Học thuyết Trung Quốc mới của tổng thống Biden, một thất bại định đoạt từ trước?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Chủ nghĩa bảo hộ và tư tưởng "chúng ta hoặc họ" của học thuyết này sẽ gây tốn thất với Mỹ và khiến đồng minh quay lưng.
Những người lạc quan đã hy vọng rằng việc chào mừng Trung Quốc vào nền kinh tế toàn cầu sẽ biến nước này thành một “bên liên quan có trách nhiệm”, và cuối cùng sẽ tiến tới cải cách chính trị. Tổng thống Trump chê điều này là yếu đuối. Tới giờ, tổng thống Biden đang biến những lời khẩu chiến của phe Trump thành một học thuyết đưa Mỹ chống lại Trung Quốc, một cuộc đấu tranh giữa hai hệ thống chính trị mà theo ông, chỉ có một kẻ thắng. Giữa họ, cả tổng thống Trump và Biden đã phá bỏ chính sách ngoại giao của Mỹ trong suốt năm thập kỷ, kể từ khi Richard Nixon bắt đầu hướng sang Trung Quốc.
Chính quyền tổng thống Biden đặt nền tảng cho học thuyết của mình với niềm tin rằng Trung Quốc “quan tâm nhiều tới thống trị hơn là cùng nhau tồn tại”. Nhiệm vụ của Mỹ lúc này là kiềm chế Trung Quốc. Mỹ vẫn sẽ hợp tác vì lợi ích chung, như biến đổi khí hậu, nhưng sẽ chống lại tham vọng của Trung Quốc trong các vấn đề khác. Điều này có nghĩa là xây dựng tiềm lực đất nước và cùng với đồng minh gia tăng sức mạnh kinh tế, công nghệ, ngoại giao và quân sự.
Phần lớn nội dung học thuyết của tổng thống Biden là đúng. Khả năng hợp tác đã không còn trước sự thị uy của Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Tập, Trung Quốc đã bành trướng ra biển Đông, siết chặt Hồng Kông, uy hiếp Đài Loan, gây chiến với Ấn Độ và đã cố gắng xóa bỏ các giá trị phương Tây tại các tổ chức quốc tế. Nhiều quốc gia đang lo sợ trước kiểu ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc.
Nhưng một số chi tiết trong học thuyết này cũng rất đáng quan ngại - không phải do liệu chúng có hiệu quả hay không. Một vấn đề là cách tổng thống Biden nhìn nhận mối đe dọa. Do chính trị phân chia tại Washington, ông cần một tinh thần Trân Châu Cảng để bùng lại ý thức dân tộc. Đây là một nước đi sai lầm.
Đúng là Đảng Cộng hòa sẽ công kích bất cứ động thái được cho là mềm mỏng với Trung Quốc. Tuy nhiên, phe Cộng hòa cũng sẽ không dễ dàng ủng hộ chính sách nội địa của tổng thống Biden chỉ vì trong đó có từ “Trung Quốc”.
Tệ hơn nữa, ông Biden càng cứng rắn trong kích động nước Mỹ, sẽ càng khó để kích động đồng minh đi theo mình. Bằng việc đặt các mối quan hệ theo kiểu “được đây mất đó”, ông đang cho thấy một cuộc đấu tranh giữa dân chủ và chuyên quyền, thay vì tìm cách cùng nhau tồn tại. Tổng thống Biden đang đánh giá quá cao khả năng gây ảnh hưởng của Mỹ và đánh giá quá thấp thiệt thòi của đồng minh nếu quay lưng với Trung Quốc.
Theo nhiều thước đo kinh tế, Trung Quốc sẽ trở thành thế lực lớn, dù Mỹ có muốn làm gì đi nữa. Trung Quốc sẽ có nền kinh tế lớn nhất thế giới và đã là đối tác thương mại lớn nhất cho nhiều nước. Đức, cường quốc xuất khẩu của EU, muốn giữ nguyên giao thương với Trung Quốc kể cả khi gặp lục đục chính trị. Nhiều nước Đông Nam Á tìm đến Mỹ vì an toàn, nhưng tìm đến Trung Quốc vì kinh tế. Nếu bắt buộc phải chọn giữa một trong hai, một số sẽ chọn Trung Quốc.
Thay vì áp đặt lên các quốc gia khác, tổng thống Biden cần thuyết phục họ. Để làm được điều này, Mỹ cần cho thấy mình có thể phát triển tại quê nhà, và có thể là nhà lãnh đạo của nền kinh tế mở toàn diện.
Tại đây, kế hoạch của tổng thống Biden cũng đang gặp vấn đề. Thay vì xây dựng nước Mỹ thành cường quốc số một, chính quyền của ông lại dùng Trung Quốc để đẩy mạnh các nghị sự trong nước. Học thuyết này đầy rẫy chính sách công nghiệp, can thiệp và kiểm soát nhà nước.
Để ít nhiều thấy được những gì có thể kéo theo, hãy quan sát báo cáo của chính quyền tổng thống về bốn chuỗi cung ứng quan trọng - chất bán dẫn, pin, kim loại hiếm và dược liệu. Báo cáo này không chỉ đề cập vấn đề an ninh quốc gia và sự quan trọng của can thiệp nhà nước, mà còn cả việc ủng hộ công đoàn, công bằng xã hội. Nếu như báo cáo này là một gợi ý, nhiều khả năng tổng thống Biden sẽ đề xuất sử dụng trợ cấp và chế tài để giữ việc làm trong nước Mỹ.
Cuối cùng thì kế hoạch cũng sẽ phải có những đánh đổi. Trọng tâm của ông để chống lại Trung Quốc là nhân quyền, đặc biệt là với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Trọng tâm của ông trong biến đổi khí hậu là năng lượng tái tạo. Nhưng hai việc này lại gặp vướng mắc, khi Tân Cương chiếm 45% sản lượng silicon dùng trong năng lượng mặt trời.
Một vấn đề cơ bản hơn là chủ nghĩa bảo hộ của học thuyết. Điều này phản cạnh tranh, và có thể sẽ trì trệ thay vì tăng tốc nền kinh tế. Chiến dịch đặt chân lên mặt trăng mới nhất của Mỹ dù chỉ là một cách phô trương với Trung Quốc, nhưng vẫn hấp dẫn trước sự cạnh tranh từ SpaceX hay Blue Origin.
Vấn đề thứ ba là học thuyết này sẽ khiến đồng minh nghi ngờ hơn nữa. Nếu như việc cắt bỏ mối quan hệ với Trung Quốc là để có thêm việc làm tại Mỹ, các nước đồng minh sẽ tự hỏi mình được lợi gì.
Kế hoạch của tổng thống Biden là một cơ hội bị bỏ lỡ. Nếu Mỹ muốn ngăn Trung Quốc thiết lập trật tự thế giới mới, Mỹ nên bảo vệ kiểu toàn cầu hóa vẫn luôn có lợi cho mình. Trọng tâm của việc này sẽ là giao thương và hệ thống đa phương, để củng cố niềm tin rằng cởi mở và tự do sẽ là đầu tàu cho sự đổi mới.
Nếu Mỹ thực sự muốn chống lại Trung Quốc ở châu Á, họ đã không bỏ thỏa thuận thương mại năm 2016, nhưng nhiều thỏa thuận khác về môi trường và thương mại điện tử vẫn còn tiềm năng. Mỹ cũng nên “lăng xê” cho những ý tưởng mới của phương Tây, như chương trình vắc xin cho các đại dịch tương lai, hệ thống thanh toán điện tử, an ninh mạng và kế hoạch hạ tầng để cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường. Thay vì học theo chủ nghĩa dân tộc kiểu Trung Quốc, Mỹ nên quả quyết ủng hộ những điều tạo nên sức mạnh phương Tây.
The Economist