Lạm phát gia tăng có làm ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế?

Lạm phát gia tăng có làm ảnh hưởng đến các chính sách kinh tế?

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

17:17 21/02/2021

Tranh luận xoay quanh vấn đề cấp thiết liệu lạm phát tăng có giúp nền kinh tế ngừng rơi vào tình trạng khó khăn do đại dịch gây nên.

Vào tháng Một, giá cơ bản trong khu vực đồng tiền chung Euro đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua. Ở Mỹ, một số nhà kinh tế lo ngại rằng gói kích thích trị giá 1.9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, gồm hỗ trợ 1,400 USD cho hầu hết người dân Mỹ, sẽ làm nền kinh tế quá nóng khi vắc xin cho phép các ngành dịch vụ mở cửa trở lại.  Đây có thể là mấu chốt khiến giá hàng hóa gia tăng. Chi phí vận chuyển container tăng hơn 180% so với một năm trước và tình trạng thiếu chất bán dẫn do nhu cầu thiết bị công nghệ bùng nổ trong năm nay đang làm gián đoạn hoạt động sản xuất ô tô, máy tính và điện thoại thông minh.

Các số liệu thống kê về tình trạng tăng giá cho thấy bình minh lạm phát sắp bắt đầu. Giá cả sẽ dễ dàng tăng lên nếu so sánh với đợt sụt giảm mạnh giai đoạn đầu đại dịch, cũng như đà tăng mạnh mẽ của giá dầu - đầu tháng 2 năm nay, giá dầu thô Brent đã vượt qua mốc $60/thùng lần đầu tiên sau hơn 1 năm. Việc giảm tạm thời thuế giá trị gia tăng (VAT) tại Đức đã giúp lạm phát tăng từ -0.7% lên 1.6% trong tháng.

Vấn đề của kinh tế thế giới trong hầu hết thập kỷ qua, qua lăng kính mục tiêu của các Ngân hàng Trung ương, là mức lạm phát quá thấp. Do đó, việc giá cả tăng tốc là điều đáng hoan nghênh. Nhưng trên thực tế, nó lại đáng lo ngại vì một số lý do.

Lạm phát kỳ vọng - The Economist

Đầu tiên, nó làm suy yếu luận điểm rằng cần kích thích tài khóa nhiều hơn cho một số những lĩnh vực. Ví dụ, có rất ít triển vọng về việc EU sẽ chấp nhận mức lạm phát cao hơn. Ngân hàng này đã không hạ lãi suất trong thời gian đại dịch, và hoạt động bội chi không tương xứng với triển vọng kinh tế và thiếu sức mạnh của chính sách tiền tệ. Tương tự như việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu sai lầm tăng lãi suất để ứng phó với sự bùng nổ lạm phát tạm thời vào năm 2011, mối nguy hiểm lần này là sự tăng tốc tạm thời của giá cả làm cho những người ủng hộ chính sách diều hâu (hawks) đánh giá thấp rủi ro tiềm ẩn của một nền kinh tế suy thoái.  Mối nguy hiểm tương tự đang rình rập ở Nhật Bản, nền kinh tế lạm phát thấp. Giá hàng hóa bắt đầu giảm trong đại dịch. Nhật Bản có thể sẽ thoát khỏi tình trạng giảm phát trong năm nay, nhưng xa hơn nữa, quốc gia này có vẻ sẽ tiếp tục nằm trong bẫy lạm phát thấp, sau khi từ bỏ nỗ lực để thoát khỏi tình trạng này từ giữa những năm 2010.

Lạm phát cao hơn cũng có thể gây ra sự thay đổi trong chính sách tiền tệ ở Mỹ, nơi mà kỳ vọng lạm phát tăng và mức tăng có thể sẽ kéo dài. Thị trường tài chính cho thấy xác suất 20% giá tiêu dùng sẽ tăng trung bình ít nhất 3% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã hứa hẹn rằng sẽ duy trì mức lãi suất thấp và tiếp tục mua trái phiếu với hy vọng lạm phát sẽ vượt trên mục tiêu 2%, để bù đắp cho sự thiếu hụt hiện tại. Nhưng cách tiếp cận "mục tiêu lạm phát trung bình" cũng không cho phép một kịch bản lạm phát vượt lên quá cao hoặc quá lâu. Vì vậy, Fed có thể sẽ muốn tăng lãi suất để đưa lạm phát giảm trở lại.

Giá cả tăng nhanh hơn trong năm nay, vì vậy chính sách thắt chặt có thể đến sớm hơn. Richard Clarida, Phó chủ tịch của Fed, đã nói rằng Ngân hàng Trung ương sẽ chỉ bù đắp cho sự thiếu hụt lạm phát đã xảy ra trong năm trước, vì vậy thời điểm chính sách này hoàn thành mục tiêu có thể đến nhanh chóng một cách đáng ngạc nhiên. Vào ngày 7 tháng 2, Janet Yellen - Bộ trưởng Tài chính, đã cố gắng trấn an những người chỉ trích biện pháp kích thích của ông Biden bằng cách nói rằng Mỹ có các công cụ để đối phó với lạm phát. Nhưng lãi suất cao hơn không phải là không có hậu quả, và nếu Fed nhận thấy mình dội một gáo nước lạnh vào một nền kinh tế đang phát triển quá nóng, rủi ro về một cuộc suy thoái khác sẽ tăng lên.

Lãi suất cao hơn cũng tác động lớn đến thị trường. Hầu hết thị trường tài chính ngày nay đều là kết quả của việc các Ngân hàng Trung ương duy trì mức lãi suất thấp trong một thời gian dài. Tiền rẻ ẩn sau ý tưởng rằng chính phủ có thể chi tiêu bao nhiêu tùy thích, bao gồm cả chi tiêu cho cơ sở hạ tầng theo kế hoạch của ông Biden, tạo cơ sở đẩy cao giá trị thị trường chứng khoán và tín dụng dồi dào ngày nay. Một sự thay đổi đột ngột trong lãi suất sẽ gây ra một kết quả đáng buồn, như vào năm 2013 khi những bình luận "hawkish" của Fed đã dẫn tới sự kiện “Taper tantrum”. (Taper tantrum là sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền các nền kinh tế mới nổi, khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn).

Tại Phố Wall, lãi suất cao hơn sẽ là một cú sốc. Ở các thị trường mới nổi, các quốc gia này sẽ gặp khó khăn. Nhiều quốc gia đã thử nghiệm với chính sách tiền tệ phi truyền thống và duy trì mức thâm hụt ngân sách lớn hơn, theo sau các quốc gia phát triển khác. Nhưng họ giả định rằng các điều kiện tài chính toàn cầu vẫn sẽ nới lỏng. Lãi suất cao hơn ở Mỹ để ngăn chặn lạm phát có nghĩa là đồng Đô la mạnh hơn và dòng vốn chảy ra từ các nền kinh tế mới nổi, như năm 2013. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính và gây cho họ khó khăn trong việc chống lại ảnh hưởng của đại dịch. Có rất nhiều điều đáng nói về ý tưởng thoát khỏi mô hình lạm phát thấp của thập kỷ trước. Nhưng lạm phát cao hơn sẽ gây nên những khó khăn cho nền kinh tế thế giới và thị trường tài chính.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Donald Trump là tâm điểm trong Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC tuần qua

Donald Trump đang ở cách đó 4,345 km tại Palm Beach, Florida, nhưng sự trở lại của ông vào Nhà Trắng và các chính sách mà chính quyền của ông sẽ thực hiện đã lan tỏa khắp Hội nghị thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, nơi quy tụ một số tên tuổi lớn nhất trong giới chính trị và kinh doanh.
Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Làn sóng “Trump Trade” liệu có thể tiếp tục kéo dài?

"Trump Trade" được dự đoán sẽ tiếp tục chi phối thị trường, với các chính sách trong nhiệm kỳ tới dự kiến sẽ gây ra nhiều tranh cãi về thuế quan và luật pháp, gây ra nhiều biến động trên thị trường toàn cầu. Sự biến động có thể trở nên ngày càng mạnh mẽ hơn khi Trump tìm cách phá vỡ các chuẩn mực trong vấn đề thương mại tự do và thậm chí là sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ