Lạm phát dai dẳng khiến thị trường nghi ngờ mục tiêu 2% của Fed

Lạm phát dai dẳng khiến thị trường nghi ngờ mục tiêu 2% của Fed

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:03 24/05/2023

Liệu Fed có tiếp tục kiên định với mục tiêu lạm phát 2% của mình?

Lạm phát dai dẳng khiến thị trường nghi ngờ về mục tiêu lạm phát 2% của Fed
Lạm phát dai dẳng khiến thị trường nghi ngờ về mục tiêu lạm phát 2% của Fed

Sau đại dịch, lạm phát trở nên rất dai dẳng và khó để kiểm soát, mặc dù Fed đã thắt chặt tổng cộng 500 điểm cơ bản chỉ trong hơn một năm. Điều đó đặt ra câu hỏi, liệu các quan chức Cục Dự trữ Liên bang có phải nâng mục tiêu lạm phát lên gần 3%, thay vì mức 2% như ban đầu hay không?

Các giám đốc điều hành của doanh nghiệp nghĩ như vậy. Thứ Hai vừa rồi, một cuộc khảo sát của Fed Cleveland cho thấy các CEO đang bắt đầu nghĩ rằng Fed đã chuyển mục tiêu lạm phát lên 3%. Thật khó để phản đối nhận định này, khi lạm phát đang tương đối dai dẳng khi chỉ còn cách một đoạn cuối. CPI lõi tháng 4 tăng 5.5% so với cùng kỳ, về cơ bản không mấy thay đổi từ đầu năm đến nay. Tương tự, PCE lõi cũng dao động trong phạm vi 4.5-4.9% kể từ tháng 11. Dữ liệu công bố vào đầu tháng 5 tiếp tục mạnh. Điều đó tạo ra bối cảnh áp lực giá đang cố thủ một cách kiên cường. Vào tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed sẽ không thay đổi mục tiêu lạm phát của mình.

Vào tháng 1, người đồng sáng lập Carlyle, David Rubenstein đã đưa ra ý tưởng thay đổi mục tiêu lạm phát. Tháng 3, chuyên gia Bloomberg Allison Schrager, đã lập luận rằng nếu Fed không muốn đẩy nền kinh tế vào suy thoái, ngân hàng trung ương có thể sẽ phải từ bỏ mục tiêu lạm phát 2%. Gần đây, những nhà đầu tư khác ở Phố Wall cũng đang tham gia vào cuộc tranh luận. Mục tiêu lạm phát 2% chỉ mới xuất hiện ở Mỹ kể từ năm 2012. Đó là khi Fed - khi đó do ông Ben Bernanke lãnh đạo - quyết định đi theo hướng của ngân hàng trung ương quốc gia phát triển khác.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Starmer và Reeves đang tự làm "xói mòn" tín nhiệm của mình với những chính sách "đi vào lòng đất"?
Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

Starmer và Reeves đang tự làm "xói mòn" tín nhiệm của mình với những chính sách "đi vào lòng đất"?

Chính phủ Anh đang đối mặt với áp lực lớn trong việc tái thiết lập niềm tin từ doanh nghiệp và công chúng, khi những chính sách kinh tế gây tranh cãi làm gia tăng căng thẳng. Giữa bối cảnh này, Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính đang triển khai các kế hoạch mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng và cải thiện quan hệ thương mại quốc tế.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trước chính sách lãi suất của ECB và các quyết định của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ trước chính sách lãi suất của ECB và các quyết định của Trump

Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ khi lo ngại về chính sách lãi suất của ECB và tình hình ngân sách tại Pháp ảnh hưởng đến thị trường. Căng thẳng thương mại từ Mỹ và các yếu tố địa chính trị vẫn là những yếu tố trọng yếu gây sức ép lên các cổ phiếu, mặc dù tin tức về ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah giúp giảm bớt phần nào rủi ro.
Tại sao tuyên bố về thuế quan của Trump không gây tác động lớn và lý do Việt Nam được "miễn nhiễm"?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tại sao tuyên bố về thuế quan của Trump không gây tác động lớn và lý do Việt Nam được "miễn nhiễm"?

Tổng thống Trump bất ngờ công bố kế hoạch áp thuế 25% lên hàng hóa từ Mexico và Canada, cùng mức thuế 10% với Trung Quốc, nhằm giải quyết vấn đề nhập cư và ma túy. Tuy nhiên, việc Việt Nam bị loại trừ khỏi các đe dọa thuế quan có thể là một phần trong chiến lược địa chính trị, khi Mỹ tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với quốc gia này để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ