Lý do nào khiến lợi suất thực tiếp tục ngụp lặn trước áp lực từ lạm phát?

Lý do nào khiến lợi suất thực tiếp tục ngụp lặn trước áp lực từ lạm phát?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

23:33 23/11/2021

Về lý thuyết, xu hướng tăng của lạm phát nhiều khả năng sẽ gây áp lực tăng lên lợi suất thực do các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một mức đền bù tương xứng với mức tăng của lạm phát - điều đang không xảy ra lúc này

Tăng trưởng và lạm phát vẫn đang tiếp tục song hành
Tăng trưởng và lạm phát vẫn đang tiếp tục song hành

Lạm phát tăng trưởng, lợi suất thực và bẫy nợ

Hãy cùng nhìn vào biểu đồ dưới đây:

Tăng trưởng kinh tế Mỹ trong Quý 4 đang dần tiến tới mức 8% so với cùng kỳ năm trước theo như số liệu ước tính từ Ngân hàng dự trữ Liên bang Atlanta. Đây là mức tăng vọt so với mức 2% của Quý 3 và vượt lên trên tỷ lệ lạm phát. Jim Reid tới từ Deutsche Bank đã gọi môi trường kinh tế hiện tại là "lạm phát tăng trưởng", trái ngược với khái niệm lạm phát đình trệ. Tuy vậy, diễn biến lợi suất thực lại có vẻ như không đồng thuận với quan điểm trên.

Về lý thuyết, xu hướng tăng của lạm phát nhiều khả năng sẽ gây áp lực tăng lên lợi suất thực do các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một mức đền bù tương xứng với mức tăng của lạm phát. Tuy vậy, điều này đang không xảy ra lúc này. Để giải mã thêm câu hỏi trên, tôi đã so sánh mối quan hệ giữa lợi suất thực và lạm phát trong dài hạn thể hiện qua biểu đồ dưới đây

Đáng chú đó là lợi suất thực chạm đáy khi lạm phát tạo đỉnh vào năm 1970, 1974 và 1980. Mất một khoảng thời gian để sự biến động của lạm phát kéo lợi suất thực tăng theo sau đó vào đầu những năm 1980, khi mà lạm phát bắt đầu thoái trào. Có thể điều này đang được lặp lại khi xu hướng tăng của lợi suất thực sẽ theo sau lạm phát. Hàng thập kỷ dài với mức lạm phát thấp và ổn định đã khiến cho thị trường trái phiếu bớt lưu tâm tới phần bù rủi ro đối với lạm phát.

Tuy vậy, vẫn còn một cách giải thích khác cho diễn biến của lợi suất thực đó là chúng ta đang bị mắc kẹt trong một cái bẫy nợ. Quy mô nợ chồng chất khiến bất cứ sự tăng lên nào của lãi suất sẽ khiến cho chi phí lãi tăng lên chóng mặt, qua đó gây tổn hại tới nền kinh tế và gây áp lực giảm ngược lại đối với lãi suất.

Mặc dù giả thiết về bẫy nợ có thể không hoàn toàn chính xác, nó vẫn xứng đáng cần được lưu tâm. Có 2 kịch bản được đưa ra trong trường hợp lãi suất tăng trở lại. Thứ nhất, lãi suất tăng cao khiến giá tài sản sụp đổ và chặn đứng sự phục hồi của nền kinh tế và lạm phát cùng lúc. Thứ hai, lãi suất tăng vừa đủ để chặn đứng lạm phát và dần làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cá nhân tôi nghiêng về kịch bản đầu tiên khi 2 chu kỳ kinh tế gần nhất đều kết thúc bằng một sự sụp đổ của giá tài sản.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Đồng USD phục hồi mạnh mẽ: Các nhân tố kinh tế chính và Tác động của cuộc bầu cử Mỹ

Trái ngược với kỳ vọng về sự suy yếu trong giai đoạn đầu của chu kỳ cắt giảm lãi suất của Fed, cả USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đều phục hồi trở lại trong tháng 10. Điều này có thể do hai yếu tố chính. Thứ nhất, các chỉ số hoạt động kinh tế, lạm phát và thị trường lao động của Mỹ mạnh mẽ hơn dự kiến. Thứ hai, các nhà đầu tư bắt đầu định giá khả năng chiến thắng cao hơn của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang diễn ra.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 11: Đếm ngược tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Việc thị trường tiền điện tử hoạt động 24/7 mang lại lợi thế cho các nhà giao dịch, do thị trường tài chính truyền thống ở Mỹ sẽ đóng cửa trong quá trình kiểm phiếu lần đầu. Mặc dù tính chất này của thị trường truyền thống hạn chế đi sự rủi ro, nhưng nó cũng hạn chế đi cơ hội sinh lời bởi thị trường có thể biến động mạnh theo kết quả của cuộc bầu cử.
Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các kịch bản lãi suất trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Mỹ: Nhà đầu tư cần lưu ý điều gì?

Không khí căng thẳng đang lên đến đỉnh điểm trước thềm công bố kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Để phân tích chuyên sâu về diễn biến thị trường lãi suất dưới kịch bản Trump hoặc Harris đắc cử, chúng ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng triết lý chính sách đặc trưng của mỗi ứng viên, cùng những ảnh hưởng tiềm tàng đến ba trụ cột: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và chính sách tài khóa.
Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Tỷ giá EUR/USD đối mặt với rủi ro giảm trước các sự kiện quan trọng

Sự không chắc chắn của cuộc bầu cử Mỹ tiếp tục gây ảnh hưởng đáng kể lên các loại tài sản. Trong bài viết này, chúng tôi phân tích phản ứng tiềm năng của tỷ giá EUR/USD dưới các kịch bản bầu cử khác nhau. Trước cuộc bầu cử, thị trường sẽ có nhiều thông tin để giao dịch với một loạt dữ liệu thị trường lao động của Hoa Kỳ được công bố trong tuần này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ