Kinh tế châu Á mất gần 1.700 tỷ USD vì Covid-19

Kinh tế châu Á mất gần 1.700 tỷ USD vì Covid-19

19:28 26/10/2021

Covid-19 “xóa sổ” khoảng 1.700 tỷ USD tổng GDP của các nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2020, theo Trung tâm Nhật Bản về Nghiên cứu Kinh tế.

Trung tâm Nhật Bản về Nghiên cứu Kinh tế (JCER) ước tính thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây ra tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á bằng cách so sánh dự báo GDP năm 2020 đưa ra trước khi đại dịch bùng phát và tăng trưởng thực tế sau đó.

Dựa trên dự báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 10/2019, JCER tính toán GDP của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2020 tăng 6,2% lên 29.840 tỷ USD nhưng thực tế lại ghi nhận con số thấp hơn 1.680 tỷ USD.

Trung Quốc chịu thiệt hại lớn nhất, mất 638 tỷ USD, chỉ tăng trưởng 2,3% năm 2020. Ấn Độ xếp thứ hai, mất 480 tỷ USD, dù duy trì đà tăng trưởng 6 – 8% vài năm trước đó. Nhật Bản, nền kinh tế số ba thế giới – sau Mỹ và Trung Quốc, thiệt hại 162 tỷ USD do lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

c-1635240405-7465-1635240616.jpg

Thay đổi GDP của các nền kinh tế châu Á năm 2020 so với dự báo đưa ra trước khi đại dịch xuất hiện.

Các ngành liên quan du lịch chịu ảnh hưởng đặc biệt mạnh. JCER xem xét số liệu doanh thu từ 16.000 công ty niêm yết tại châu Á trong quý IV/2019, trước khi Covid-19 bùng phát, và quý II/2021. Sòng bạc có doanh thu giảm 53% trong khi hàng không ghi nhận mức giảm 49%.

Du lịch chiếm 20% GDP của Campuchia và kinh tế nước này thiệt hại tổng cộng 4 tỷ USD. Thái Lan, cũng phụ thuộc nhiều vào du lịch, ghi nhận mức giảm 71 tỷ USD trong GDP. Thai Airways, hãng hàng không quốc gia Thái Lan, đệ đơn xin phá sản hồi tháng 5/2020.

Đài Loan là nền kinh tế duy nhất hưởng lợi trong khi các bên khác chật vật ứng phó đại dịch. GDP hòn đảo tăng 44 tỷ USD năm 2020 nhờ lực cầu với nhiều sản phẩm công nghệ thông tin, như điện thoại thông minh, máy chủ, tăng trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa mở rộng.

GDP châu Á trong nửa đầu năm nay đã phục hồi về gần mức dự báo trước đại dịch, chủ yếu nhờ đà phục hồi nhanh tại Trung Quốc và nhân dân tệ tăng giá so với USD. Tình hình vẫn còn nhiều thách thức với châu Á. Trong ngắn hạn, sự giảm tốc kinh tế trong quý III là không thể tránh khỏi, khi biến chủng Delta lây lan tại nhiều khu vực từ tháng 7.

Các biện pháp bình thường hóa kinh tế đã được triển khai trong tháng 10 nhưng JCER dự báo ảnh hưởng tiêu cực còn kéo dài ít nhất đến năm 2022.

Sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch là điều quan trọng, đặc biệt là với Đông Nam Á. Hoạt động du lịch xuyên biên giới khả năng phục hồi bằng việc áp dụng hộ chiếu vaccine và cơ chế “hộp cát” – hạn chế di chuyển của du khách nước ngoài – đang được thử nghiệm tại Thái Lan và một số quốc gia khác.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ