JPY hướng tới ngưỡng 140, Nhật Bản sẽ có chính sách can thiệp?

JPY hướng tới ngưỡng 140, Nhật Bản sẽ có chính sách can thiệp?

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

11:19 30/08/2022

Can thiệp bằng lời nói có thể được thực hiện nếu USD/JPY tăng lên mức 140. USD/JPY đã tăng trong tháng này trong bối cảnh diều hâu của Fed.

Yên hướng tới ngưỡng 140, liệu Nhật Bản có chính sách can thiệp?
Yên hướng tới ngưỡng 140, liệu Nhật Bản có chính sách can thiệp?

Việc đồng USD/JPY tăng trở lại ngưỡng tâm lý quan trọng 140 đang làm dấy lên đồn đoán về khả năng các quan chức sẽ can thiệp để hỗ trợ đồng tiền Nhật Bản. Với việc trader tập trung vào khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản với phần còn lại của thế giới trong bối cảnh Fed diều hâu, đồng yên đã giảm gần 4% trong tháng này và giao dịch quanh mức 138.50 vào thứ Ba. Đồng yên lúc này chỉ cách mức thấp nhất trong 24 năm một chút và 140 là mức mà thị trường đánh giá là quan trọng nhất cho các nhà hoạch định chính sách. David Lu, giám đốc NBC Financial Markets Asia tại Hồng Kông cho biết: “Sẽ có một số hình thức can thiệp bằng lời nói nếu USD/JPY tiếp cận mức 140. Nhưng trên thực tế, sự can thiệp có thể sẽ không hiệu quả vào thời điểm này khi đồng dollar đang tăng giá trên diện rộng do triển vọng chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, trong khi đồng Yên thì không có hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.” Bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Jackson Hole vào tuần trước đã nêu rõ lo ngại về suy thoái kinh tế không phải là ưu tiên của họ, xóa bỏ sự lạc quan về lập trường hạ lãi suất. Ngược lại, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda lặp lại sự cần thiết của việc tiếp tục nới lỏng, một lần nữa nhấn mạnh sự khác biệt rõ rệt giữa Nhật Bản và Mỹ - vốn đã gây áp lực lên đồng yên hồi đầu năm nay. Theo dữ liệu của Bloomberg, một thước đo độ biến động ngụ ý của đồng yên từ thị trường quyền chọn báo hiệu có khoảng 51% khả năng đồng yên sẽ chạm mức 140 trong vòng một tuần nữa.

Masafumi Yamamoto, Giám đốc chiến lược tiền tệ tại Mizuho Securities ở Tokyo, cho biết nếu đồng yên chạm mức thấp nhất trong 24 năm, một cuộc họp ba bên có thể được tổ chức giữa Bộ Tài chính, BOJ và Cơ quan Dịch vụ Tài chính. Đó là những gì đã xảy ra vào tháng 6, khi các quan chức cho biết họ sẽ hành động nếu cần thiết nhưng không nêu rõ hành động đó là gì.

USD/CNY đã được giao dịch quanh mức 134 sau đó.

Theo Yamamoto, giới trader muốn nhắn nhủ tới các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản về đồng Yên rằng “Chừng nào Hoa Kỳ tiếp tục tăng lãi suất, thì đồng Yên có nhiều khả năng giảm xuống khoảng 142”. Nhưng “vì sự tăng giá của đồng dollar gắn liền với nhận định về chính sách, các nhà chức trách Nhật Bản có thể sẽ thấy việc can thiệp tiền tệ trên thực tế là vô ích vào thời điểm này.” Lần cuối cùng Nhật Bản hỗ trợ đồng yên là trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 khi USD/CNY đạt khoảng 146. Trước đó, BOJ đã can thiệp ở mức khoảng 130. Một số chiến lược gia nhận thấy nhiều khả năng sẽ có sự thay đổi chính sách từ ngân hàng trung ương Nhật Bản thay vì can thiệp tiền tệ và các nhà kinh tế nghi ngờ sẽ có một động thái như vậy sẽ xảy ra trước khi Kuroda từ chức vào tháng Tư. Ray Attrill, người đứng đầu chiến lược ngoại hối tại National Australia Bank Ltd. ở Sydney, cho biết: “Chúng tôi không nghĩ rằng BOJ và Bộ Tài chính sẽ vui mừng khi thấy USD/JPY dần tiến về mức 140. Nhưng thay vì mong đợi sự can thiệp của tiền tệ, theo quan điểm của chúng tôi, nhiều khả năng chính phủ sẽ thực hiện một sự điều chỉnh đối với chính sách kiểm soát đường cong lợi suất."

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trump liệu có thể trở thành anh hùng ‘’cứu rỗi’’ Ukraine?

Từ lâu, người ta thường nói rằng người lính sẽ dành phần lớn thời gian để chờ đợi, chỉ thỉnh thoảng mới có những khoảnh khắc hành động ngắn ngủi. Điều này cũng tương tự với ngoại giao. Trong suốt một năm qua, các bên tham gia chiến tranh ở Ukraine đã chờ đợi kết quả bầu cử ở Mỹ. Chiến thắng lớn của Donald Trump đã chấm dứt sự chờ đợi đó và liệu rằng đây có thể là chìa khóa để kết thúc cuộc chiến ở Ukraine?
Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc, với giới tính trở thành yếu tố quyết định. Phụ nữ ủng hộ Kamala Harris, trong khi nam giới hướng về Donald Trump. Cuộc đua này không chỉ phản ánh sự khác biệt giới tính mà còn bộc lộ những ranh giới về giáo dục và chủng tộc, làm nổi bật sự phức tạp trong việc định hình tương lai nước Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên với cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trump giữ nguyên đội ngũ chiến dịch và nhận sự hỗ trợ từ tỷ phú Elon Musk, trong khi tiếp tục các phát ngôn gây tranh cãi và chiến lược công kích cá nhân. Liệu chiến lược này sẽ giúp ông thắng cử hay gây phản tác dụng trong mắt cử tri?
Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử

Trong những ngày cuối đầy căng thẳng của cuộc đua vào Nhà Trắng, Donald Trump tung ra chiến dịch quyết liệt, hứa hẹn thay đổi lớn và gây chú ý với phát ngôn khiêu khích. Trong khi đó, Kamala Harris nỗ lực củng cố liên minh và thu hút cử tri trung dung. Kết quả sẽ quyết định liệu Trump có trở lại hay nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ