JPY tăng giá khi CPI Mỹ hạ nhiệt, BoJ "thở phào nhẹ nhõm"

JPY tăng giá khi CPI Mỹ hạ nhiệt, BoJ "thở phào nhẹ nhõm"

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

08:11 16/05/2024

JPY tiếp tục tăng giá trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Năm, sau khi tăng 1% đêm qua, do các nhà giao dịch gia tăng đặt cược rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm nay khi có dấu hiệu áp lực lạm phát của Mỹ đang hạ nhiệt.

USDJPY chạm mức 154.32 đầu phiên Á hôm nay, mức thấp nhất kể từ ngày 7 tháng 5. Đợt tăng giá của JPY vào thứ Tư đã giúp ngăn lại sự cần thiết phải can thiệp để hỗ trợ đồng Yen của các cơ quan chức năng Nhật Bản.

Tỷ giá USDJPY trước đó đã vượt qua mức 160 lần đầu tiên kể từ năm 1990 vào cuối tháng 4, trước khi chứng kiến sự phục hồi mạnh của đồng Yen sau hai lần được đồn đoán xảy ra can thiệp tỷ giá của chính phủ Nhật

JPY tăng khi có kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong năm 2024

Các nhà giao dịch kỳ vọng rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất sau báo cáo CPI tháng 4 của Mỹ, thị trường định giá hơn 85% khả năng cắt giảm 25 bps trong cuộc họp FOMC tháng 9. Trong khi đó, các vị thế đặt cược BoJ sẽ tăng lãi suất cũng đang gia tăng.

Ông Yukio Ishizuki, chiến lược gia tiền tệ cao cấp tại Công ty Chứng khoán Daiwa ở Tokyo cho biết: “Nhịp điều chỉnh tăng từ đà giảm của đồng Yen có thể sẽ mạnh hơn nếu một số mốc kỹ thuật bị vượt qua. Động thái này giống như vào tháng 11 khi lạm phát chậm lại kéo lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm, tạo áp lực lên cặp USDJPY về cuối năm.”

Triển vọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới chuyển hướng, và việc giảm lãi suất đã đẩy JPY lên cao khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh. Đồng thời, chỉ số của Bloomberg về USD giảm xuống mức yếu nhất trong hơn một tháng. Chênh lệch lớn giữa lãi suất cực thấp của Nhật Bản và lãi suất cao của Mỹ đã gây áp lực lên JPY, vốn đã chạm mức thấp nhất trong 34 năm gần đây.

Ông Valentin Marinov, trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngoại hối nhóm G10 tại Credit Agricole cho biết: Cặp USDJPY “là cặp tiền tệ chính nhạy cảm nhất với biến động trên thị trường trái phiếu của Mỹ, và có thể biến động rất nhiều nếu các nhà đầu tư lãi suất Mỹ thực sự kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất.”

Dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy, chỉ số lạm phát cơ bản của Mỹ (không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng) đã tăng 0.3% so với tháng Ba, trong khi lạm phát cơ bản giảm trong năm giảm xuống còn 3.6%.

Trong năm qua, JPY đã giảm khoảng 12%, trở thành đồng tiền yếu nhất trong G-10. Tâm lý thị trường kém đến mức các đặt cược giảm chiếm phần lớn, ngay cả sau khi BoJ tăng lãi suất chính sách ngắn hạn lần đầu tiên kể từ năm 2007 vào tháng Ba.

Để ngăn chặn sự suy yếu của đồng nội tệ, Nhật Bản có khả năng đã can thiệp mua JPY hai lần, vào cuối tháng 4, và sau đó một lần nữa vào đầu tháng 5, chi tổng cộng khoảng 9 nghìn JPY (58.3 tỷ USD), theo tính toán của Bloomberg. Quan chức tiền tệ cấp cao của quốc gia, Masato Kanda, đã từ chối bình luận về việc khả năng các cơ quan chức năng can thiệp.

“Dữ liệu CPI chắc chắn đã khiến BoJ thở phào nhẹ nhõm,” bà Helen Given, một nhà giao dịch ngoại hối tại Monex cho biết. Tuy nhiên, bà cho biết thêm: “Nếu Fed chưa cắt giảm lãi suất, thì USDJPY vẫn khó vượt qua được ngưỡng 150, bởi chênh lệch lãi suất vẫn còn khá lớn”

Bất chấp nỗ lực gần đây của Nhật Bản, các nhà quan sát thị trường cho rằng JPY vẫn đối mặt với áp lực dài hạn. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Lawrence Sumers cho biết rằng can thiệp tiền tệ sẽ không hiệu quả trong việc thay đổi tỷ giá hối đoái, ngay cả với quy mô lớn mà Nhật Bản có khả năng đã triển khai.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Gazprombank - "Con rồng" tài chính của Nga đối mặt đòn trừng phạt mới từ Bộ Tài chính Mỹ

Theo thông cáo chính thức, vào ngày thứ Năm, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Gazprombank của Nga, trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden đẩy mạnh các hành động trừng phạt Moscow do hành vi xâm lược Ukraine trước thời điểm kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 1.
Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Nga lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo thế hệ mới tại Ukraine

Trong một động thái leo thang căng thẳng của cuộc chiến kéo dài gần 3 năm, Nga đã phóng tên lửa siêu thanh tầm trung vào thành phố Dnipro của Ukraine trong ngày thứ Năm. Động thái này được xem như đòn đáp trả sau khi phương Tây - cụ thể là Hoa Kỳ và Anh - cho phép Kiev sử dụng vũ khí tiên tiến tấn công vào lãnh thổ Nga.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ