Khủng hoảng nợ của Mỹ đang tới gần, tiềm ẩn rủi ro đối với toàn cầu
Nguyễn Tuấn Đạt
Junior Analyst
Daniel Wilson và Brigid Meisenbacherat của Fed San Francisco viết: “Lần cuối cùng khoản nợ tính theo tỷ lệ GDP lớn như vậy là vào năm 1945-1946. Trong ba thập kỷ sau đó, tỷ lệ nợ trên GDP giảm dần, đạt khoảng 25% vào năm 1975”.
Khả năng trong 2-5 năm tới, cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ sẽ xảy ra, tác động lớn tới toàn cầu. Khi các nhà hoạch định chính sách bắt đầu đưa ra các cảnh báo, chúng ta có thể biết rằng sự kiện này đã đến gần hơn.
"Dự báo của Cơ quan Ngân sách Quốc hội cho thấy tỷ lệ nợ so với GDP của Mỹ sẽ tăng lên đến 172% từ năm 2024 đến năm 2054.” Wilson và Meisenbacherat cũng chỉ ra rằng Fed dự kiến lãi suất quỹ liên bang trong dài hạn là 0.50%. Dự báo của họ về tăng trưởng GDP thực trong dài hạn là 1.8%. Tuy nhiên, CBO dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế thấp hơn 1.5% và lãi suất thực trong dài hạn đối với khoản nợ của Mỹ là 2.0%.
Họ viết: “Trong trường hợp này, tăng trưởng kinh tế chậm so với lãi suất sẽ khiến tỷ lệ nợ tăng, chủ yếu là do các khoản thanh toán lãi suất cao hơn”.
“Áp lực tăng thâm hụt ngân sách cơ bản trong dài hạn chủ yếu do chi tiêu cho các chương trình bắt buộc như An sinh xã hội và Medicare. Chi tiêu cho phúc lợi An sinh xã hội và các chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ, đặc biệt là Medicare, kết hợp với tình trạng già hóa dân số dự kiến, sẽ khiến mức chi tiêu cho các chương trình này trong GDP sẽ tăng lên đáng kể. Áp lực này không còn xảy ra sau Thế chiến II vì dân số Mỹ nói chung trẻ hơn và vì Medicare mãi đến năm 1965 mới được ban hành.”
Và không có đảng chính trị nào sẵn sàng điều chỉnh các chương trình này, ngày càng có nhiều khả năng thị trường sẽ buộc phải thay đổi.
Bloomberg