Làm thế nào để định giá được Bitcoin. Hãy thử tham khảo 4 phương pháp sau đây
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Sau đây là bốn phương pháp định giá bitcoin giúp chúng ta khám phá giá trị của tiền điện tử trong nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời cung cấp những insight về công nghệ phát triển đứng sau tiền điện tử - một công nghệ mới mẻ và đầy tiềm năng vượt trội.
Giới thiệu
Trước khi đi sâu vào việc định giá bitcoin, chúng ta cần thừa nhận rằng đây không phải một công việc đơn giản. Không giống như các tài sản truyền thống như cổ phiếu hay trái phiếu, Bitcoin thiếu các dữ liệu đầu vào cần thiết để ta có thể thực hành các phương pháp định giá truyền thống với đồng tiền số này. Bitcoin không tạo ra dòng tiền, trả cổ tức hoặc mang lại lợi suất, do đó có thể khiến ta liên tưởng đến hàng hóa, vừa có tính chất chu kỳ, vừa nổi tiếng là khó định giá. Tuy nhiên, có một số khuôn khổ hợp lý giúp chúng ta xem xét sự phát triển của bitcoin dưới góc nhìn tiền tệ và tài chính.
Vì vậy, để trả lời câu hỏi của Franklin J. Parker, CFA, sau đây là bốn phương pháp định giá bitcoin giúp chúng ta khám phá giá trị của tiền điện tử trong nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời cung cấp những insight về công nghệ phát triển đứng sau tiền điện tử - một công nghệ mới mẻ và đầy tiềm năng vượt trội.
1. Đo lường bitcoin bằng việc so sánh với các Tài sản Đầu tư Khác
Một phương pháp để định giá giá trị của Bitcoin là xác định loại tài sản hoặc chứng khoán mà bitcoin đang cạnh tranh, và so sánh giá trị tiềm năng của chúng.
Vì vậy, để mở rộng phép ẩn dụ về loại hàng hoá đặc biệt này, bitcoin – thứ còn được gọi là vàng kỹ thuật số – có giá trị ra sao so với vàng thực tế? Cả hai đều là tài sản có nguồn cung cố định, phi đối tác, có đặc tính như một loại tiền tệ hiếm được ưa chuộng, và được các nhà đầu tư sử dụng làm nơi trú ẩn an toàn lâu dài để bảo toàn vốn. Ngày nay, vàng có vốn hóa thị trường khoảng 11.5 nghìn tỷ USD.
Nếu bitcoin đạt mức vốn hóa thị trường tương tự, giá mỗi đồng bitcoin sẽ vượt quá 500.000 USD.
Biểu đồ định giá bitcoin: So sánh với các khoản đầu tư phi truyền thống
Nguồn: Glassnode, World Gold Council, Trading Economics, Savills, Visual Capitalist, and Sound Money
Tất nhiên, bitcoin có lợi thế về mặt công nghệ so với vàng. Bitcoin là sản phẩm kỹ thuật số, có tính phi tập trung (decentralized) và không chịu tác động từ chính phủ. Nếu vốn hóa thị trường của bitcoin đạt 11.5 nghìn tỷ USD, con số này sẽ còn tăng lên nữa. Và vàng liệu có phải đối thủ cạnh tranh duy nhất với bitcoin? Và liệu bitcoin có thể thay thế cho các tài sản thế chấp tài chính và tài sản lưu trữ giá trị khác như trái phiếu toàn cầu hay thậm chí là tài sản dân cư không?
Chúng ta không thể đưa ra câu trả lời chắn chắn cho những câu hỏi này. Nhưng việc cố gắng tìm ra câu trả lời thoả đáng có thể giúp ta nâng cao hiểu biết về bitcoin, định giá bitcoin và các hiện tượng xoay quanh tiền điện tử nói chung.
2. Định giá dựa trên chi phí sản xuất
Chúng ta đã được nghe về điện và thiết bị cần thiết để khai thác bitcoin. Các chi phí liên quan này cung cấp một phương tiện khác giúp chúng ta định giá giá trị của tiền điện tử. Mặc dù ước tính về những chi phí này có thể khác nhau không chính xác, nhưng hiện nay các nhà nghiên cứu từ Đại học Cambridge đã tổng hợp dữ liệu đáng tin cậy cho việc định giá.
Biểu đồ chi phí sản xuất Bitcoin
Nguồn: Capriole Investments
Tất nhiên, bitcoin là một loại tài sản lưu trữ giá trị và là một loại công nghệ thay thế cho tiền tệ. Nhưng không nhiều người định giá bitcoin dựa trên chi phí sản xuất. Đó là lý do tại sao chi phí sản xuất bitcoin phục vụ mục đích tương tự như vàng: Chúng đặt ra mức giá sàn, giúp ta xác định xem liệu tài sản cơ sở có đang bị định giá thấp hay không. Trong lịch sử, giá bitcoin có xu hướng chạm đáy ở mức xấp xỉ chi phí sản xuất, như vào nửa cuối năm 2016, nửa đầu năm 2019, tháng 3/2020 và nửa cuối năm 2022.
Chi phí sản xuất là cơ sở quan trọng giúp ta định giá bitcoin. Nhưng vì chúng ta khó có thể định lượng được tiềm năng tăng giá liên quan đến thặng dư của bitcoin nên đây cũng là một tiêu chí có nhiều hạn chế.
3. Định giá dựa vào đồng USD
Vậy, làm thế nào để chúng ta hình dung ra được tiềm năng tăng giá của Bitcoin mà không thể không quy về tiền Dollar Mỹ? Do đó, mặc dù được kỳ vọng là một công nghệ thanh toán có khả năng thay thế những công cụ truyền thống, nhưng chúng ta vẫn phải dùng tiền USD để mua Bitcoin. Điều đó có nghĩa là giá của Bitcoin vẫn chịu ảnh hưởng từ các nhân tố trong hệ thống tiền tệ hiện hành: đồng USD. Lãi suất thực, tăng trưởng cung tiền và chính sách tài chính, cùng nhiều yếu tố khác.
Lãi suất thực tăng cao và tăng trưởng cung tiền bị hạn chế là những chỉ số về chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý để định giá bitcoin. Chúng giúp ta đánh giá liệu chính quyền có đang bảo vệ giá trị của đồng USD hay không. Những yếu tố như vậy sẽ tạo thành trở ngại cho giá bitcoin. Nếu các nhà hoạch định chính sách đang quan tâm tới chế độ tiền tệ hiện tại thì các nhà đầu tư sẽ ít tìm kiếm một giải pháp thay thế hơn.
Biểu đồ hiển thị các vấn đề về định giá Bitcoin, vấn đề thận trọng trong chính sách đồng USD
Nguồn: Glassnode, Google Finance và Sound Money
Tất nhiên, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ thường áp dụng các biện pháp hoang phí làm giảm giá trị của đồng USD. Việc nới lỏng định lượng (QE) và các biện pháp kích thích tiền tệ khác trong 15 năm qua đã tạo ra lãi suất thực thấp và âm, cũng như tăng trưởng nhanh chóng về cung tiền. Đây là những điều kiện lý tưởng cho bitcoin nói riêng và thúc đẩy sự bùng nổ của tiền điện tử nói chung.
Trong điều kiện vĩ mô chặt chẽ hơn, bitcoin ít có giá trị hơn. Trong điều kiện lỏng lẻo, bitcoin được định giá cao hơn.
4. Định giá bitcoin qua việc đo lường niềm tin của những người sở hữu bitcoin
Thực hiện một cách tiếp cận thiên về hành vi, chúng ta có thể đánh giá niềm tin cơ bản của những người sở hữu bitcoin dài hạn và ngắn hạn để định giá giá trị cho bitcoin. Tỷ lệ người nắm giữ dài hạn có xu hướng tăng trong thị trường giá xuống và giảm trong thị trường giá lên.
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ người sở hữu bitcoin dài hạn cho thấy việc định giá thấp hoặc quá mức
Nguồn: Glassnode và Sound Money
Điều này cho thấy bitcoin được định giá quá cao khi các nhà đầu cơ ngắn hạn nắm giữ nhiều nguồn cung hơn, và bị định giá thấp khi những người nắm giữ dài hạn chiếm ưu thế.
Những người đã quen với dòng tiền chiết khấu, tỷ lệ giá trên thu nhập và các số liệu truyền thống khác có thể thấy các phương pháp định giá bitcoin có phần xa lạ. Nhưng dù vậy, các phương pháp này vẫn cho chúng ta thấy lộ trình phát triển. Đầu ra và kết quả có thể khác nhau, nhưng không có gì ngạc nhiên khi ta biết chúng đến từ các công nghệ mới nổi và có khả năng biến đổi mạnh mẽ.
Những ý kiến mang hướng tiêu cực về bitcoin có thể có ý đúng. Bitcoin và tiền điện tử nói chung đều có thể kết thúc trong thất bại, với giá trị nội tại gần như bằng 0. Nhưng những người ủng hộ tiền điện tử cũng có thể đạt được điều gì đó, khi họ dự đoán bitcoin có tiềm năng trở thành tài sản dự trữ toàn cầu.
Không có nhiều loại tài sản gây ra nhiều ý kiến trái chiều như bitcoin. Khi ngành tài chính đào sâu hơn vào câu hỏi định giá tiền điện tử, chúng ta nên nhớ rằng báo in, động cơ hơi nước, internet và các công nghệ mang tính cách mạng khác luôn khó định giá, đặc biệt là trong giai đoạn sơ khai. Nhưng những đổi mới này cuối cùng đã làm thay đổi thế giới theo những cách mà ban đầu mọi người không thể tưởng tượng được. Tiền điện tử có thể tạo ra một cuộc cách mạng tương tự, hoặc không, và chúng ta cần phải theo dõi.
Rob Price