Liệu chúng ta đang bước vào một siêu chu kỳ hàng hóa?
Chi phí gia tăng trên mặt trận logistic, dự báo của Goldman Sachs về nhu cầu dầu thô ... Tất cả những điều đó có phải là dấu hiệu của một siêu chu kỳ hàng hóa?
Một số ngân hàng cho rằng chúng ta đang hướng tới một siêu chu kỳ tiếp theo của hàng hóa
Chắc chắn, sự phục hồi không ngừng của hàng hóa kể từ mức thấp nhất được thiết lập cuối năm ngoái xuất hiện như một sự lặp lại liên tục của sự tăng giá trong siêu chu kỳ gần nhất diễn ra đầu thế kỷ 21
Trong giai đoạn siêu chu kỳ đó, sự hỗ trợ xuất phát từ đồng đô la suy yếu. Tuy nhiên giá hàng hóa được thúc đẩy chủ yếu bởi nhu cầu không ngừng gia tăng của Trung Quốc và một niềm tin rằng Trung Quốc là cường quốc dẫn đầu, và các quốc gia khác trong nhóm BRICS sẽ chạy theo.
Siêu chu kỳ hàng hóa: Có hay không?
Giá quặng sắt, dầu và kim loại cơ bản (như đồng, nhôm và thiếc) đều tăng không ngừng do tâm lý risk-on trên toàn thị trường
Giá cả đã bị ảnh hưởng - hoặc được hưởng, tùy thuộc vào vị thế của bạn là nhà sản xuất hay người tiêu dùng - một sự tổng hòa của các yếu tố
Việc triển khai vắc-xin, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ như ở Ấn Độ và Brazil, giúp tỷ lệ nhiễm Covid-19 suy giảm trên toàn thế giới, từ đó thúc đẩy tâm lý tích cực của giới đầu tư, những người đặt cược vào lợi suất tăng
Thị trường logistic toàn cầu đang đẩy chi phí lên cao và tạo ra sự thiếu hụt trên nhiều chuỗi cung ứng. Điều đó càng khuyến khích việc nhập thêm hàng, biến tình trạng thiếu hụt trở thành một lời tiên tri tự ứng nghiệm và khoảng thời gian sản xuất bị kéo dài.
Trong khi đó Fed tiếp tục hỗ trợ lãi suất thấp, khuyến khích việc đi vay và không khuyến khích giới đầu tư nắm giữ tiền mặt.
Và đó là những điều kiện hoàn hảo để tạo nên một siêu chu kì hàng hóa, bạn có nghĩ vậy không?
Hoặc có thể không. Có thể những gì chúng ta đang chứng kiến chỉ là sự phục hồi so với mức thấp năm ngoái.
Phục hồi so với cùng kỳ
Chẳng hạn, giá nhôm đã chạm mức đỉnh kể từ tháng 4 năm 2018. Quặng sắt và đồng đã chạm mức đỉnh năm 2011. Trong khi đó giá dầu vẫn còn dư địa tăng so với mức đỉnh giai đoạn 2011 - 2014. Đó là dấu hiệu cho thấy thế giới đã thay đổi kể từ siêu chu kỳ gần nhất. Giá dầu có thể sẽ không bao giờ quay trở lại đỉnh cao như lần cuối cùng ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính. Thế giới đang ở trong một kế hoạch xanh mà chúng ta chưa từng thấy trước đây.
Thị trường hàng hóa và Trung Quốc
Ngay quốc gia đang gây ô nhiễm không khí Trung Quốc cũng đang nghiêm túc giải quyết vấn đề trên nhiều mặt, đáng chú ý nhất là một kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm không khí. Những tác động của nó được thể hiện bởi những hạn chế đối với sản lượng đầu ra của điện, xi măng, thép và nhôm.
Năm nay, với sự hỗ trợ từ những kích thích kinh tế năm 2020 của Trung Quốc, những hạn chế đó đã góp phần hỗ trợ cho giá kim loại. Nền kinh tế đã tiêu thụ cả những kim loại thô và kim loại tinh luyện. Tuy nhiên, ít ai mong đợi Trung Quốc sẽ đưa ra chiến lược tăng trưởng 2 con số trong tương lai.
Bắc Kinh đang tích cực kiềm chế nợ và thực hiện các bước để kiểm soát hoạt động cho vay, đặc biệt là lĩnh vực tài chính đen (shadow banking).
Tăng trưởng của Hoa Kỳ và sự phục hồi của giá dầu
Hoa Kỳ cũng đang phục hồi mạnh mẽ. Tăng trưởng GDP trong những tháng gần đây ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Nhưng đây là khoảng thời gian phục hồi. Khi chi tiêu chuyển từ nhà cửa và hàng hóa trắng sang dịch vụ và giải trí, nó sẽ trở nên ít thâm dụng kim loại hơn.
Chính sự gia tăng của các hoạt động như vậy đã là động lực thúc đẩy thị trường dầu mỏ và sản phẩm chưng cất trong những tuần gần đây. Nhu cầu du lịch qua đường hàng không đang tăng lên, nhấn mạnh lý do tại sao nhu cầu nhiên liệu máy bay đã tăng gần 20% trong tháng 4 so với tháng 3.
Tương tự như vậy, tồn kho xăng đã giảm xuống thấp hơn so với thời điểm này năm ngoái. Mặc dù chúng ta không nên đặt cược vào việc giá dầu giảm trong khi nhu cầu đang phục hồi mạnh mẽ và OPEC + đang cho thấy sản lượng hạn chế đáng kể, chúng ta cũng không nên cho rằng xu hướng hiện tại sẽ kéo dài đến giữa thập kỷ để hỗ trợ một siêu chu kỳ khác.
Điều đó không có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy sự gia tăng tiếp tục trong năm nay khi sự phục hồi tiếp tục.
Goldman Sachs dự đoán nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng mạnh nhất trong lịch sử, tăng 5.2 triệu thùng / ngày trong vòng sáu tháng tới. Điều đó chắc chắn có thể đẩy giá cao hơn.
Tuy nhiên, vào năm tới, sự phục hồi ở các thị trường phát triển sẽ hoàn tất trong khi đại dịch vẫn chưa biến mất. Sự đột biến và chậm triển khai tiêm chủng ở các thị trường đang phát triển lớn sẽ tiếp tục cản trở việc đi lại. Hơn nữa, việc không thực hiện được chi tiêu cho cơ sở hạ tầng ở Mỹ có thể làm suy giảm kỳ vọng của nhà đầu tư.
Chúng ta đang chứng kiến kinh tế thế giới phục hồi? Đúng.
Nó có dư địa kéo dài hơn không? Rất có thể.
Nhưng chúng ta đang chứng kiến một siêu chu kỳ khác? Nói một cách đơn giản, không.
Seeking Alpha