Kinh tế Mỹ có nguy cơ phải đối mặt với lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ có nguy cơ phải đối mặt với lạm phát đình trệ

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:57 24/02/2025

Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua cú giảm mạnh nhất kể từ tháng 12, phản ánh lo ngại ngày càng lớn về triển vọng kinh tế. Tăng trưởng chậm lại, tâm lý người tiêu dùng lao dốc, thị trường nhà đất suy yếu và áp lực từ thuế quan đang tạo ra bức tranh bất ổn.

Dù mức giảm 1.7% của S&P 500 vào thứ Sáu không quá lớn, nhưng đây vẫn là cú lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 12, khi Fed phát tín hiệu tạm dừng nới lỏng chính sách. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn, không phải vì một cú sốc đơn lẻ, mà do hàng loạt tín hiệu tiêu cực tích tụ, từ dữ liệu kinh tế kém khả quan đến những lo ngại về chính sách tài khóa.

Line chart of S&P 500 ($) showing Big(ger)

Cú lao dốc mạnh nhất của S&P 500 kể từ tháng 12

Đợt giảm lần này mang sắc thái tiêu cực rõ rệt khi các cổ phiếu phòng thủ áp đảo nhóm cổ phiếu chu kỳ, cho thấy nhà đầu tư đang có xu hướng rút về các tài sản an toàn trước lo ngại kinh tế suy yếu. Nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu là điểm sáng duy nhất khi kết phiên trong sắc xanh. Khác với những cú giảm mạnh trước đây do một sự kiện cụ thể, lần này thị trường mất điểm bởi sự tích tụ của hàng loạt dữ liệu kinh tế kém khả quan, từ tăng trưởng chững lại, thị trường nhà đất suy yếu cho đến tâm lý tiêu dùng lao dốc—tất cả đều làm dấy lên lo ngại rằng kinh tế Mỹ đang hạ nhiệt nhanh hơn dự báo.

Bar chart of % change on February 21 2025 showing Looks bearish to me

Nhà đầu tư đang có xu hướng rút về các tài sản an toàn trước lo ngại kinh tế suy yếu

Vào thứ Sáu, các chỉ số PMI sơ bộ cho thấy tăng trưởng kinh doanh của Mỹ đang gần như đình trệ. Lĩnh vực dịch vụ suy giảm lần đầu tiên trong hơn hai năm, lấn át một sự phục hồi khiêm tốn của lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên, đà phục hồi này có thể không kéo dài: số đơn hàng mới trong sản xuất giảm, một phần do sự sụt giảm mạnh trong đơn hàng xuất khẩu. Cả tuần trước cũng ghi nhận dữ liệu tiêu cực về thị trường nhà ở. Số nhà mới khởi công và doanh số bán nhà hiện hữu giảm mạnh, trong khi số đơn vay thế chấp giảm nhẹ.

Khảo sát tâm lý người tiêu dùng Michigan, công bố vào thứ Sáu, chính là giọt nước tràn ly khiến thị trường chao đảo. Chỉ số tâm lý tiêu dùng giảm 9%, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp lao dốc và ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ chuỗi báo cáo lạm phát nóng vào tháng 4 năm ngoái. Điều đáng lo ngại hơn, sự suy giảm này diễn ra trên diện rộng, bao trùm mọi nhóm tuổi, thu nhập và mức độ giàu có, cho thấy niềm tin vào nền kinh tế đang lung lay nghiêm trọng. Trong bối cảnh dữ liệu kinh tế kém khả quan tích tụ suốt tuần, báo cáo này đã khiến tâm lý nhà đầu tư xấu đi rõ rệt, đẩy thị trường vào trạng thái bi quan.

Những dữ liệu được công bố hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng về một giai đoạn tăng trưởng nóng nhờ các chính sách của Donald Trump. Trước đó, nhiều nhà phân tích tin rằng các biện pháp kích thích tài khóa sẽ thúc đẩy nền kinh tế bứt phá, nhưng dữ liệu gần đây lại vẽ nên một bức tranh khác. Phản ứng tiêu cực của thị trường vào thứ Sáu cho thấy nhà đầu tư có thể đang dần điều chỉnh lại kỳ vọng, khi những dấu hiệu suy yếu ngày càng rõ ràng.

Line chart of University of Michigan Survey of Consumers showing (tear)dropư

Chỉ số tâm lý tiêu dùng giảm 9%, đánh dấu tháng thứ hai liên tiếp lao dốc

Ẩn sau các dữ liệu kinh tế tuần qua là mối lo ngại ngày càng lớn về tác động của thuế quan đối với lạm phát. Các nhà sản xuất tham gia khảo sát PMI cho biết chi phí nguyên vật liệu tăng cao, họ cho rằng thuế quan là tác nhân chính gây ra tình trạng này. Khảo sát tâm lý người tiêu dùng cũng phản ánh nỗi lo tương tự, với mức sụt giảm 19% đối với điều kiện mua sắm hàng tiêu dùng lâu bền. Joanne Hsu từ Đại học Michigan cho rằng nguyên nhân chính đến từ nỗi sợ lạm phát gia tăng do thuế quan sắp có hiệu lực. Đồng thời, kỳ vọng lạm phát trong cả ngắn hạn và dài hạn đều tăng ở hầu hết các nhóm tuổi và thu nhập, ngoại trừ nhóm cử tri Cộng hòa. Những tín hiệu này cho thấy chính sách thuế quan có thể đang làm gia tăng áp lực giá cả, ảnh hưởng đến cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng.

Thị trường lao động Mỹ vẫn ổn định, nhưng những dấu hiệu suy yếu đang dần xuất hiện. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nhẹ trong tuần qua, phù hợp với xu hướng dao động gần đây, nhưng chưa phản ánh hết tác động từ các đợt cắt giảm nhân sự sắp tới. Theo Torsten Slok, kinh tế trưởng tại Apollo, việc cắt giảm lao động từ ngân sách liên bang do Elon Musk và Doge thực hiện có thể đẩy thêm một triệu người vào thị trường lao động, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng 15%. Nếu dự báo này thành hiện thực, tác động của nó sẽ lan rộng, gây áp lực lên nền kinh tế, thị trường chứng khoán và tín dụng. Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, việc thị trường lao động mất đà có thể trở thành một yếu tố nặng nề hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ vọng tăng trưởng và chính sách kinh tế trong thời gian tới.

Line chart of US initial jobless claims (mn) showing Choppy

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nhẹ trong tuần qua

Thị trường vẫn chưa phản ứng mạnh với đề xuất thuế quan của Trump hay các động thái cắt giảm nhân sự từ Doge, có lẽ vì các nhà đầu tư vẫn chờ đợi thêm dữ kiện. Hiện chưa rõ thuế quan sẽ được triển khai như thế nào và tác động thực sự của các đợt sa thải nhân sự sẽ ra sao. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng kinh tế chậm lại trong khi giá cả vẫn cao và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, nguy cơ lạm phát đình trệ sẽ trở nên rõ ràng hơn, buộc thị trường phải điều chỉnh mạnh mẽ. Như đã lưu ý sau cuộc họp tháng 1 của Fed, chính sách tiền tệ hiện chỉ đóng vai trò thứ yếu, trong khi rủi ro thực sự nằm ở chính sách tài khóa. Câu hỏi đặt ra là liệu một cú sốc từ thị trường có đủ sức buộc Trump phải thay đổi hướng đi hay không—và có lẽ, thị trường đang đặt cược vào điều đó.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Donald Trump và sự tái cấu trúc quyền lực: Một nhà lãnh đạo toàn quyền hay một tổng thống bị hạn chế?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Donald Trump và sự tái cấu trúc quyền lực: Một nhà lãnh đạo toàn quyền hay một tổng thống bị hạn chế?

Sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ không chỉ làm rung chuyển hệ thống chính trị liên bang mà còn tái định hình quyền lực trong cả khu vực tư nhân và bộ máy tư pháp. Khi Trump gia tăng ảnh hưởng, câu hỏi cốt lõi đặt ra là liệu ông ta đang nắm trong tay một quyền lực tuyệt đối, miễn nhiễm với mọi cơ chế kiểm soát, hay thực tế vẫn bị kiềm tỏa bởi những ràng buộc của thể chế lập hiến và áp lực từ thị trường tài chính?
Nếu cả Trung Quốc và châu Âu đều chuyển sang chính sách kích thích tăng trưởng, Mỹ và sự độc tôn của quốc gia này sẽ biến chuyển ra sao?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Nếu cả Trung Quốc và châu Âu đều chuyển sang chính sách kích thích tăng trưởng, Mỹ và sự độc tôn của quốc gia này sẽ biến chuyển ra sao?

Khi thế giới đang xoay chuyển với tốc độ chưa từng có, những nước đi chiến lược của các cường quốc cũng chẳng khác gì một trận đấu khốc liệt. Ai đang làm chủ cuộc chơi? Ai chỉ đang chống đỡ? Và quan trọng nhất, ai sẽ giành chiến thắng trong ván cờ định hình tương lai?
Thị trường toàn cầu khởi sắc, tâm điểm dồn về Nvidia và Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường toàn cầu khởi sắc, tâm điểm dồn về Nvidia và Fed

Chứng khoán châu Âu và đồng euro tăng sau bầu cử Đức, trong khi phố Wall kỳ vọng kết quả kinh doanh của Nvidia sẽ củng cố đà tăng của nhóm công nghệ. Nhà đầu tư tập trung vào dữ liệu lạm phát Mỹ và tín hiệu từ Fed về lộ trình cắt giảm lãi suất. Vàng tiếp tục vững giá, còn dầu chịu áp lực giảm do đồn đoán về thỏa thuận hòa bình Ukraine.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ