là một ảo tưởng. Thực tế là lạm phát vẫn đang ở mức cao và tình hình này có thể kéo dài nếu Hoa Kỳ tiếp tục thâm hụt. Mỗi năm, Mỹ phải giải quyết khoản nợ hàng nghìn tỷ và phải chi hàng tỷ đô la để trả lãi vay và tài trợ cho chi tiêu quốc phòng khổng lồ. Tóm lại, Fed sẽ không thể xoay trục nếu lạm phát thực tế không giảm.

Công chúng đã bị lừa. Nền kinh tế Hoa Kỳ gần như không hoạt động tốt như số liệu thống kê mà chính phủ công bố. Kết quả đáng thất vọng của Chỉ số Nhà quản lý mua hàng ở Chicago ngày 31 tháng 1 cho thấy nền kinh tế đang suy thoái.

Thị trường chứng khoán đang chìm trong bong bóng đầu cơ. Sau khi tăng gần 21% vào năm 2023, S&P 500 đã vượt lên mức cao nhất mọi thời đại và hiện đang giao dịch ở mức gấp 26 lần thu nhập ước tính vào năm 2023. Thành công của S&P 500 là nhờ vào hiệu suất vượt trội của nhóm Magnificent 7, làm lu mờ đi phần tăm tối còn lại của thị trường.

“Magnificent Seven” bao gồm các ông lớn ngành công nghệ như Microsoft, Alphabet, Google, META, Facebook, Amazon và Apple, đã vượt xa kỳ vọng thu nhập 4% trong quý 4, trong khi 493 cổ phiếu còn lại hiện được ước tính hoạt động kém hơn. Bất chấp hiệu suất suy giảm trên diện rộng, S&P 500 vẫn tiếp tục tăng trong suốt tháng 1.

Đồng thời, chỉ số đo lường sợ hãi, VIX, đang ở gần mức thấp nhất mọi thời đại. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang tự mãn và khẩu vị rủi ro ngày càng gia tăng.

Với những đỉnh cao mà thị trường đã đạt được kể từ năm 2020, việc vỡ bong bóng có thể gây hậu quả tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-09. Hoặc cũng có thể tồi tệ hơn.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ tràn sang các loại tài sản khác khi thanh khoản cạn kiệt. Điều này sau đó sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng rộng hơn khi các nhà đầu tư phải vật lộn để bù lỗ. Như một số dự báo từ trước, các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng khu vực đều gặp khó khăn. Vào tháng 12, nhiều ngân hàng đã vay hơn 131 tỷ USD từ chương trình BTFP - được Fed thành lập sau sự sụp đổ của Ngân hàng Silicon Valley vào tháng 3 năm 2023. BTFP sẽ hết hạn vào tháng 3 năm 2024. Các ngân hàng sẽ làm gì sau đó?

Nhiều dấu hiệu khác cho thấy các ngân hàng sẽ gặp vô vàn khó khăn trong năm nay. Vào ngày 31 tháng 1, cổ phiếu của NYCB đã giảm 40% sau khi ngân hàng này bất ngờ thông báo khoản lỗ quý IV là 252 triệu USD và sẽ cắt giảm cổ tức 70%.

Trong những năm dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cụm từ “nền kinh tế Goldilocks” thường được dùng để mô tả tình trạng rõ ràng của nền kinh tế Mỹ - tăng trưởng và lạm phát không quá nóng cũng không quá lạnh. Các nhà đầu tư và cơ quan quản lý thị trường đã vô tình phớt lờ tình trạng đầu cơ nhà ở do sự quản lý sai lầm về chính sách tiền tệ của Fed.

Khi một thảm họa sắp xảy ra, thuật ngữ nền kinh tế Goldilocks đã được thay thế trong các tìm kiếm trên internet bằng “hạ cánh mềm”. Thật vậy, số lượt tìm kiếm về hạ cánh mềm đã đạt mức cao nhất mọi thời đại trong những tuần sau sự sụp đổ của Bear Stearns, trong khi số lượt tìm kiếm về nền kinh tế Goldilocks giảm xuống xấp xỉ bằng 0.

Câu chuyện hạ cánh mềm có lẽ sẽ là câu chuyện được kể bởi những kẻ nói dối và được những kẻ ngốc tin tưởng.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phân hóa giai cấp ở Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phân hóa giai cấp ở Trung Quốc đang ngày càng rõ rệt?

Tại Trung Quốc, khái niệm "ba thế hệ trong ngành thuốc lá" phản ánh sự bất bình đẳng và đóng băng địa vị xã hội. Dù từng có cơ hội thăng tiến trong những năm 1990, giờ đây, lớp tinh hoa duy trì quyền lực khiến nhiều người nghèo khó càng thêm chật vật. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, oán giận gia tăng khi thành công không còn chỉ phụ thuộc vào nỗ lực cá nhân mà còn vào mối quan hệ gia đình.
Tái cấu trúc BoE: Những đề xuất đột phá cho Rachel Reeves
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tái cấu trúc BoE: Những đề xuất đột phá cho Rachel Reeves

Trong bối cảnh nền kinh tế đang đối mặt với nhiều thách thức, Bộ trưởng Rachel Reeves có cơ hội để thực hiện những cải cách quan trọng đối với BoE. Với những đề xuất táo bạo nhằm điều chỉnh mục tiêu lạm phát, thay đổi cơ cấu Ủy ban Chính sách Tiền tệ và khuyến khích sự hợp tác giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, Reeves không chỉ tìm cách làm mới BoE mà còn hướng đến một nền kinh tế ổn định hơn cho tất cả công dân Vương quốc Anh.
Trump có nguy cơ sẽ tự tay "hạ bệ" USD
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump có nguy cơ sẽ tự tay "hạ bệ" USD

Mặc dù Donald Trump tuyên bố rằng các quốc gia đang từ bỏ USD, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Đồng tiền này vẫn là trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, nếu những lời đe dọa về thuế quan 100% của ông được thực hiện, chính Trump sẽ là người gây ra thảm họa cho đồng tiền này và kinh tế Mỹ, thay vì cứu nó như ông vẫn khẳng định.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ