Liệu rằng đỉnh của lạm phát cũng sẽ đồng nghĩa với đáy của thị trường chứng khoán?
Trần Minh Khoa
Junior Analyst
Việc lạm phát dần hạ nhiệt có thể sẽ có tác động tích cực tới thị trường chứng khoán Mỹ
Kinh tế Mỹ hiện nay đã chậm lại một cách nhanh chóng và đang dần tiến đến suy thoái khi mà đã hai quý liên tiếp họ nhận được tăng trưởng âm. Điều này đã bắt nguồn khi mà Ngân hàng Trung ương Mỹ sử dụng những chính sách tiền tệ thắt chặt để đổi phó với lạm phát cao kỷ lục. Tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể sẽ giúp lạm phát hạ nhiệt và lợi suất TPCP giảm xuống, nhưng đó lại không nhất thiết là một dấu hiệu cho một chu kỳ tăng giá mới của thị trường chứng khoán. Ngược lại, đây lại chính là kịch bản trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.
Sự khác biệt lớn nhất giữa lúc đó và bây giờ chính là lạm phát rất cao của hiện tại. Vào tháng 12/2007, mức lạm phát chỉ có 4.1%. Trong khi đó thì lạm phát đã đạt tới mức 9.1% vào tháng 6/2022, nhiều hơn 4.5 lần so với mục tiêu của Fed đề ra. Điều đó có nghĩa là Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) sẽ còn phải tiếp tục cuộc đấu tranh với lạm phát trong một thời gian dài nữa.
Đây đã là một câu chuyện hoàn toàn khác nếu lãi suấtđiều hành của Fed ở quanh mức trung tính là 2.5% thay vì ở mức 1.58% hiện tại. Với CPI đạt 9,1% và bảng cân đối kế toán đạt 8,9 ngàn tỷ USD, Fed sẽ không thể ngó lơ lạm phát. cơ quan này sẽ muốn đưa lãi suất cho vay liên ngân hàng đạt mức 3.5-4.0% vào cuối năm nay.
Dù sao đi nữa thì đây cũng có lẽ là đỉnh của chỉ số CPI và việc lạm phát tăng chậm lại sẽ là một tin tuyệt vời cho thị trường chứng khoán miễn là nó không khiến cho tăng trưởng kinh tế phải sụt giảm. Hơn nữa việc Fed chậm lại hoặc thậm chí tạm dừng việc tăng lãi suất thì đó cũng không nhất thiết là một phương án tốt để chữa cháy cho tình thế hiện nay. Trong ba cuộc suy thoái gần nhất, Fed đã phải giảm mạnh lãi suất, thực hiện các chương trình Nới lỏng Định lượng với mục đích là kích thích tăng trưởng. Tuy vậy, có một nhược điểm khi sử dụng các chính sách tiền tệ trên là sẽ mất khá nhiều thời gian để nhận thấy được kết quả. Ví dụ là trong cuộc suy thoái gần nhất, khi dịch Covid bùng phát, thị trường chỉ hồi phục sau khi chính sách nới lỏng định lượng không giới hạn và chính sách lãi suất bằng không được triển khai.
Lạm phát trầm trọng được nhìn thấy trong báo cáo CPI của tháng 6 không chỉ nói lên sự gia tăng đột biến bất thường của giá thực phẩm và năng lượng. Chỉ số CPI cơ bản (dùng để đo thực phẩm và năng lượng) tăng 0.7% so với tháng trước, tốc độ này nhanh hơn mức của tháng trước và cao hơn 5.9% so với năm trước. Hơn nữa do thu nhập thực tế hàng giờ giảm 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái mà niềm tin của người tiêu dùng cũng bị giảm sút theo. Mặc dù vậy, với tốc độ tăng cung tiền M2 (tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn cộng với tiền gửi tiết kiệm) giảm và việc thu hẹp bảng cân đối kế toán của Fed sẽ khiến cho lạm phát tăng chậm hơn trong những tháng tới.
Quay lại với vấn đề chính, đúng là lạm phát và lợi suất trái phiếu có thể đang đạt đỉnh, nhưng không phải chỉ nhờ vào vậy mà ta có thể tự tin mua các loại cổ phiếu được.
Lãi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm chạm đỉnh ở mức 5.2%/năm vào tháng 7/2007 và chỉ vài tháng sau đó xảy cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Và mức đáy của lãi suất TPCP Mỹ chỉ xuất hiện vào cuối năm 2008.
Biên độ giữa đỉnh chu kỳ (tháng 7/2007) và đáy chu kỳ (tháng 12/2008) của chỉ số S&P 500 là 43%. Đó là bởi vì mức đỉnh của lợi suất trái phiếu không chỉ báo hiệu đỉnh của lạm phát. mà còn báo hiệu sự sụt giảm đáng kể của tăng trưởng và lợi nhuận của nền kinh tế. Mặc dù Fed vẫn còn có khả năng tăng lãi suất, lợi suất trái phiếu dài hạn và lạm phát rất có thể đã đạt đỉnh trong chu kỳ này. Dẫu vậy việc thị trường chứng khoán đã tạo đáy hay chưa lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Zerohedge