Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 1): Chính sách đối ngoại của Harris sẽ thay đổi như thế nào?

Kamala Harris - Thách thức và cơ hội trong kỷ nguyên bất ổn địa chính trị (Phần 1): Chính sách đối ngoại của Harris sẽ thay đổi như thế nào?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

15:05 08/10/2024

Kamala Harris đang có cơ hội định hình tương lai của Mỹ trên đấu trường quốc tế. Nếu bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, thế giới sẽ chứng kiến một tầm nhìn mới về chính sách đối ngoại của Mỹ, từ việc củng cố các liên minh toàn cầu cho đến việc đối phó với các thách thức từ Trung Quốc và Trung Đông. Nhưng cùng với cơ hội là những thách thức phức tạp, khi bà phải điều hướng trong một thế giới đa cực và biến động mạnh mẽ.

Nếu Kamala Harris thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, phần lớn các đồng minh của Mỹ sẽ rất vui mừng. Một quan chức từ nước đối tác lâu năm của Mỹ ở châu Á thậm chí còn nói đùa rằng họ sẽ tổ chức một ngày lễ quốc gia nếu bà đắc cử. Câu nói này cho thấy các quốc gia đồng minh lo ngại về sự khó đoán và bất ổn nếu Donald Trump tái đắc cử. Chiến thắng của Harris được xem như một sự thay đổi tích cực và mang lại cảm giác yên tâm cho nhiều đồng minh của Mỹ.

Kamala Harris, nếu trở thành tổng thống, sẽ phải đối mặt với những câu hỏi quan trọng về cách bà nhìn nhận thế giới và vai trò của Mỹ. Ban đầu, nhiều đồng minh của Mỹ có thể cảm thấy nhẹ nhõm vì Harris sẽ mang lại sự ổn định hơn so với khả năng tái đắc cử của Donald Trump. Tuy nhiên, họ sẽ sớm muốn biết liệu Harris sẽ tiếp tục hay cải cách các chính sách của Biden. Với tư duy hiện đại hơn, xuất phát từ bối cảnh công nghệ phát triển ở California, Harris có thể mang đến những giải pháp mới cho các thách thức toàn cầu, đặc biệt trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và phòng thủ không gian. Bà sẽ duy trì hợp tác với đồng minh và có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, nhưng sẽ không hoàn toàn tách rời kinh tế. Harris được kỳ vọng sẽ mang đến cách tiếp cận thực tế, linh hoạt và tập trung vào công nghệ, nhưng bà cũng phải đối diện với áp lực điều chỉnh trong một thế giới đầy biến động và cạnh tranh phức tạp.

Các cố vấn của bà cũng nhấn mạnh rằng, trong bốn năm Biden tại chức, bà đã gặp 150 nguyên thủ quốc gia, ba lần phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich và tham gia các cuộc gọi điện thoại địa chính trị quan trọng của Biden.

Ngoài ra, nếu đắc cử, bà sẽ bước vào vị trí lãnh đạo khi vai trò của Mỹ ít rõ ràng nhất so với các tổng thống khác trong lịch sử hiện đại. Điều này là do hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, Harris tham gia cuộc đua tranh cử khá muộn, sau khi Tổng thống Joe Biden, 81 tuổi, quyết định rút lui vào tháng 7 do lo ngại về tình trạng sức khỏe suy yếu của ông. Thứ hai, chiến dịch tranh cử của bà được tổ chức một cách thận trọng, dẫn đến việc có rất ít bài phát biểu hay tuyên bố công khai để công chúng hoặc các nhà quan sát có thể hiểu rõ hơn về tầm nhìn và chính sách của bà. Chính vì vậy, khi Harris trở thành ứng cử viên, công chúng và giới phân tích còn khá mơ hồ về tư duy của bà trong việc điều hướng các vấn đề quốc tế và vai trò của Mỹ trên trường thế giới.

Trong tháng cuối cùng của cuộc vận động tranh cử đầy cam go, Trump đang cố gắng vẽ chân dung vị công tố viên chuyên nghiệp này là quá non nớt cho một thế giới đầy biến động. Tuy nhiên, khi Kamala Harris cũng đã thể hiện một giọng điệu mạnh mẽ, cứng rắn về quốc phòng. Bà tuyên bố rằng sẽ đảm bảo nước Mỹ luôn có "lực lượng chiến đấu mạnh nhất thế giới". Những tuyên bố này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì đảng Cộng hòa thường cáo buộc đảng Dân chủ là “yếu” về quốc phòng, tức là không đủ cứng rắn trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và sử dụng sức mạnh quân sự. Bằng cách sử dụng ngôn từ quyết liệt, Harris muốn chứng tỏ rằng bà sẽ không mềm yếu về quốc phòng, nhằm bác bỏ những chỉ trích từ đảng Cộng hòa và khẳng định bà có thể đảm bảo sức mạnh quân sự của Mỹ một cách mạnh mẽ và quyết đoán.

Mặc dù Kamala Harris chưa có nhiều bài phát biểu công khai rõ ràng về tầm nhìn chính sách đối ngoại của mình, nhưng qua những dấu hiệu ban đầu, có thể thấy các nét phác thảo của triết lý chính trị của bà đang dần hiện ra. Những người quen thuộc với tư duy của Harris mô tả bà là một người theo “chủ nghĩa hiện thực” hoặc “chủ nghĩa thực dụng”. Điều này có nghĩa là Harris thường tiếp cận các vấn đề quốc tế với cách nhìn thực tế và linh hoạt, dựa trên những gì khả thi hơn là lý tưởng hóa. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là Harris không thích theo bất kỳ một trường phái tư tưởng cố định nào. Bà muốn được xem như một công tố viên toàn diện, có khả năng thăm dò và phân tích các đề xuất từ nhiều góc độ khác nhau. Điều này cho thấy bà sẽ không dễ bị ràng buộc bởi một hệ tư tưởng duy nhất, mà thay vào đó, bà thích tiếp cận các vấn đề một cách sâu sắc, đa chiều và linh hoạt, tương tự như cách một công tố viên phân tích các bằng chứng trong một vụ án để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Giống như Tổng thống Biden và thậm chí là cựu Tổng thống Trump, Kamala Harris cũng sẽ thận trọng trong việc triển khai quân đội và có xu hướng duy trì vai trò của Mỹ sau năm 1945 như một "cảnh sát thế giới". Mỹ có thể sẽ can thiệp vào các vấn đề toàn cầu, từ gìn giữ hòa bình đến giải quyết xung đột, với trọng trách đảm bảo an ninh và trật tự quốc tế. Patrick Gaspard, cựu đại sứ Mỹ tại Nam Phi, giải thích rằng chiến thắng của Donald Trump vào năm 2016 đã thay đổi cục diện chính trị Mỹ, khiến quốc gia này tập trung hơn vào các vấn đề nội bộ thay vì tập trung vào việc đóng vai trò quốc tế. Điều này buộc đảng Dân chủ, phải điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để phản ánh mối quan tâm của người dân Mỹ thường ngày, thay vì những lý tưởng mang tính toàn cầu như trước đây. Trong thời kỳ sau năm 1945, chính sách đối ngoại của Mỹ thường nhấn mạnh vai trò lãnh đạo toàn cầu của quốc gia này, nhưng sau khi Trump trúng cử, đảng Dân chủ phải cân nhắc và điều chỉnh chính sách của mình để phù hợp hơn với các ưu tiên trong nước, chẳng hạn như việc làm và an ninh kinh tế cho người dân Mỹ, thay vì tập trung quá nhiều vào việc duy trì vai trò quốc tế.

Trong quá khứ, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ thường áp đặt các thỏa thuận thương mại toàn cầu lên người dân mà không quá quan tâm đến ý kiến hay lợi ích trực tiếp của họ. Người dân Mỹ phải "chấp nhận" các thỏa thuận này vì đó là chính sách quốc gia, với lý do rằng nó sẽ có lợi về lâu dài cho quốc gia. Tuy nhiên, khi Donald Trump trở thành tổng thống vào năm 2016, ông đã thay đổi cách tiếp cận này. Trump không còn thúc đẩy các thỏa thuận thương mại nếu chúng không mang lại lợi ích rõ ràng và tức thời cho người dân Mỹ. Ông tuyên bố sẽ không cắt bất kỳ thỏa thuận nào không trực tiếp phục vụ lợi ích của người dân, thể hiện cách tiếp cận "Nước Mỹ trên hết", ưu tiên cho lợi ích trong nước hơn là hợp tác quốc tế.

Patrick Gaspard, cho rằng Harris cũng sẽ ưu tiên các vấn đề nội địa, nhưng khác với Trump, bà sẽ không tập trung vào lợi ích trong nước theo hướng biệt lập. Điều này có nghĩa là bà sẽ tìm cách cân bằng giữa việc phục vụ người dân Mỹ, đặc biệt về kinh tế và các vấn đề cấp bách như biến đổi khí hậu, nhưng vẫn duy trì sự hợp tác và kết nối quốc tế, đặc biệt là với các quốc gia như Trung Quốc. Harris sẽ tránh việc tự cô lập Mỹ khỏi các mối quan hệ thương mại và đối ngoại toàn cầu, mà thay vào đó sẽ kết hợp giữa lợi ích trong nước và hợp tác quốc tế để đạt hiệu quả tối ưu. Dù vậy, Harris tất nhiên cũng sẽ không ngần ngại sử dụng những biện pháp cứng rắn khi lợi ích của Mỹ bị đe dọa.

Đặc biệt, bà có thể sẽ tuân theo hai trụ cột trong chính sách đối ngoại của Biden — hợp tác với các đồng minh để củng cố nền tảng của trật tự quốc tế tự do và duy trì áp lực lên Bắc Kinh thông qua thuế quan. Tuy nhiên, bà sẽ không tìm cách “tách rời” khỏi nền kinh tế Trung Quốc.

Harris sẽ mang đến một sự thay đổi rõ rệt về cách tiếp cận và phong cách lãnh đạo, mà điều này được lý giải bởi tuổi tác, nguồn gốc xuất thân và quá trình trưởng thành của bà. Ở tuổi 59, Harris thuộc một thế hệ mới hơn so với Tổng thống Joe Biden, và điều này ảnh hưởng đến tầm nhìn của bà về chính sách đối nội và đối ngoại. Ngoài ra, việc Harris là con của những người nhập cư — mẹ bà đến từ Ấn Độ và cha bà từ Jamaica — cũng định hình quan điểm của bà về nhiều vấn đề. Sự đa dạng văn hóa trong gia đình và việc bà lớn lên ở California, một tiểu bang đa dạng về văn hóa và nổi bật với sự phát triển về công nghệ, mang đến cho bà một cái nhìn khác biệt về các vấn đề toàn cầu. Thay vì có những trải nghiệm và tầm nhìn truyền thống của các thế hệ trước, Harris được cho là sẽ tiếp cận chính sách với tư duy hiện đại hơn, kết hợp giữa sự hiểu biết về các vấn đề quốc tế và sự nhạy bén về công nghệ và đổi mới.

David Rothkopf, một nhà phân tích chính sách đối ngoại, người đã ủng hộ bà từ lâu trước khi bà thay thế Biden làm ứng cử viên của đảng Dân chủ vào tháng 7, cho biết Kamala Harris thuộc thế hệ sau Chiến tranh Lạnh, khi thế giới đã có nhiều thay đổi lớn về chính trị và kinh tế. Harris bắt đầu sự nghiệp của mình vào những năm 1990, thời kỳ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và đổi mới, đặc biệt là ở Thung lũng Silicon, nơi tập trung các công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ. Điều này khác biệt rõ ràng so với Biden, người có nguồn gốc từ khu vực công nghiệp cũ của Mỹ, nơi đã trải qua sự suy giảm về kinh tế sau khi nhiều nhà máy sản xuất đóng cửa. Chính vì vậy, Harris được kỳ vọng sẽ mang đến một cách tiếp cận hiện đại và linh hoạt hơn trong việc giải quyết các vấn đề của Mỹ và thế giới, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của công nghệ và sự phát triển kinh tế số.

Tuy nhiên sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề, bao gồm cả vấn đề nhạy cảm nhất, vấn đề đã tiêu tốn nhiều thời gian của Biden trong năm cuối cùng của ông: Trung Đông. Kể từ khi Israel được thành lập trong chiến tranh vào năm 1948, sự ủng hộ kiên quyết của Mỹ đối với Israel đã trở thành nền tảng trong chính sách đối ngoại của các tổng thống Mỹ. Biden cũng không phải là ngoại lệ. Thực tế, Biden được coi là tổng thống ủng hộ Israel nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên nhiều thành viên trong đảng Dân chủ bắt đầu chất vấn về lập trường của Biden, cho rằng ông cần có thái độ cân bằng hơn giữa việc ủng hộ Israel và việc lên án những hậu quả đáng tiếc từ xung đột, đặc biệt là thiệt hại nhân mạng của người dân Palestine.

Israel, khi mới thành lập và tồn tại trong một khu vực đầy thù địch, đã được nhìn nhận như một quốc gia nhỏ bé chống lại các lực lượng Ả Rập khổng lồ. Tuy nhiên, từ thời Obama trở đi, quan điểm về Israel đã thay đổi. Israel không còn được nhìn nhận như một đất nước yếu thế nữa mà đã trở thành lực lượng mạnh nhất trong khu vực Trung Đông, với một quân đội hùng mạnh và sự hậu thuẫn từ các quốc gia lớn như Mỹ. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, Israel giờ đây bị xem là "kẻ bắt nạt" hoặc thậm chí tệ hơn, vì những hành động của mình trong các cuộc xung đột với Palestine.

Các cố vấn của Harris khẳng định bà sẽ bảo vệ Israel và quyền tồn tại của nước này đến cùng. Sau cuộc tấn công tên lửa đạn đạo của Iran nhằm vào Israel vào đầu tháng 10, bà đã đưa ra một tuyên bố thẳng thắn lên án hành động này. Khả năng Kamala Harris sẽ theo chân cựu Tổng thống George HW Bush trong việc cắt các khoản vay cho Israel được coi là khó xảy ra, nhất là trong bối cảnh Iran tấn công. Tuy nhiên, một nhà lập pháp ủng hộ bà cho rằng, tùy vào cách tình hình phát triển, Harris có thể sẽ gia tăng áp lực lên Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu. Bà có thể thậm chí sẽ xem xét áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên cực hữu trong nội các của Netanyahu nếu cần thiết.

Các cố vấn của Harris cho rằng, sau một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza, bà có thể sẽ thúc đẩy việc khôi phục quá trình tìm kiếm giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel-Palestine, trong đó Israel và Palestine sẽ tồn tại như hai quốc gia độc lập bên cạnh nhau. Trong quá khứ, chính quyền Biden gần như từ bỏ nỗ lực này, đặc biệt là sau cuộc tấn công tàn khốc của Hamas vào Israel vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, sau sự kiện đó, chính quyền đã nhận ra rằng để đạt được hòa bình lâu dài trong khu vực, việc khôi phục nỗ lực cho giải pháp hai nhà nước là cần thiết.

Kamala Harris nhận thức rõ ràng về sự tốn kém của cuộc xung đột Israel-Palestine, không chỉ đối với người dân Gaza và Israel mà còn đối với toàn bộ khu vực và ngay cả xã hội Mỹ. Một trong những trợ lý của bà nhấn mạnh rằng cuộc xung đột này đã gây ra căng thẳng, đặc biệt là trong các trường đại học ở Mỹ, nơi sinh viên và giảng viên có thể có những quan điểm khác nhau về vấn đề này. Hơn nữa, bà nhìn nhận cuộc xung đột một cách toàn diện hơn, với mong muốn tìm kiếm một giải pháp công bằng và bền vững cho cả hai bên, thay vì đứng về một phía duy nhất.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Murphy thận trọng nói: "Tôi không nghĩ có tổng thống nào thực hiện toàn bộ chính sách đối ngoại của tổng thống trước đó. Rất có khả năng bà sẽ có những sự khác biệt so với chính sách đối ngoại của Biden ở Trung Đông."

Khi Harris đột ngột từ phó tổng thống trung thành trở thành ứng cử viên tranh cử của đảng Dân chủ vào tháng 7, hai lập luận mâu thuẫn đã lan truyền ở châu Âu về ảnh hưởng của bà đối với lục địa này.

Lập luận đầu tiên là Biden sẽ là tổng thống cuối cùng của kỷ nguyên xuyên Đại Tây Dương thời Chiến tranh Lạnh và Harris có thể sẽ giống Obama, chuyển trọng tâm sang châu Á. Lập luận thứ hai là vì cố vấn an ninh quốc gia của bà, Phil Gordon, là một người ủng hộ châu Âu nên bà sẽ tiếp tục gắn bó với châu Âu. Tuy nhiên, những người ủng hộ tư duy của bà nhấn mạnh rằng bà sẽ cam kết bảo vệ châu Âu, nhưng điều này không phải chỉ vì sự ảnh hưởng của Phil Gordon, cố vấn an ninh quốc gia của bà. Harris không chỉ xem châu Âu như một khu vực địa lý mà là một phần quan trọng trong mạng lưới các mối quan hệ quốc tế, mà bà tin rằng việc duy trì và phát triển các liên minh sẽ giúp Mỹ đạt được mục tiêu chính trị và an ninh toàn cầu.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Đài Loan là "quả bom nổ chậm" trong quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Trump?

Dù một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể là điều đầu tiên chính quyền Trump nhắm tới, nhưng rủi ro lớn hơn lại nằm ở Đài Loan – điểm nóng có thể dẫn tới một cuộc đối đầu nguy hiểm như khủng hoảng tên lửa Cuba. Sự thiếu kiềm chế trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan có thể đẩy chính quyền Trump vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm chao đảo mối quan hệ Mỹ-Trung và đe dọa ổn định khu vực.
Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những tác động từ thuế quan của Donald Trump đến kinh tế toàn cầu

Khả năng Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mạnh mẽ hơn đang làm dấy lên nhiều lo ngại về hệ thống thương mại toàn cầu. Những mức thuế cao từng được áp dụng đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng và với ý định giảm thâm hụt thương mại, thế giới có thể phải đối mặt với những hậu quả sâu rộng. Liệu các biện pháp bảo hộ này có thể mang lại sự ổn định hay chỉ dẫn đến hỗn loạn cho nền kinh tế toàn cầu?
Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu giới tính có quyết định được kết quả của cuộc bầu cử ở Mỹ không?

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đang chứng kiến sự phân cực sâu sắc, với giới tính trở thành yếu tố quyết định. Phụ nữ ủng hộ Kamala Harris, trong khi nam giới hướng về Donald Trump. Cuộc đua này không chỉ phản ánh sự khác biệt giới tính mà còn bộc lộ những ranh giới về giáo dục và chủng tộc, làm nổi bật sự phức tạp trong việc định hình tương lai nước Mỹ.
Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bầu cử Mỹ 2024: Donald Trump nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ Elon Musk

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang nóng lên với cuộc đối đầu giữa Donald Trump và Kamala Harris. Trump giữ nguyên đội ngũ chiến dịch và nhận sự hỗ trợ từ tỷ phú Elon Musk, trong khi tiếp tục các phát ngôn gây tranh cãi và chiến lược công kích cá nhân. Liệu chiến lược này sẽ giúp ông thắng cử hay gây phản tác dụng trong mắt cử tri?
Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Những ngày cuối trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump: Đường đến "vinh quang" hoặc thất bại lịch sử

Trong những ngày cuối đầy căng thẳng của cuộc đua vào Nhà Trắng, Donald Trump tung ra chiến dịch quyết liệt, hứa hẹn thay đổi lớn và gây chú ý với phát ngôn khiêu khích. Trong khi đó, Kamala Harris nỗ lực củng cố liên minh và thu hút cử tri trung dung. Kết quả sẽ quyết định liệu Trump có trở lại hay nước Mỹ sẽ có nữ tổng thống đầu tiên.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ